Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ nông dân dân

Ở Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu về thị trường tài chính nông thôn cả tín dụng chính thức và không chính thức cho hộ nông dân ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn, hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn, tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên,… Điển hình là một số nghiên cứu sau:

Theo Vương Quốc Duy (2014), “Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng đối với hộ nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức”. Bằng việc sử dụng mô hình Probit và Tobit, kết quả cho thấy khả năng tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi tuổi tác, giới tính, quy mô của hộ (số người trong hộ), trình độ học vấn. Việc nghèo khó có tác động tiêu cực và mạnh mẽ đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Đối với thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận nguồn tín dụng này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quy mô của hộ và chi tiêu trên đầu người.

Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Văn Ngân (2014), “Nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nông dân”. Đề tài đã nghiên cứu tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ nông dân ở huyện Châu Thành A – tỉnh Cần Thơ. Với việc sử dụng mô hình Probit và Tobit, Tác giả cho rằng giá trị của đất và giá trị vật nuôi trong tổng tài sản của hộ càng cao thì nó càng có ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Ngoài ra, các biến như: diện tích đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi tiêu của hộ, địa vị xã hội, giới tính cũng góp phần quan trọng trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nông dân. Đặc biệt, quy mô đất có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

Đề tài của tác giả Nguyễn Hoàng Vũ (2015), “Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức ở nông thôn đồng bằng sông Hồng”. Tác giả đã sử dụng mô hình Logit và kết quả là ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức là quy mô đất và địa vị xã hội. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động và số người còn phụ thuộc, độ tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hộ có khả năng vay được từ nguồn tín dụng phi chính thức.

Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2016), “Nhu cầu tín dụng chính thức trong phát triển mô hình nuôi ba ba của nông hộ ở tỉnh Kiên Giang” đã cho thấy, thiếu nguồn vốn đầu tư là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng mở rộng qui mô sản xuất ba ba của nông hộ, trong khi khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ còn hạn chế. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và hồi qui Binary Logistic, Tác giả chỉ ra rằng nhu cầu TDCT của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như số lao động tham gia sản xuất, trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, quan hệ xã hội của hộ, diện tích đất sản xuất và tài sản thế chấp. Trong đó nhân tố quan hệ xã hội của hộ có ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu TDCT của nông hộ.

Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long” đã thông qua số liệu sử dụng thu thập từ 306 nông hộ sản xuất lúa và sử dụng phương pháp hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ có tương quan thuận với trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, việc tham gia vào tổ chức đoàn thể địa phương, tổng diện tích đất của nông hộ và tương quan nghịch với việc hộ có vay vốn phi chính thức và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Theo tác giả Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2017), “Các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang” đã đề cập đến việc vốn là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Kết quả hồi qui bằng mô hình Tobit cho thấy lượng vốn vay TDCT của các nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, thu nhập của hộ, khoảng cách đến chợ huyện.

Đề tài nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2017), “Phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nông dân ở An Giang” bằng việc sử dụng mô hình Tobit nhằm phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay TDCT của nông hộ. Kết quả cho thấy các yếu tố như giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của chủ hộ hay thành viên trong hộ, thu nhập, giá trị tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn và số lần vay có ý nghĩa quyết định đối với lượng vốn vay tín dụng chính thức. Ngoài ra, các hộ chọn vay tín dụng phi chính thức thường ít vay tín dụng chính thức vì không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng chính thức.

Tất cả những nghiên cứu trên mặc dù có những biện pháp cũng như cách tiếp cận khác nhau thông qua những mô hình như Probit, Tobit, sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, giá trị log của hàm gần đúng nhưng tất cả đều cho thấy rằng nguồn tín dụng chính thức là phương tiện làm giảm nghèo tại một số nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu

đều cho thấy rằng các yếu tố như trình độ học vấn, địa vị xã hội, độ tuổi, giới tính, số thành viên trong hộ, chi tiêu trên đầu người, giá trị tài sản thế chấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ có khả năng vay từ nguồn tín dụng phi chính thức có tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ cũng như tác động đến giá trị món vay. Tuy nhiên hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Do đó đề tài không bị trùng với các nghiên cứu khác.

1.2.2. Các kinh nghiệm về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ nông dân ở một số địa phương dân ở một số địa phương

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp - nông thôn, nhờ đó hoạt động của mạng lưới tín dụng chính thức cho nông nghiệp - nông thôn nước ta ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, điều đó đã giúp cho nhiều hộ nông dân cải thiện được tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận với tín dụng chính thức, do vậy họ phải phụ thuộc vào mạng lưới tín dụng phi chính thức ở nông thôn.

Tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, lĩnh vực nông nghiệp đang có

những khởi sắc mới từ nguồn vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Huyện xác định mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao và bền vững, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Sản xuất nông nghiệp vẫn là lúa, lợn, gà, nhưng được tổ chức một cách bài bản với quy mô trang trại, hợp tác xã, áp dụng kỹ thuật nên đã có thương hiệu nếp Thầu Dầu, tương Úc Kỳ, gà đồi Phú Bình, ngựa bạch Tân Thành... được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, đi đến đâu cũng thấy nông thôn đổi mới, tràn đầy sức sống, người dân phấn khởi trước những thay đổi ngoạn mục của thôn, xóm.

Người dân vay vốn để sản xuất, kinh doanh nông nghiệp không cần phải thế chấp bằng tài sản, sổ đỏ. Các TCTD căn cứ năng lực thực tế của các hộ sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ vốn với những ưu đãi tối đa. Đến nay, Agribank chi nhánh Thái Nguyên đã đầu tư mở rộng hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn. Ở Phú Bình, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát ngày càng giảm, những mô hình hợp tác, liên kết, áp dụng kỹ thuật, chăn nuôi với quy mô trang trại xuất hiện ngày càng nhiều và lan tỏa rộng với gần 60 hợp tác xã và tổ hợp tác, 255 trang trại chăn nuôi, trong đó có 27 trang trại được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, hình thành các vùng chuyên canh, như trồng rau, sản xuất lúa có chất lượng. Đặc biệt, ba xã thực hiện dồn điền đổi thửa, hình thành cánh đồng lớn sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, hạ tầng đồng bộ, bước đầu thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. (Báo cáo tổng kết công tác hội nông dân huyện Phú Bình năm 2020)

Có được thành công đó là do địa phương có cách vận dụng linh hoạt, mềm dẻo chính sách, cơ chế thì đồng vốn vẫn có điều kiện đến với nông dân và các cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch vẫn có cơ hội tiếp cận những nguồn vốn tín dụng quý giá. Việc giải ngân nguồn vốn mà Agribank dành để cho vay là rất chậm, do các dự án chưa đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn tại Quyết định 738 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn chậm; chưa có các bộ định mức kinh tế kỹ thuật về cây trồng vật nuôi, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch làm cơ sở để ngân hàng thẩm định cho vay; công tác bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được thực hiện để bảo đảm an toàn vốn cho khách hàng và ngân hàng; vốn đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, trang thiết bị cho SXNN công nghệ cao rất lớn nhưng hiện các tài sản này chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản nên không đủ điều kiện để thế chấp vay; nhiều vấn đề từ chính sách đất đai còn

vướng mắc mà chính ngành ngân hàng đã có nhiều đề xuất tháo gỡ song đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Vì thế, để người nông dân có điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, các cấp có thẩm quyền của huyện đã đẩy nhanh tiến độ, đơn giản hóa trình tự thủ tục cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất, ghi nhận công trình nhà kính trên đất theo cấp hạng phù hợp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (đối với công trình nhà kính trên đất nông nghiệp). Mặt khác, tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở thế chấp cho khoản vay, bảo đảm đầu tư đủ vốn cho doanh nghiệp SXNN công nghệ cao; có chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ giúp DN đầu tư SXNN công nghệ cao; hỗ trợ về lãi suất đối với các tổ chức tín dụng khi áp dụng lãi suất ưu đãi cho vay khách hàng ứng dụng công nghệ cao.

Tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Tương tự như các địa phương khác, nguồn vốn TDCT mà các hộ nông dân ở huyện có thể tiếp cận bao gồm vốn của NHNo&PTNT, NHCSXH huyện Chợ Mới và QTDND xã. Hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn TDCT thông qua hai hình thức đó là tiếp cận trực tiếp và tiếp cận gián tiếp. Theo hình thức thứ nhất, người dân có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức. Đối với trường hợp này, người vay chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh với quy mô lớn thuộc nhóm hộ khá. Theo hình thức thứ hai, người dân vay vốn gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Đối tượng vay vốn trong trường hợp này thường là các hộ thuộc diện chính sách, đối tượng được ưu tiên và chủ yếu là các hộ nghèo.

Đối với NHNo&PTNT thì hộ có thể vừa giao dịch trực tiếp vừa thông qua các tổ chức hội. Các hộ có thể trực tiếp tới ngân hàng làm đơn xin vay vốn nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp và dự án sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp hộ không có tài sản thế chấp thì có thể vay thông

qua sự bảo lãnh của Hội phụ nữ, Hội nông dân và Hội cựu chiến binh. Riêng đối với NHCSXH, hộ chỉ có thể giao dịch thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội vì các đối tượng vay là hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia đình gặp khó khăn nên họ không có tài sản thế chấp để vay. Do vậy, có thể khẳng định các đoàn thể xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân. Các tổ chức này được ví như “cánh tay vươn dài” của ngân hàng với nhiều chức năng hỗ trợ khác nhau trong quá trình tiếp cận tín dụng của hộ, đặc biệt là hộ nghèo. Các tổ chức này đóng vai trò trung gian giữa ngân hàng và hộ nông dân, đồng thời cũng tham gia trong quy trình cho vay từ khâu hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn đến đôn đốc thu hồi nợ. Số hộ nông dân được vay vốn và số vốn cho vay từ các tổ chức TDCT ngày càng tăng, bình quân từ 10 triệu/lượt hộ lên 20 triệu/lượt hộ. Mặc dù vậy, mức độ tiếp cận nguồn vốn TDCT của hộ nông dân trên địa bàn huyện còn thấp. Có đến 30- 40% số hộ chưa từng vay vốn tại các tổ chức TDCT, còn lại trong số các hộ đã từng vay thì các hộ thường xuyên vay chỉ chiếm khoảng 45%. (Báo cáo tổng kết công tác hội nông dân huyện Chợ Mới năm 2020)

Thời gian qua, để nâng cao khả năng tiếp cận của hộ nông dân đối với nguồn vốn tín dụng chính thức huyện Chợ Mới đã triển khai thực hiện một số giải pháp sau: Nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về hoạt động vay và cho vay; Củng cố vai trò của tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên; Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với các tổ chức xã hội; Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

- Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức tín dụng với đoàn thể và chính quyền địa phương hướng dẫn người dân cách xây dựng dự án vay vốn sử dụng đồng vốn hợp lý, đảm bảo quản lý nợ và rủi ro, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

- Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông nghiệp và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là NHNo&PTNT.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)