Phát triển nguồn nhân lực phải được coi là nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ở việt nam theo hướng kinh tế tri thức (Trang 74 - 76)

- Chuyên môn Kthuật có

6. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật 78,78%.

3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực phải được coi là nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công

nhất để Việt Nam từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức là quá trình tạo ra những chuyển biến về chất theo hướng tích cực và hiện đại trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội, trước hết là hoạt động sản suất vật chất. Kinh nghiệm của các nước đi trước và thực tiễn tiễn của chúng ta trong gần 20 năm tiến hành đổi mới đã cho thấy, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước phát triển kinh tế tri thức thắng lợi, trên cơ sở đó, tạo nên một sự thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống xã hội, cần thiết phải có sự tham gia và tác động của một hệ thống các nguồn lực; trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết định chính là nguồn lực con người.

Không phải đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới chú trọng đến vai trò của yếu tố con người trong phát triển. Từ Đại hội III (1960), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất” và hiện nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn xác định: “Phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; con người không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển; Trong các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội (tài nguyên, thiên nhiên, vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ…), thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định”.

Thực vậy, trong mối quan hệ và tác động qua lại với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức, yếu tố con người luôn giữ vị trí, vai trò quyết định. Điều đó được thể hiện ở chỗ, thứ nhất, con người là chủ thể của quá trình đó; thứ hai, con người là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, và thứ ba, do vậy, con người là động lực cơ bản

nhất của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.

Dù xét dưới góc độ kinh tế, xã hội hay kỹ thuật, công nghệ, thì yếu tố nguồn nhân lực vẫn luôn luôn là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Thực tế cho thấy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức sẽ không thể thực hiện thành công nếu thiếu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng. Một mặt, nguồn nhân lực là lực lượng duy nhất có khả năng phát hiện, xác định mục tiêu, nội dung và những phương pháp tiến hành quá trình đó. Mặt khác, với những ưu thế hơn hẳn (so với các nguồn lực khác), như có thể khai thác không bao giờ cạn… nguồn nhân lực là lực lượng căn bản nhất thực hiện quá trình đó. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ có những bước phát triển và tác động ngày càng mạnh vào đời sống xã hội như hiện nay, nguồn nhân lực được xem là yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống các nguồn lực để phát triển kinh tế– xã hội. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng nhất và có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự thành, bại của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Nếu coi nguồn nhân lực là tiềm năng con người nói chung, những tiềm năng mà con người có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, thì phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình biến đổi của nguồn nhân lực nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người. Nghiên cứu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của các nước Châu Á có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc…, nhiều ý kiến cho rằng, đó không phải là do họ có công nghệ mới, mà trước hết và chủ yếu là ở chỗ, các nước này biết kết hợp giữa những thành tựu khoa học, công nghệ của phương Tây với tinh thần độc lập dân tộc và đặc biệt là biết cách phát huy năng lực sáng tạo của con người.

phát triển, trước hết là sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng : “… chỉ có phương tiện cơ giới và hoá học phù trợ thì không đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó nữa” [44, tr.474]. Trong xu hướng phát triển của kinh tế tri thức hiện nay, các nước có thể khắc phục sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ thông qua con đường chuyển giao, nhập khẩu hoặc gia tăng nguồn vốn bằng cách vay từ các ngân hàng, quỹ phát triển của thế giới. Nhưng người ta lại không thể nhập khẩu hoặc vay mượn được khả năng sáng tạo của con người. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, năng lực sáng tạo nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung là yếu tố nội sinh quan trọng nhất, thúc đẩy sự phát triển xã hội (đặc biệt là trong điều kiện cách mạng khoa học, công nghệ và xu hướng vươn tới kinh tế tri thức của thế giới hiện nay). Điều này cũng có nghĩa là quan điểm coi trọng phát triển nguồn nhân lực, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được quán triệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ở việt nam theo hướng kinh tế tri thức (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)