Học vấn và quan hệ xã hội của hộ nông dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 99)

quan sát

i Học vấn của chủ hộ 120 100,0

1 Từ cấp 2 trở lên 79 65,8

2 Dưới cấp 2 41 34,2

II Quan hệ xã hội 120 100,0

1 Có người thân làm ở cơ quan nhà

nước hoặc ngân hàng 31 25,8

2 Không có 89 74,2

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020) 3.2.2.3. Tình hình tiếp cận tín dụng Ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân

Trong tổng số 120 hộ phỏng vấn, 61,7% hộ tiếp cận được tín dụng Ngân hàng nông nghiệp, có 38,3% hộ không tiếp cận được tín dụng Ngân hàng nông nghiệp. Nhìn chung, có tài sản thế chấp và không có nợ quá hạn là điều kiện quan trọng để được tiếp cận tín dụng Ngân hàng nông nghiệp.

Đối với nhóm hộ tiếp cận được tín dụng: Tỷ lệ hộ có tài sản thế chấp tiếp cận được tín dụng là 60,0%; không có tài sản thế chấp tiếp cận được tín dụng là 1,7% như vậy tài sản thế chấp là điều kiện quan trọng giúp cho các HND tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp; Chỉ có 1,7% hộ có nợ quá hạn tiếp cận được tín dụng Ngân hàng nông nghiệp, chủ yếu là các trường hợp ngoại lệ hoặc các hộ thuộc nhóm nợ 1 và 2 có thể vay được khi đã thanh toán hết khoản vay đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ.

Bảng 3.11: Thực trạng tiếp cận tín dụng Ngân hàng nông nghiệpcủa hộ nông dân

STT Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)

i Tiếp cận được tín dụng 74 61,7

1 Theo tài sản thế chấp

Không có tài sản thế chấp 2 1,7 2 Theo nợ quá hạn

Không có nợ quá hạn 72 60,0

Có nợ quá hạn 2 1,7

II Không tiếp cận được tín dụng 46 38,3

1 Theo tài sản thế chấp Có tài sản thế chấp 9 7,5 Không có tài sản thế chấp 37 30,8 2 Theo nợ quá hạn Không có nợ quá hạn 31 25,8 Có nợ quá hạn 15 12,5

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)

Đối với nhóm hộ không tiếp cận được tín dụng: có tài sản thế chấp nhưng không tiếp cận được tín dụng là 7,5% nguyên nhân chủ yếu do không đầy đủ thủ tục khi vay và không có tài sản thế chấp không tiếp cận được tín dụng là 30,8%. Bên cạnh đó, có đến 12,5% hộ có nợ quá hạn bị xếp vào nhóm nợ xấu nên không tiếp cận được tín dụng Ngân hàng nông nghiệp. Đối với những hộ không tiếp cận được tín dụng thì nguyên nhân chủ yếu là số tiền vay quá ít nên họ không muốn vay; không biết thủ tục vay vốn và không có tài sản thế chấp khi vay vốn cũng là một trở ngại chính; thủ tục vay rườm rà và thời gian là nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng khá đến việc tiếp cận được tín dụng chính thức. Thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức đã đơn giản hơn trước rất nhiều. Số người gặp khó khăn trong thủ tục vay vốn thường là những hộ vay vốn lần đầu, chưa có kiến thức về thủ tục vay nên họ cho rằng thủ tục vay không đơn giản, quá rườm rà. Bên cạnh đó vay vốn dạng thế chấp cũng chẳng hề đơn giản. Những nông dân không có tài sản hoặc đi thuê đất sản xuất thì không vay được. Hầu hết nông dân phát triển sản xuất, lập trang trại từ nguồn đất hoang hóa, bờ bãi ven sông hay vùng đồi núi, đất thầu khoán hoặc

đi thuê từ người khác nên không có giấy quyền sử dụng đất. Việc ngân hàng đòi hỏi nông dân phải thế chấp sổ đỏ khi vay vốn là một điều không thể.

Nông hộ tiếp cận thông tin về tín dụng chính thức qua nhiều kênh khác nhau. Ngân hàng tự tìm đến là 55,4%; qua chính quyền địa phương 11,5%; qua tivi, báo đài 15,2%; người thân 12,7%; tự tìm đến ngân hàng là 5,2%.

Số tiền được vay bình quân của một hộ là 212,8 triệu đồng (độ lệch chuẩn 104,1 triệu đồng) là khá lớn; hộ được vay ít nhất 10,0 triệu đồng, vay nhiều nhất 500,0 triệu đồng, chênh lệch giữa hộ vay ít nhất và nhiều nhất là 50 lần. Lãi suất vay bình quân trong năm là 8,4%, hộ có lãi suất vay cao nhất là 12,0%. Đây là mức lãi suất chấp nhận được trong điều kiện hiện tại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 99)