Chỉ tiêu pH Hàm lượng đường khử và đường tổng số Hàm lượng acid tổng số Hàm lượng vitamin C Hàm lượng betacyanin tổng số Tổng hàm lượng chất khô hòa tan
Ghi chú “−¿” không thể hiện được giá trị.
Chất lượng vi sinh của sản phẩm được đánh giá dựa trên quy định số 46/2007/QĐ - BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” của Bộ Y Tế ban hành ngày 19/12/2007 được trình bày ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩmChỉ tiêu Chỉ tiêu Tổng số bào tử nấm men – nấm mốc Tổng số vi sinh vật hiếu khí Coliforms E.coli Cl. Perfringens S.aureus Streptococci faecal (số 46/2007/QĐ-BYT).
Sản phẩm được gửi mẫu kiểm tra một số chỉ tiêu vi sinh tại Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6, địa chỉ: 386 Cách mạng tháng 8, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ và Vinacert – Control, địa chỉ: F2 – 63, đường số 6, khu dân cư 586, Phú Thứ, Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.3.3.1 Phương pháp phân tích
Xác định thành phần khối lượng: dùng cân điện tử hai số và cân phân tích bốn số. Xác định thể tích: dùng bình định mức.
Mỗi thí nghiệm tiến hành với 3 lần lặp lại.
Kết quả là trung bình của 3 lần kiểm nghiệm, lấy đến hai chữ số thập phân. Phương pháp phân tích nguyên liệu và sản phẩm được trình bày lần lược ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2.
3.3.3.2 Phương pháp cảm quan
36
Tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp cảm quan cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3215 - 1979). Các mô tả về chỉ tiêu cảm quan được trình bày ở phụ lục 1 Bảng pc - 4.
3.3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Statgraphics XV.1 để xử lý số liệu.
37
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU
Lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Phân tích nguyên liệu nhằm đánh giá chất lượng ban đầu của nguyên liệu và là bước chuẩn bị cho các thí nghiệm sau. Thành phần hóa học của thịt quả thanh long ruột đỏ và khóm được thể hiện ở Bảng 4.1.