- Chuyên môn Kthuật có
6. Lao động không có chuyên môn kỹ thuật 78,78%.
3.2.1. Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức
Từ năm 2001 – 2003, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được nhịp độ phát triển ở mức cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 7,06% (năm 2001: 6.89%, năm 2002: 7,04% và năm 2003: 7,24%), đầu tư toàn xã hội đạt bình quân 32% GDP/năm, cao hơn mức dự kiến của Đại hội IX (25 – 26%). Tuy nhiên, để tạo cơ sở và điều kiện tốt cho phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức, từ nay đến năm 2020, Việt Nam phải thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Tức là, Việt Nam phải nắm bắt được các tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế hiện có, đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri thức. Đây là nhiệm vụ kép mà Việt Nam phải thực hiện để đến năm 2020 cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Cụ thể:
Giai đoạn từ nay đến năm 2006
Đây là giai đoạn tạo lập những yếu tố cơ bản ban đầu của đường hướng chiến lược “từng bước phát triển kinh tế tri thức” thông qua việc định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao cơ bản khả năng cạnh tranh của nền kinh tế để thực hiện có hiệu quả các cam kết của Việt Nam trong thực hiện AFTA và chuẩn bị tích cực khi chính thức trở thành thành viên của WTO.
Giai đoạn này phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, tập trung sức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn:
- Tiếp tục phát triển nông nghiệp và nông thôn theo bề rộng, nhưng tăng cường truyền bá và phổ cập các tri thức phổ thông ở đồng bào dân tộc thiểu số, xoá bỏ tình trạng du canh du cư, tự cấp tự túc, chuyển mạnh sang phát triển sản xuất hàng hoá theo yêu cầu thị trường.
- Lấy phát triển theo bề sâu, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả những thành tựu mới của khoa học và công nghệ làm hướng trọng tâm trong việc phát triển các vùng nông nghiệp trọng điểm (đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên…) với những cây trồng, vật nuôi chủ lực (lúa, cà phê, cao su, chè, thuỷ sản…), nâng cao hàm lượng tri thức ở các vùng phát triển nông nghiệp xuất khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Định hướng và thực hiện các biện pháp đồng bộ để phát triển nền nông nghiệp sạch, bảo đảm sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn. Ngay trong giai đoạn này, việc phát triển công nghệ sinh học trong việc tạo ra những cây trồng, vật nuôi (bao gồm cả nhập nội và tự nghiên cứu) thích ứng với điều kiện cụ thể nước ta và nhu cầu thị trường cần được đặt ra như một giải pháp trọng yếu.
Thứ hai, xác lập cơ cấu công nghiệp có hiệu quả kết hợp giải quyết nhiệm vụ trước mắt với yêu cầu phát triển chiến lược.
Với tất cả các ngành công nghiệp, định hướng được xác định phát triển theo bề sâu là chủ đạo. Theo đó, một số ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng tri thức thấp vẫn được tiếp tục phát triển, nhưng với trình độ trang bị công nghệ cao hơn hiện nay để tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã và giá cả trên thị trường. Chẳng hạn:
- Nâng cao trình độ trang bị công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý các ngành khai thác khoáng sản (than, dầu khí…), để hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
- Đổi mới thiết bị công nghệ, tăng cường năng lực thiết kế, cải tiến sản phẩm và thiết kế sản phẩm mới trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu (hàng dệt – may, da – giày, nhựa dân dụng…), nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu loại sản phẩm này.
Phát triển mạnh các ngành lắp ráp các sản phẩm có trình độ công nghệ cao (ôtô, máy tính, thiết bị điện tử và viễn thông, thiết bị quang học, thiết bị y
tế…) đi đôi với phát triển các bộ phận, chi tiết của sản phẩm. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy đây là cách đi có hiệu quả để tạo lập các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ cao mà trong giai đoạn đầu có thể thu hút được nhiều lao động.
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản với trình độ công nghệ hiện đại, tạo hẫu thuẫn vững chắc cho phát triển nông sản hàng hoá và nâng cao giá trị kinh tế của nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ ba, ngay trong giai đoạn này, các ngành công nghệ cao (công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới…) đã hình thành , tuy quy mô chưa lớn nhưng sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh. Song, nhiệm vụ quan trọng phải chú ý là tạo lập nền móng thật vững chắc cho việc phát triển những ngành này trong tương lai. Nền móng này bao gồm đào tạo đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật có trình độ cao, cơ sở vật chất hiện đại cho đào tạo và nghiên cứu phát minh, các quan hệ hợp tác quốc tế chặt chẽ và có hiệu quả, thúc đẩy phát triển thị trường sử dụng sản phẩm công nghệ cao…
Giai đoạn từ 2007 đến 2015
Đây là giai đoạn tăng tốc, thực hiện “từng bước phát triển kinh tế tri thức” trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những kết quả đạt được ở giai đoạn trước, trong giai đoạn này Việt Nam phải thực hiện đẩy nhanh tốc độ và chất lượng của sự phát triển, nhằm hiện thực hoá nhiệm vụ thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển với các nước hàng đầu khu vực và vươn tới trình độ trung bình của thế giới.
Trong giai đoạn này cần thực hiện những bước sau:
- Hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn sang lấy phát triển theo chiều sâu làm trọng tâm. Sự thay đổi các phương tiện và phương pháp sản xuất nông nghiệp phải hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Công nghệ sinh học được phát triển mạnh, vừa nhằm
vừa tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đó chính là điều kiện quan trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị phần của hàng hoá nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Việc phát triển công nghiệp khai thác chủ yếu nhằm bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước, do đó, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp khai thác sẽ giảm đáng kể. Phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sẽ là hướng chủ đạo trong những năm cuối của giai đoạn này, do kết quả của việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, ứng dụng và phát triển những thành tựu mới của khoa học và công nghệ.
- Dành ưu tiên cho phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển các ngành kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ cao. Những nền tảng quan trọng nhất để phát triển kinh tế tri thức về cơ bản được tạo lập và phát huy tác dụng tích cực trong quá trình phát triển của đất nước. Quy mô, tốc độ phát triển và vị trí của các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học hiện đại, vật liệu mới… ngày càng được nâng cao.
Giai đoạn từ 2016 đến 2020
Đây là giai đoạn tiến tới đạt mục tiêu “đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”, tức là về cơ bản hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Nói cách khác, lúc này, về cơ bản, nước ta hoàn thành nhiệm vụ chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp có những yếu tố quan trọng của kinh tế tri thức và tri thức đóng vai trò ngày càng quyết định sự phát triển đất nước.
Ở giai đoạn này, trong sản xuất nông nghiệp, những tri thức phổ thông được phổ cập, những tri thức ứng dụng được mở rộng và có thêm ngày càng nhiều tri thức mới biểu hiện qua những phát minh mới. Sản xuất nông nghiệp tập trung phát triển theo chiều sâu tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao, phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Bộ mặt nông thôn có
những thay đổi cơ bản, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn cả về vật chất và tinh thần được thu hẹp.
Sự phát triển công nghiệp trong giai đoạn này không chỉ được hướng vào việc thay đổi, nâng cao trình độ của các phương tiện sản xuất và nguyên liệu sử dụng, mà chủ yếu là cải tiến những sản phẩm truyền thống để thích ứng với đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng, nghiên cứu phát minh ra những sản phẩm mới đáp ứng những nhu cầu mới của thị trường. Việc phát triển công nghiệp cần chú trọng bảo đảm khả năng thích ứng nhanh của sản xuất với sự biến đổi của nhu cầu, chu kỳ sống của sản phẩm được rút ngắn và sự nảy sinh những nhu cầu mới. Trong giai đoạn này, sản xuất công nghiệp đưa ra hai loại sản phẩm: sản phẩm truyền thống (phục vụ nhu cầu ăn, mặc…) luôn được cải tiến và hoàn thiện; sản phẩm mới có khả năng thay thế sản phẩm truyền thống, nâng cao tiện ích của sản phẩm truyền thống, đáp ứng những yêu cầu mới của sản xuất và đời sống.
Phát triển các hoạt động dịch vụ đa dạng cao cấp sẽ là hướng đi chủ đạo trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, sáng chế phát minh được ưu tiên đầu tư và luôn đi trước các hoạt động sản xuất. Sự ưu tiên đầu tư cho loại hoạt động này vừa là tiền đề, vừa là điều kiện cho phát triển kinh tế tri thức, thực hiện công nghiệp hoá ở tầm cao hơn hẳn công nghiệp hoá theo quan niệm truyền thống để đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp có một số yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức vào năm 2020.