Một vài học thuyết về quản lý nguồn nhân lực [8, tr.160]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH máy tính an hùng (Trang 27 - 30)

1.2.1 .Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp

1.2.3. Một vài học thuyết về quản lý nguồn nhân lực [8, tr.160]

Mỗi tổ chức đối xử với ngƣời lao động theo một cách riêng của mình tuỳ thuộc vào triết lý về quản trị nhân sự của bộ phận quản lý doanh nghiệp. Chúng ta có thể hiểu triết lý quản trị nguồn nhân lực là những tƣ tƣởng, quan điểm của ngƣời lãnh đạo cao cấp về cách thức quản lý con ngƣời trong tổ chức. Từ đó mà tổ chức đề ra các biện pháp, chính sách về quản trị nguồn nhân lực và chính các biện pháp, chính sách đó sẽ có tác dụng nhất định tới hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Triết lý quản trị nhân lực trƣớc hết phụ thuộc vào các quan niệm về các yếu tố con ngƣời trong lao động sản xuất.

Trên thế giới đã xuất hiện các trƣờng phái quản lý con ngƣời trong các doanh nghiệp khác nhau. Mỗi trƣờng phái đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm trong quan điểm, chính sách, biện pháp quản lý con ngƣời. Tuy nhiên, có chỗ lại

bổ sung cho nhau. Nếu nghiên cứu kỹ từng trƣờng phái, ta đều có thể khai thác, sử dụng vào quản lý con ngƣời trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.

* Trƣờng phái cổ điển (tổ chức lao động):

Ngƣời đứng đầu trƣờng phái này là Federich Taylor (1856-1915), một kỹ sƣ ngƣời Mỹ. Ngoài ra, còn có H.Fayol, Ganh, Gilbreth và một số ngƣời khác. “Con ngƣời đƣợc coi nhƣ một công cụ lao động” – Quan niệm này lƣu hành rộng rãi vào cuối thế kỷ XIX khi các chủ doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận tối đa đã kéo dài thời gian lao động trong ngày có khi tới 16 giờ.

Trường phái này có quan điểm về người lao động như sau:

- Đa số con ngƣời bản chất không muốn làm việc - Cái họ làm không quan trọng bằng cái họ kiếm đƣợc.

- Ít ngƣời có thể làm và muốn làm một công việc đòi hỏi sự sáng tạo, tự quản lý và tự kiểm tra.

* Trƣờng phái tâm lý - xã hội (các mối quan hệ con ngƣời)

Thuộc trƣờng phái này gồm có: Argyris, Mac Gregen, Likeet, Maier, Lewin, Eltin Mayo, Kogers, Maslon,… Quan niệm này do các nhà tâm lý xã hội học ở các nƣớc tƣ bản công nghiệp phát triển. Đại diện cho quan niệm này là Elton Mayo. Họ nhận thấy các quan niệm trƣớc chỉ quan tâm đến việc khai thác con ngƣời mà không chú ý đến các qui luật chi phối thái độ cƣ xử của của con ngƣời khi họ làm việc. Quan niệm này lƣu ý các nhà quản lý phải tạo ra một bầu không khí tốt, dân chủ, thông tin cho những ngƣời giúp việc và lắng nghe ý kiến của họ.

Quan điểm của trường phái này về con người như sau:

- Con ngƣời muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng.

- Con ngƣời muốn đƣợc hoà nhập với tập thể và đƣợc nhìn nhận nhƣ những con ngƣời.

- Những nhu cầu trên còn quan trọng hơn tiền. Nhà quản lý cần thấy điều đó nếu muốn động viên, khuyến khích con ngƣời làm việc.

* Trƣờng phái hiện đại (khai thác tiềm năng con ngƣời)

Trƣờng phái này bao gồm: Drucker, Chandler, Lawernce, Lorscho, Woodward, Mitnzberg, Simson, Bennis, Beekhard,…

Quan điểm của trường phái này về người lao động như sau:

- Bản chất con ngƣời không phải không muốn làm việc. Họ muốn góp phần thực hiện các mục tiêu mà bản thân họ cũng tham gia vào việc đề ra các mục tiêu đó.

- Đa số con ngƣời có khả năng sáng tạo, tự quản, có trách nhiệm, tự kiểm tra. Những khả năng đó cao hơn những yêu cầu mà vị trí của họ hiện đang đòi hỏi.

Từ những trƣờng phái quản trị nhân sự đã nêu chúng ta thấy công tác quản lý nhân sự cần hết sức linh hoạt. Do chủ thể và khách thể quản lý có sự tƣơng đƣơng về nhiều mặt, cùng là con ngƣời với nhau do đó tất yếu nảy sinh những vấn đề lớn hơn giữa con ngƣời với máy móc thiết bị. Do đó, không thể dập khuôn máy móc, cứng nhắc một học thuyết quản lý nhân sự vào bất cứ một tổ chức nào.

Khi xem xét, xây dựng các chính sách quản lý con ngƣời cần thiết phải làm thế nào để có thể kết hợp các ƣu điểm của các trƣờng phái và sử dụng các ƣu điểm đó một cách có chọn lọc phù hợp với thời gian, địa điểm và đặc điểm của tổ chức.

Do vậy, trong quản lý lao động ngƣời ta thƣờng áp dụng cả ba trƣờng phái. Tuỳ theo từng điều kiện mà sử dụng các nguyên tắc quản lý một cách có chọn lọc. Tuy nhiên, khi hoạch định chính sách quản lý con ngƣời cần phải quan tâm đầy đủ những điểm sau:

- Tôn trọng và quý mến con ngƣời lao động.

- Tạo ra những điều kiện để con ngƣời làm việc có năng suất lao động cao, đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Quan tâm đến những nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần đặc biệt là quan tâm đến những nhu cầu về mặt tâm lý – xã hội con ngƣời.

- Làm cho con ngƣời ngày càng có giá trị trong xã hội.

- Thấy rõ đƣợc các mối quan hệ tác động qua lại giữa kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội khi giải quyết các vấn đề liên quan đến con ngƣời.

- Quản lý con ngƣời một cách văn minh, nhân đạo, làm cho con ngƣời ngày càng có hạnh phúc trong lao động và trong cuộc sống.

Đó là những điểm không dễ dàng thực hiện nhƣng vẫn là những đòi hỏi đối với các nhà quản lý doanh nghiệp trong thời đại ngày nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH máy tính an hùng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)