- Chuyên môn Kthuật có
6. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật 78,78%.
3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức phải phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ
phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khoá VII) đã xác định: “Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vặt chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ – phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Song bối cảnh ngày nay đã khác bối cảnh trước đây, thế giới đang trong giai đoạn quá độ chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Trong điều kiện đó, cần phải có tư duy đầy đủ và toàn diện hơn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá phải gắn với hiện đại hoá với những nội dung quan trọng là chuyển nền kinh
tế từ tình trạng thủ công lạc hậu, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, đồng thời chuyển nhanh nền nông nghiệp sang trình độ công nghiệp có những yếu tố hiện đại của kinh tế tri thức. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức, nền kinh tế không những chỉ ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ mà còn có khả năng sáng tạo ra công nghệ mới.
Như vậy, có thể nêu ra định hướng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong việc thực hiện từng bước phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta thông qua 3 nội dung lớn sau:
- Từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Chú trọng nâng cao hàm lượng tri thức cho các ngành công nghiệp đã có hoặc có khả năng tạo thế cạnh tranh trên thị trường.
- Phát triển công nghệ thông tin trong khuôn khổ từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Dựa vào 3 nội dung chính trong định hướng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, có thể nhận thấy, nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển nêu trên được chia làm ba cấp độ:
- Cấp độ có tri thức thông thường (phổ thông).
- Cấp độ có tri thức mang tính ứng dụng những tri thức tiên tiến du nhập từ bên ngoài vào.
Những cấp độ tri thức này của nguồn nhân lực là gợi ý cần thiết cho việc lựa chọn chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong tương lai – một chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức.