2.4 .Phƣơng pháp case study
3.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Exinbank chi nhánh Hà Nộ
3.2.3. Rủi ro đối với phương thức tín dụng chứng từ
tín dụng nhưng đối với hợp đồng mua bán qua tay ba thì người bán và người thụ hưởng thư tín dụng khác nhau. Sai sót xảy ra khi nhân viên Eximbank Hà Nội chưa hiểu hợp đồng mua bán tay ba nên đã hướng dẫn khách hàng của mình mở thư tín dụng sai tên người thụ hưởng. Điều này khiến cho Eximbank Hà Nội không thu được phí của khách hàng và đồng thời phải xin lỗi khách hàng vì sai sót từ phía ngân hàng.
Ví dụ 4:
Công ty Việt Ba yêu cầu Eximbank Hà Nội phát hành thư tín dụng chuyển nhượng trả ngay trị giá USD 20,000 với điều kiện giao hàng CIF Hai Phong port, VietNam Incoterms 2000. Sau khi Eximbank Hà Nội phát hành thư tín dụng và thông báo cho ngân hàng của người bán thì nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo là người bán không thể thực hiện giao hàng. Kế đó, công ty Việt Ba khiếu nại Eximbank Hà Nội khách hàng của họ vẫn chưa nhận được thông báo thư tín dụng nên chưa thể giao hàng. Sau khi Eximbank Hà Nội kiểm tra đơn đề nghị mở thư tín dụng và hợp đồng thì phát hiện sai tên người thụ hưởng. Bởi vì đây là hợp đồng ký tay ba nên người thụ hưởng trong thư tín dụng không phải là người bán ký kết hợp đồng và hợp đồng không thể hiện ngân hàng chuyển nhượng.
Kết quả: Khách hàng bổ sung thêm ngân hàng chuyển nhượng trong hợp đồng. Eximbank phải sửa đổi thư tín dụng mà không được thu phí của khách hàng vì đây là lỗi của mình.
Khi Eximbank Hà Nội là Ngân hàng thông báo(NHTB)
Theo điều 7 UCP500 (điều 9 UCP 600) thì “ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo. Khi ngân hàng không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH không chậm trễ”. Đây là một trong những trách nhiệm rất quan trọng của NHTB. Nếu thư tín dụng là giả mạo thì NHPH hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ NHPH. Rủi ro gặp phải khi ngân hàng không thể phát hiện được tính chân thật của L/C hoặc tư vấn không đầy đủ về những điều khoản bất lợi xảy ra cho khách hàng. Rất may Eximbank đã không gặp phải các rủi ro này.
Ví dụ 5:
Chi nhánh Ngân hàng Eximbank Hà Nội nhận được một L/C trị giá USD 1,057,000.00 phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ cho người hưởng lợi là công ty XNK gạo. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Bank of New York, Hongkong. Tuy nhiên, ngân hàng này thông báo là không cung cấp số testkey đó và đề nghị Ngân hàng Eximbank Hà Nội xác nhận lại với NHPH. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C để xuất hàng nên giục ngân hàng Eximbank Hà Nội thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính xác thực của bức điện, Ngân hàng Eximbank Hà Nội đã từ chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện ra người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may họ chưa giao hàng.
Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng. Trong bất cứ hình thức giả mạo nào, cam kết của NHPH đều không có hiệu lực, và rủi ro đối với nhà xuất khẩu chắc chắn xảy ra nếu không phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, bằng các nghiệp vụ của mình, Ngân hàng Eximbank Hà Nội với vai trò là Ngân hàng thông báo phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng để tránh sự giả mạo. Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thực thông qua chữ ký trên thư tín dụng (kiểm tra chữ ký ủy quyền nếu phát hành bằng thư), bằng mã khóa (testkey nếu phát hành bằng telex,…) hoặc bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thực (nếu phát hành bằng SWIFT). Nếu ngân hàng đã sử dụng các giải pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác định được tính chân thực bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH và từ chối thông báo cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của L/C đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưng không đòi được tiền do L/C giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu NHTB phải bồi thường. Rủi ro của NHTB lúc này không chỉ cho chính lô hàng bị mất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động TTQT.
nhở khách hàng kiểm tra nội dung của L/C so với hợp đồng ngoại thương. Bởi vì, L/C được phát hành trên cơ sở nội dung của hợp đồng ngoai thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, tuy nhiên khi đã được phát hành, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Cam kết của NHPH dựa trên L/C, không liên quan đến hợp đồng kinh tế. Do vậy, nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng những điều khoản của L/C phản ánh trung thực trách nhiệm và quyền hạn của mình đã thỏa thuân trong hợp đồng. Nếu phát hiện ra những điều khoản bất lợi, mâu thuẫn với hợp đồng, những qui định không rõ ràng thì nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng sửa đổi L/C rồi mới giao hàng. Đây là một vấn đề đơn giản nhưng các khách hàng xuất khẩu của Ngân hàng Eximbank Hà Nội thường xuyên bỏ qua, cho đến khi giao hàng xong và xuất trình chứng từ để đòi tiền thì ngân hàng mới phát hiện ra bất đồng, do L/C qui định không giống như hợp đồng đã ký. Thời điểm đó đã quá muộn để yêu cầu làm sửa đổi L/C và nhà xuất khẩu phải chấp nhận rủi ro khi đòi tiền bằng bộ chứng từ có bất đồng.
Khi Eximbank Hà Nội là Ngân hàng chiết khấu
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng có những điều khoản sai với thông lệ quốc tế dẫn tới bộ chứng từ không hợp lệ. Ở vị thế ngân hàng chiết khấu Eximbank Hà Nội hoàn toàn ở thế bị động trong việc xuất trình bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của thư tín dụng. Vì vậy, Eximbank Hà Nội sẽ gặp phải rủi ro không thu được tiền hàng hoặc bị khấu trừ những khoản phí bất hợp lệ và bị khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ.
Ví dụ 6:
Ngày 25 tháng 06 năm 2011, Eximbank Hà Nội có nhận được bộ chứng từ xuất trình theo phương thức tín dụng chứng từ của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạch An xuất khẩu gạo trị giá 550,000 USD. Khi Eximbank Hà Nội kiểm tra chứng từ phát hiện bộ chứng từ bất hợp lệ do thư tín dụng có điều khoản không thể thực hiện được “Vận đơn đường biển lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và ghi cước phí trả trước (freight prepaid)”. Trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB Hai Phong port, Incoterms 2000 nên hàng tàu phát hành vận đơn thể hiện “freight
collect”. Do đó, Eximbank Hà Nội đã đề nghị Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An thông báo người nhập khẩu sửa đổi thư tín dụng trước khi giao hàng để ngân hàng phát hành không thể từ chối thanh toán. Tuy nhiên, 4 ngày sau Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạch An thông báo người nhập khẩu từ chối sửa đổi thư tín dụng, yêu cầu gửi chứng từ gấp nếu không sẽ từ chối nhận hàng và Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạch An phải bồi thường hợp đồng do giao hàng trễ. Vì vậy, Công Ty THH xuất nhập Tân Thạch An yêu cầu Eximbank Hà Nội gửi chứng từ đòi tiền nhưng phải lập văn bản gửi Eximbank với điều khoản “bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị Eximbank gửi chứng từ. Công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu bộ chứng từ xuất trình bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán.
Kết quả: Mặc dù người nhập khẩu đồng ý thanh toán nhưng ngân hàng phát hành khấu trừ phí bất hợp lệ 100 USD. Eximbank Hà Nội hoàn toàn ở thế bị động khi không thể xuất trình được bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của thư tín dụng. Đối với trường hợp như vậy, quyền chủ động thanh toán nằm trong tay của ngân hàng phát hành chứ không phải Eximbank Hà Nội. Tuy nhiên, rủi ro như vậy có thể bị loại trừ nếu trược khi thư tín dụng được phát hành, Eximbank Hà Nội tư vấn cho khách hàng những điều khoản này gây bất lợi khi xuất trình bộ chứng từ.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và Eximbank Hà Nội nói riêng luôn phải đối đầu với rất nhiều rủi ro khác trong các phương thức TTQT như rủi ro tác nghiệp, rủi ro chiến lược, rủi ro từ hệ thống hỗ trợ (công nghệ thông tin, đường truyền…). Trong nhập khẩu, các nhà nhập khẩu Việt Nam thường bị ép thanh toán ứng trước trị giá hợp đồng, hoặc trong việc mở L/C bất lợi cho mình, khiến việc nhận hàng chậm trễ, chứng từ xuất trình sơ sài…; chấp nhận thanh toán bộ chứng từ không có chứng từ gốc dễ dần đến việc đòi tiền trên bộ chứng từ khác có chứng từ gốc; nhà nhập khẩu nhận hàng dưới dạng bảo lãnh nhận hàng do Eximbank phát hành. Trong xuất khẩu, thời hạn xuất trình quá ngắn, không đảm bảo việc xuất trình dễ bị việc cớ để trả chứng từ không thanh toán; chọn phương
thức thanh toàn không phù hợp gây nhiều rủi ro; kỹ năng đàm phán yếu kém, kiến thức mập mờ nên ký hợp đồng không rõ ràng và bất lợi…
Bên cạnh đó, một trong những rủi ro được quan tâm hiện nay liên quan đến thanh toán quốc tế là rủi ro trong kiện tụng thực hiên vi phạm hợp đồng: Biện pháp khởi kiện bên vi phạm hợp đồng hiện rất khó khăn và tốn kém vì những vấn đề nan giải như: Khi khởi kiện bên mua hàng để thu hồi nợ chưa được thanh toán thì sẽ áp dụng luật pháp của nước người mua, luật của nước người bán hay luật của một nước thứ ba? Vụ kiện sẽ được xử ở đâu. Ngay cả khi vụ kiện được xử ở một nước khác không phải tại nước người mua và người mua bị xử thua kiện thì cũng có khả năng bản án cũng không được người mua thi hành. Ngoài ra, việc khởi kiện tại một tòa án ở nước ngoài là một vấn đề tốn thời gian và tốn kém cho bên bán. Vấn đề đặt ra là cần có một giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong kiện tụng thực hiện vi phạm hợp đồng.