Áp dụng quy định mới về tiêu chuẩn quan hệ đại lý trong thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng EXIMBANK - Chi nhánh Hà Nội (Trang 69 - 71)

2.4 .Phƣơng pháp case study

3.4. Biện pháp phòng chống rủi ro thanh toán quốc tế mà Eximbank chi nhánh

3.4.1.1. Áp dụng quy định mới về tiêu chuẩn quan hệ đại lý trong thanh toán

Thực hiện quyết định 2461/2013/EIB/QĐ-TGĐ ngày 29/07/2013 của Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Eximbank chi nhánh Hà Nội chỉ thiết lập quan hệ đại lý với những ngân hàng lớn, có uy tín, có nhu cầu giao dịch nghiệp vụ thực sự, không phải là ngân hàng vỏ bọc (shell Bank); Không thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng danh sách cấm vận, danh sách cảnh bảo của tổ chức Liên Hợp Quốc (UN), danh sách các đối tượng bị chỉ định trừng phạt đặc biệt của Mỹ (OFAC) và danh sách do các Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định; Việc thiết lập quan hệ đại lý với các Ngân hàng thuộc danh sách cảnh bảo hoặc cấm vận của các tổ chức, quốc gia khác sẽ do Ban Tổng giám đốc xem xét, quyết định; Việc phát triển duy trì quan hệ đại lý được thực hiện theo nguyên tắc: quan hệ đại lý thiết lập theo dõi, sử dụng thường xuyên, hiệu quả cho hoạt động của Eximbank Hà Nội, doanh số giao dịch được duy trì, ngân hàng đại lý cung cấp các hỗ trợ cho Eximbank Hà Nội về mặt hạn mức, đào tạo...; Xem xét hủy

không tiếp tục đáp ứng các chỉ tiêu áp dụng cho việc thiết lập quan hệ, hoặc việc duy trì quan hệ đại lý như vậy có khả năng gây thiệt hại về tài chính và uy tín đến Eximbank chi nhánh Hà Nội.

3.4.1.2. Tuân thủ quy trình kiểm soát rủi ro mới của Hội Sở

Ngày 07/02/2014 Eximbank ra Quyết định số 616-2014/EIB/TB-TTQT HS về việc quy định thẩm quyền kiểm tra bộ chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh trong công tác phát triển mảng dịch vụ thanh toán quốc tế. Theo đó Eximbank Hà Nội được phép thẩm định bộ chứng từ trị giá tối đa là 700.000 USD. Khi gặp những bộ chứng từ có trị giá lớn hơn thì Eximbank Hà Nội phải thực hiện chuyển bộ chứng từ lên Sở Giao Dịch 1 để tiến hành thẩm định và kiểm tra.

Sơ đồ 3.1 Quy trình gửi bộ chứng từ để kiểm tra tại Hội Sở

(1): - Chi nhánh nhận chứng từ chiết khấu từ khách hàng - Kiểm tra số lượng, nội dung chứng từ

(2) - Scan chứng từ và gửi qua hệ thống S-Office Thanh Toán Quốc Tế (S-Office TTQT) cho Phòng TTQT Hội Sở

(3): - Phòng TTQT Hội Sở tiếp nhận và kiểm tra chứng từ

- Scan chứng từ và gửi qua S-Office TTQT các chứng từ có sai sót để chi nhánh chỉnh sửa (2) (1) (4b) Khách hàng Phòng TTQT HS Chi nhánh (3) (4a)) (5) (6)

(4): (a) Chi nhánh liên hệ khách hàng chỉnh sửa chứng từ (nếu có)

(b) Phòng TTQT Hội Sở liên hệ trực tiếp khách hàng để tư vấn (trong trường hợp cần thiết)

(5): - Phòng TTQT Hội Sở scan và gửi “Giấy xác nhận tình trạng bộ chứng từ” có xác nhận đã kiểm tra.

(6): - Chi nhánh chiết khấu chứng từ cho khách hàng

- Chi nhánh gửi chứng từ đòi tiền ngân hàng nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng EXIMBANK - Chi nhánh Hà Nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)