Mục đích và ý nghĩa của vay vốn đối với hộ nông dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 100 - 104)

STT Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%) I Mục đích vay vốn 1 Vay SXKD 107 89,17 2 Vay tiêu dùng 13 10,83

II Ý nghĩa của vốn vay

1 Giúp gia đình phát triển sản xuất, nâng

2 Khoản vay nhỏ nên không đủ mở rộng sản

xuất 25 20,83

3 Tăng thêm nợ của gia đình 11 9,17

(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2020)

Tiêu biểu như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sinh, tổ dân phố Vạn Thành 2, có con bị khuyết tật nên hoàn cảnh khá khó khăn. Năm 2017 – 2019 gia đình ông vay 50 triệu từ NHNo&PTNT huyện Đại Từ để đầu tư mô hình chăn nuôi gà, chủ yếu vào việc xây dựng chuồng trại và mua con giống với qui mô ban đầu là 300m² với 500 con gà nuôi lấy trứng giống. Đến nay mô hình này đã phát triển trên 2.000 con gà với diện tích chuồng trại lên 1.200m², thu nhập bình quân tăng từ 4-5 triệu đồng/tháng lên trên 10 triệu đồng/tháng. Gia đình ông Sinh đã học hỏi được kinh nghiệm từ nhiều mô hình khác giúp cho việc chăn nuôi tốt hơn, đặc biệt là khâu phòng bệnh cho vật nuôi. Ngoài ra, ông cũng mạnh dạn đầu tư thêm mô hình chăn nuôi lợn thịt và trồng rau, trồng hoa để tận dụng các chất thải từ chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững. Nhờ lãi suất vay ưu đãi đã giúp cho gia đình yên tâm phát triển mô hình và tăng chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra còn một số hộ điều tra khác như: Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHNo&PTNT huyện Đại Từ qua Hội nông dân, gia đình ông Nguyễn Văn Tần ở xóm Trung Tiến, xã Cù Vân đầu tư chăn nuôi bò thương phẩm, trồng bưởi, nhãn đem lại hiệu quả kinh tế cao; Gia đình bà Hoàng Thị Cảnh ở xóm Văn Giang, xã Phú Lạc đã có thu nhập ổn định từ làm chè, chăn nuôi và trồng cây ăn quả từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng.

Nhìn chung, các hộ trả nợ đúng hạn, tỷ lệ sai hạn ở mức khá thấp, chiếm 6,67%. Các hộ trả nợ đúng hạn cũng chiếm tỷ lệ khá cao 36,67%, sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích nên đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ, giúp hộ có của ăn của để và trả được nợ ngân hàng. Số hộ chưa đến hạn trả là chiếm 53,33%, tại thời điểm điều tra hộ mới vay vốn nên chưa đến hạn phải trả.

3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Các yếu tố từ phía người đi vay (hộ nông dân)

Giới tính của chủ hộ: Theo kết quả điều tra chủ hộ nam giới là 75 hộ, chiếm 62,5%; chủ hộ nữ giới là 45 hộ, chiếm 37,5%. Kết quả phân tích cho thấy, các chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với TDCT nhiều hơn các chủ hộ là nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc vay vốn. Vì vậy, để giúp đỡ các chủ hộ là nữ tự tin hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn TDCT cũng như giúp họ mạnh dạn trong việc đầu tư sản xuất cần có sự giúp đỡ nhiệt tình từ các ban ngành nhất là HPN, tạo điều kiện giúp đỡ chị em trong quá trình vay vốn, giúp nhau kinh nghiệm làm ăn từ đó giúp chị em có thể tiếp cận với nguồn vốn TDCT dễ dàng.

Về học vấn của chủ hộ: Điều tra cho thấy có 79 (chiếm 65,8%) chủ hộ học vấn từ cấp 2 trở và 41 (chiếm 34,2%) chủ hộ học vấn dưới cấp 2, các chủ hộ có trình độ văn hóa càng cao thì họ càng tiếp cận nhiều với nguồn vốn tín dụng. Trong tổng số hộ vay vốn có trên 40% số hộ có trình độ trung học phổ thông. Tuy nhiên, một số chủ hộ có trình độ tiểu học nhưng vẫn tích cực vay vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng diện tích do họ có kinh nghiệm, không sợ rủi ro, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Lượng vốn vay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào trình độ văn hoá của chủ hộ vì đa số các hộ có trình độ văn hoá cao sẽ vay lượng vốn lớn hơn để làm ăn.

Điều kiện kinh tế của hộ: Trong số các hộ có vay vốn tại các tổ chức tín dụng, các hộ trung bình luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân là do, những hộ này có điều kiện về kinh tế tương đối ổn định, là cơ sở vững chắc giúp hộ có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn vay lớn từ ngân hàng. Qua điều tra cho thấy các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá và trung bình tự tin trong việc sản xuất kinh doanh. Các hộ nghèo không chủ động được nguồn vốn nên họ

không tự tin trong việc sản xuất kinh doanh, mặt khác tài sản thế chấp của các hộ này thấp nên rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn TDCT nên đôi khi mặc dù có nhu cầu vay nhưng hộ cũng không vay được. Do đó để các hộ nghèo tiếp cận gần gũi hơn với nguồn vốn TDCT thì cần có sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể trong xã để có thể giảm số hộ nghèo xuống còn mức thấp nhất.

Tài sản đảm bảo của các hộ là yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, qua kết quả điều tra cho thấy có 60% hộ có tài sản đảm bảo mới tiếp cận được tín dụng của ngân hàng nồng nghiệp. Các tài sản bảo đảm khoản vay của nông dân chủ yếu là ruộng đất, các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát mại tài sản khi nợ xấu phát sinh cũng khiến ngân hàng gặp nhiều rắc rối. Các món vay trong lĩnh vực nông nghiệp thường là nhỏ lẻ, chi phí hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng sẽ cao. Do vậy, các tổ chức tín dụng thường không mặn mà cấp tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn.

Thành viên các tổ chức chính trị xã hội là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, bởi họ cập nhật được thông tin nhanh và được các hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh tạo điều kiện cho vay. Đặc biệt xác định hỗ trợ vốn và định hướng các cách thức làm ăn chính là hỗ trợ nông dân “cần câu cơm” hiệu quả cho hội viên, nên nhiều năm qua, Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh các xã đã phát huy vai trò cầu nối của mình huy động và nhận ủy thác các nguồn vốn vay, hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế. Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hộ được tiếp cận vốn vay đều là thành viên của các tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội Phụ nữ). Các tổ chức này được ví như “cánh tay vươn dài” của ngân hàng với nhiều chức năng hỗ trợ khác nhau trong quá trình tiếp cận tín dụng của hộ, đặc biệt là hộ nông dân. Các tổ chức này đóng vai trò trung gian giữa ngân hàng và hộ nông dân, đồng thời cũng tham gia trong quy trình cho vay từ khâu

hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn đến đôn đốc thu hồi nợ. Kết quả điều tra cho thấy HPN đã giúp gần 40% số hộ vay tại NHNo&PTNT; Hội nông dân cũng là một trong các tổ chức quan trọng giúp cho gần 60% số hộ được vay tại NHNo&PNTNT.

Nhiều hộ được phỏng vấn cho rằng nhờ các tổ chức đoàn thể họ mới có thể tiếp cận được với nguồn vốn TDCT. Các tổ chức đoàn thể không chỉ đứng ra bảo lãnh vay vốn cho các hộ gặp khó khăn không trực tiếp vay được từ ngân hàng mà họ còn giúp nông dân cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên, do áp lực từ việc cam kết hỗ trợ thu hồi nợ vay dẫn đến việc tham gia vào xét duyệt đối tượng cho vay tại Ngân hàng nhằm chọn những hộ có điều kiện trả vốn nhanh vào tổ vay vốn. Điều đó đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận tín dụng của hộ nông dân.

3.2.3.2. Các yếu tố từ phía tổ chức tín dụng * Năng lực của cán bộ ngân hàng

Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến tiếp cận tín dụng của HND tại NHNo&PTNT huyện Đại Từ. Về cơ bản trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng được đánh giá tương đối tốt. Chỉ tiêu được đánh giá cao nhất là: “Nhân viên thể hiện kiến thức và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp” đạt mức điểm 4,04. Điều này cho thấy các cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT huyện Đại Từ đã được đào tạo tốt nên có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có kiến thức nghiệp vụ tốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 100 - 104)