Thông tin về số tiền vay và lãi suất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 99 - 100)

STT Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Số tiền được vay Triệu đồng 212,8 104,1 10,0 500,0

2 Lãi suất vay %/năm 8,4 2,2 5,0 12,0

3 Kiểm tra sau cho vay Lần/năm 0,9 0,8 0,0 2,0

4 Điểm số hài lòng Điểm 2,9 1,5 1,0 5,0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)

Số lần ngân hàng kiểm việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân trung bình là 0,9 lần/năm; số lần kiểm tra nhiều nhất là 2,0 lần/năm. Theo quy định, ngân hàng kiểm tra sau khi giải ngân 4 lần/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 2 lần/năm đối với khoản vay trung, dài hạn (NHNo&PTNT huyện Đại Từ). Như vậy, các ngân hàng kiểm tra sau khi giải ngân đối với nông hộ tại huyện là ít lần hơn so với quy định.

Sử dụng thang đo 5 mức: 1 là rất không hài lòng, 2 là không hài lòng, 3 là bình thường, 4 là hài lòng và 5 là rất hài lòng để đánh giá mức độ hài lòng của nông hộ khi tiếp cận tín dụng. Kết quả cho thấy điểm số hài lòng trung bình của nông hộ là 2,9 điểm tương đương với mức bình thường. Về nguyên nhân

không hài lòng khi tiếp cận tín dụng, có 35,1% cho rằng do mất “chi phí lót tay”; 25,7% do thủ tục vay vốn (thường kéo dài và phải bổ sung nhiều loại hồ sơ khác nhau), 17,6% là do số tiền vay thấp hơn nhu cầu.

Một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn TDCT của các hộ nông dân ở các xã điều tra đó là thiếu thông tin. Kết quả điều tra cho thấy, nhiều hộ nông dân chỉ biết đến tổ chức tín dụng thông qua đài phát thanh của xã hoặc các buổi họp của HPN, Hội nông dân, HCCB, song họ cũng không hiểu rõ về thủ tục cũng như lãi suất cho vay. Có đến 23,3% số hộ điều tra chưa từng biết thông tin về NHNo&PTNT, và chỉ có 36 hộ (30%) nắm đầy đủ thông tin, hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn. Về mục đích vay vốn: qua kết quả điều tra cho thấy các hộ vay chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sản xuất (chiếm 89,17% hộ), chỉ có 10,83% hộ vay phục vụ tiêu dùng. Bên cạnh đó các hộ đều xác định, các khoản vay này có ý nghĩa rất lớn đối với hộ trong việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình (chiếm tới 70% hộ được hỏi), tuy nhiên có 20,83% hộ được hỏi trả lời khoản vay chính thức này quá nhỏ nên không đủ mở rộng sản xuất và 9,17% hộ cho rằng vay làm tăng thêm nợ của gia đình vì thời gian vừa qua nhóm hộ này chịu ảnh hưởng của thiên tai, thị trường dẫn tới sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, họ chưa biết sẽ làm thế nào để trả nợ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 99 - 100)