Thực trạng chấp hành dự toán chi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Trang 62 - 69)

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng

3.2.3. Thực trạng chấp hành dự toán chi

Trên cơ sở dự toán chi cả năm đƣợc giao và yêu cầu chi của nhiệm vụ chi thực tế, các ĐVSN trực thuộc Tổng cục tiến hành lập dự án chi tiết về mục tiêu, nhiệm vụ, thiết kế - kỹ thuật giải pháp công nghệ, nội dung khối lƣợng công việc, tiến độ thực hiện, sản phẩm của dự án chuyên môn và dự toán kinh phí trình Tổng cục, hoặc Bộ phê duyệt trƣớc khi thực hiện.

Thẩm quyền phê duyệt đƣợc quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, cụ thể nhƣ sau:

- Đối với các dự án, đề án, nhiệm vụ chuyên môn đã có định mức kinh tế kỹ thuật: Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam đƣợc phê duyệt dự án, dự toán nhiệm vụ chuyên môn có giá trị đến 20 tỷ đồng cho các ĐVSN thuộc Tổng cục. Các ĐVSN thuộc Tổng cục đƣợc tự phê duyệt các dự án, dự toán nhiệm vụ chuyên môn có giá trị đến 1 tỷ đồng.

- Đối với các dự án, nhiệm vụ chuyên môn hoặc các hạng mục công việc chƣa có định mức kinh tế, kỹ thuật: Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam đƣợc phê duyệt dự án, dự toán nhiệm vụ chuyên môn có giá trị đến 3 tỷ đồng.

Còn lại các dự án khác có giá trị lớn hơn do Bộ, hoặc Chính phủ phê duyệt. Đứng ở góc độ đơn vị dự toán cấp II là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, kinh phí từ các nguồn sự nghiệp chủ yếu đều là dự toán chi không thƣờng xuyên (trừ chi thƣờng xuyên của Trung tâm Hải văn) cho các ĐVSN trực thuộc và cụ thể đến tên từng đề án nhiệm vụ, giá trị dự toán chi theo từng năm. Theo quy định, đây là hình thức giao nhiệm vụ cho các ĐVSN thuộc Tổng cục và kinh phí nằm ở đơn vị sử dụng ngân sách, bắt buộc các đơn vị phải thực hiện đúng theo yêu cầu và không đƣợc thực hiện chế độ tự chủ đối với nguồn này.

Bảng 3.3: Tình hình thực hiện dự toán chi các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán Thực hiện % Thực hiện so với Dự toán Dự toán Thực hiện % Thực hiện so với Dự toán Dự toán Thực hiện % Thực hiện so với Dự toán Tổng chi Ngân sách Nhà nƣớc 135.912 135.563 99% 173.070 113.841 66% 250.082 241.567 97%

1 Chi Sự nghiệp Kinh tế 118.023 117.894 99% 158.007 98.862 63% 229.702 221.187 98%

2 Chi Sự nghiệp Khoa học 10.289 10.198 99% 10.513 10.473 100% 12.572 12.572 100%

3 Chi Sự nghiệp Môi trƣờng 7.600 7.471 98% 4.550 4.506 99% 7.808 7.808 100%

* Về thực trạng chấp hành dự toán chi sự nghiệp kinh tế:

- Ƣu điểm: các dự án, nhiệm vụ của sự nghiệp kinh tế lĩnh vực Biển và hải đảo đều đƣợc phê duyệt chi tiết, cụ thể trƣớc khi thực hiện, do đó các đơn vị có cơ sở để bám sát vào khối lƣợng công việc đã đƣợc giao. Đối với các nhiệm vụ, dự án trắc địa bản đồ biển và địa chất khoáng sản biển đều có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá tƣơng đối hoàn chính, nên từng hạng mục công việc tiến hành, thi công đều có quy chuẩn rõ ràng, tƣơng ứng với các phần việc đó đều có quá trình hoàn thiện hóa đơn chứng từ, đảm bảo tiến độ giải ngân kinh phí tƣơng ứng với các công việc đã đƣợc triển khai, tạo điều kiện cho các ĐVSN chấp hành tốt dự toán đã đƣợc giao. Dự toán đƣợc phê duyệt đúng thẩm quyền và kịp thời gian triển khai dự án.

- Nhƣợc điểm: do hạn chế trong khâu lập dự toán ở trên nên nhiều dự án thuộc lĩnh vực đã đƣợc phê duyệt nhƣng do nhu cầu của các ĐVSN lớn hơn khả năng NSNN có thể cấp nên có nhiều dự án không đƣợc cấp đủ số vốn đã đƣợc phê duyệt. Dẫn đến việc phải dãn tiến độ các dự án, nhiều dự án bị dãn ra nhiều năm, gây ảnh hƣởng rất nhiều về sản phẩm của dự án cũng nhƣ tính cầp thiết của dự án. Ngoài ra mỗi lần nhà nƣớc thay đổi chính sách nhƣ thay đổi lƣơng cơ bản dẫn đến thay đổi về đơn giá bắt buộc các dự án phải tính toán lại dự toán đã đƣợc phê duyệt, việc phê duyệt điều chỉnh dự toán rất phức tạp và gây gánh nặng hơn cho NSNN. Các ĐVSN thuộc Tổng cục lại phân bổ rộng, điều kiện thi công trên biển phụ thuộc lớn vào thời tiết nên việc đi lại khó khăn, việc bám sát tiến độ thực hiện, giải ngân cũng bị ảnh hƣởng rất nhiều, dẫn đến việc tổng hợp chung của cả Tổng cục trong mỗi lần điều chỉnh chung cũng gặp khó khăn trong việc điều chỉnh dự toán sao cho kịp thời và hợp lý giữa các ĐVSN, các dự án từ nơi thừa sang nơi thiếu.

* Về thực trạng chấp hành dự toán chi sự nghiệp khoa học của các ĐVSN thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam:

- Ƣu điểm: các hạng mục công việc nhiệm vụ, đề tài thuộc nguồn vốn sự nghiệp khoa học có sản phẩm chủ yếu là các chuyên đề nghiên cứu, đối với từng chuyên đề đã có cách phân loại và định mức đơn giá cụ thể, do đó sản phẩm của các đề tài là tƣơng đối gọn, dễ kiểm soát và hoàn thiện. Các hạng mục khác nhƣ chi phí

cho việc điều tra, khảo sát, công tác phí đã đƣợc quy định cụ thể. Do đó việc chấp hành dự toán chi của các ĐVSN đối với các nhiệm vụ thuộc nguồn này là tƣơng đối dễ dàng, giải ngân theo đúng tiến độ.

- Nhƣợc điểm: do số lƣợng các chuyên đề trong đề tài là tƣơng đối nhiều, sản phẩm nghiên cứu của mỗi chuyên đề khó có sự thể hiện rõ nét nên việc kiểm soát chất lƣợng các chuyên đề gặp nhiều khó khăn. Việc không kiểm soát tốt chất lƣợng các chuyên đề có thể dẫn đến việc làm chống đối đối với từng hạng mục, nội dung các chuyên đề không cung cấp đầy đủ thông tin, luận cứ để đi đến sản phẩm cuối cùng, các nội dung trong chuyên đề có thể đƣợc cóp nhặt, chồng chéo gây ảnh hƣởng rất nhiều đến khâu quyết toán cũng nhƣ nghiệm thu sản phẩm.

* Về thực trạng chấp hành dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng :

- Ƣu điểm của việc khai thác quản lý nguồn sự nghiệp môi trƣờng là: các dự án thuộc lĩnh vực sự nghiệp môi trƣờng hiện nay chƣa có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá hoàn thiện, nên các hạng mục công việc trong dự án thuộc nguồn này chủ yếu đƣợc phê duyệt dựa trên tiền công nhóm, các chuyên đề tập trung ở các khoản chi phí nhƣ: lập đề cƣơng, hội thảo, chi phí trực tiếp, chi phí cho việc điều tra, tổng hợp phân tích đánh giá các thông tin thu thập đƣợc nên việc triển khai dự án tƣơng đối dễ dàng, thuận tiện cho việc hoàn thiện sản phẩm, hóa đơn chứng từ.

- Nhƣợc điểm của việc chấp hành dự toán của các ĐVSN đối với nguồn sự nghiệp môi trƣờng: do hệ thống định mức chƣa hoàn thiện, nên các hạng mục khó có sự kiểm soát một cách chặt chẽ đối với chất lƣợng của từng hạng mục, dễ dẫn đến tình trạng hóa đơn chứng từ không chặt chẽ, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng dự án cũng nhƣ quyết toán dự án về sau.

* Kết quả và sử dụng kết quả hoạt động tài chính: Với việc trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các ĐVSN trực thuộc Tổng cục, các đơn vị đã chủ động thực hiện dự toán ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ các hoạt động dịch vụ của các đơn vị, đảm bảo tiết kiệm chi phí và hoàn thành các nhiệm vụ đã đƣợc giao, đồng thời tạo đƣợc chênh lệch thu để trích lập các quỹ và trả tiền lƣơng tăng thêm cho các cán bộ công nhân viên.

Bảng 3.4: Kết quả và sử dụng kết quả hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Đơn vị

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thu trong năm Chi trong năm Chênh lệch thu chi Trích quỹ Thu trong năm Chi trong năm Chênh lệch thu chi Trích quỹ Thu trong năm Chi trong năm Chênh lệch thu chi Trích quỹ 1

Trung tâm Quy

hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc

8.343 8.219 124 99 3.116 3.116 - - 6.170 5.614 555 455

2 Trung tâm Trắc địa

bản đồ biển 127.408 108.461 18.947 14.285 147.275 120.461 26.814 20.923 291.605 285.772 5.832 5.366

3 Trung tâm Hải văn 1.481 1.478 3 2 5.894 5.869 25 19 11.670 8.052 3.618 3.220

4

Trung tâm Điều tra Tài nguyên và Môi trƣờng biển

37.374 37.316 58 49 116.211 113.309 2.902 2.406 230.098 213.991 16.107 12.402

5

TT Đào tạo và Truyền thông biển, hải đảo

9.090 9.079 11 9 - - - - 9.158 6.594 2.564 2.333

6

Trung tâm Quy

hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải phía Nam

18.864 18.059 805 738 19.046 18.662 384 307 37.711 34.317 3.394 2.749

7 TT Thông tin dữ liệu

biển và hải đảo 1.266 1.262 4 3 788 785 3 2 1.560 1.554 6 5

Việc sử dụng kết quả hoạt động tài chính, các ĐVSN thực hiện nhƣ sau: Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thƣờng xuyên và nhiệm vụ nhà nƣớc đặt hàng), đơn vị đƣợc sử dụng theo trình tự nhƣ sau: Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. Trích lập Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai Quỹ không quá 3 tháng tiền lƣơng, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm. Riêng việc chi trả tiền lƣơng tăng thêm các ĐVSN thuộc Tổng cục đƣợc quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Đối với hoạt động dịch vụ hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định; phần kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động dịch vụ các ĐVSN thực hiện: trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động, chi khen thƣởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị; chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho ngƣời lao động, kể cả các trƣờng hợp nghỉ hƣu, nghỉ mất sức trong năm; chi thêm cho ngƣời lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế; chi tăng cƣờng cơ sở vật chất của đơn vị; trƣờng hợp đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động. Căn cứ quy định trên đây, mức cụ thể đối với các khoản chi và trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập do Thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Qua bảng số liệu có thể thấy hầu hết các ĐVSN đều có chênh lệch thu chi trong năm và đều thực hiện trích lập các Quỹ và trả tiền lƣơng tăng thêm cho cán bộ công nhân viên đúng theo quy định. Điều này góp phần khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho ngƣời lao

động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc.

Tuy nhiên, có thể thấy mức thu trong năm của các đơn vị không đều giữa các ĐVSN thuộc Tổng cục. Tổng thu năm 2016 tăng hơn 200% so với năm 2015, nhƣng tiết kiệm thu chi chỉ tăng 111.8% và trích lập các quỹ, chi tiền lƣơng tăng thêm 118%. Điều đó chứng tỏ mặc dù tổng thu tuy tăng nhiều, nhƣng việc tiết kiệm chi tiêu các đơn vị vẫn chƣa có giải pháp cụ thể trong sản xuất để tăng cƣờng tiết kiệm chi, chi phí để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, dịch vụ vẫn lớn nên phần tiết kiệm đƣợc tăng không đáng kể so với tổng thu trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)