Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 61)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.1.Phương pháp thu thập thông tin

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:

- Sách, báo, giáo trình, công trình nghiên cứu có liên quan về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tại địa bàn.

- Các tài liệu thống kê đã công bố về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2018-2020.

- Báo cáo về tình hình phát triển KT-XH huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2018-2020.

- Tài liệu giới thiệu về hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên: quy mô, số lượng,....

- Bài học kinh nghiệm về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tại một số tỉnh được thu thập từ website.

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng về tiếp cận tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp được đề tài sử dụng trong thu thập các dữ liệu sơ cấp là phương pháp phỏng vấn điều tra.

+ Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến tiếp cận tín dụng của hộ.

+ Nội dung điều tra có các thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của nông hộ, về tình hình tiếp cận tín dụng cũng như nhận thức của nông hộ... được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để người dân hiểu và trả lời chính xác, đầy đủ.

* Chọn địa điểm điều tra:

Căn cứ vào đặc điểm riêng của các vùng sinh thái huyện Đại Từ được chia huyện thành 3 khu vực đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau:

- Vùng phía Bắc và Tây Bắc (gọi tắt là phía Bắc) - Vùng phía Đông và và trung tâm huyện

- Vùng Phía Nam (gọi tắt là phía Nam)

Căn cứ vào đặc điểm của 3 vùng sinh thái trên tác giả chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng nghiên cứu và mỗi xã chọn ngẫu nhiên 40 hộ để điều tra thông tin.

- Vùng 1 chọn xã Phú Lạc - Vùng 2 chọn xã Cù Vân - Vùng 3 chọn xã Quân Chu

* Chọn hộ điều tra: Do điều kiện về thời gian, kinh phí và cán bộ hỗ trợ, mỗi xã tác giả lựa chọn 40 hộ điều tra với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, lấy tiêu chí thu nhập làm tiêu chí cơ bản để chọn hộ khảo sát. Số

lượng hộ được chọn ra là 120 hộ chiếm 2,27% tổng số hộ của 3 xã. Mỗi xã chọn 4 thôn đại diện cho các loại hình sản xuất trong xã thì tiến hành điều tra 10 hộ mỗi thôn. Thông qua trao đổi với chủ tịch xã, chủ tịch hội nông dân hay chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, các trưởng thôn và bí thư chi bộ thôn, tác giả xác định cụ thể các hộ điều tra. Tiêu chí cơ bản lựa chọn hộ như sau:

Hộ đại diện cho loại hình sản xuất trong thôn và xã như hộ thuần nông, hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ, hộ nông nghiệp kiêm tiểu thủ công nghiệp.

Lựa chọn các hộ có thời gian tiếp cận tín dụng nông nghiệp từ 5 năm trở lên và có trình độ học vấn đủ để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều đó khẳng định rằng những thông tin mà họ cung cấp đảm bảo độ tin cậy để đưa vào phân tích.

Hộ đại diện cho mức độ kinh tế trong thôn/xã (hộ khá, trung bình, nghèo); tác giả căn cứ vào chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:

+ Nhóm 1 - nhóm hộ khá: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 1.000.000đ/người/tháng trở lên.

+ Nhóm 2 - nhóm hộ cận nghèo: Là những hộ có mức thu nhập BQ từ 700.000đ – 1.000.000đ/người/tháng.

+ Nhóm 3 - nhóm hộ nghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 700.000đ/người/tháng.

Tổng số mẫu điều tra là:

10 hộ * 4 xóm/thôn * 3 xã/phường = 120 mẫu.

* Nội dung khảo sát: Bảng phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết với người cung cấp thông tin. Phần tiếp theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp theo từng yếu tố, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.

Bảng 2.3: Phân bổ cỡ mẫu cho các địa điểm được chọn Tên xã được

chọn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên thôn được chọn Số hộ được chọn Tỷ lệ số hộ trong tổng mẫu được chọn (%) Phú Lạc Văn Giang 10 8,33 Đồng Vẽn 10 8,33 Phú Hòa 10 8,33 Đồng Tiến 10 8,33 Cù Vân Bãi Chè 10 8,33 Đồng Trại 10 8,33 Trung Tiến 10 8,33 Xóm Đình 10 8,33 Quân Chu An Thái 10 8,33 Cây Hồng 10 8,33 Vạn Thành 1 10 8,33 Tân Sinh 10 8,33 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng câu hỏi gồm có những thông tin chính như sau: (1) Thông tin về hộ gia đình: thông tin nhân khẩu, thu nhập, tuổi của chủ hộ, học vấn; (2) Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở phụ lục.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng: Rất tốt, tốt, trung bình, kém, rất kém.

* Tổ chức điều tra:

Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.

+ Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.4: Thang đo của bảng hỏi

Thang đo Mức hài lòng Giá trị trung bình Diễn giải giá trị trung bình 1 Rất không hài lòng 1,0 đến 1,8 Rất kém 2 Không hài lòng 1,81 đến 2,6 Kém 3 Bình thường 2,61 đến 3,4 Trung bình 4 Hài lòng 3,41 đến 4,2 Tốt 5 Rất hài lòng 4,21 đến 5,0 Rất tốt

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 61)