CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
3.2.2. Ký kết hợp đồng
Là một thị trƣờng XKLĐ lớn nhất của Việt Nam, có thể nói rằng Đông Bắc Á là thị trƣờng XKLĐ truyền thống của Việt Nam. Hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng này chính thức đƣợc thực hiện từ những năm 2003, 2004 cho tới nay, trong đó:
- Đối với thị trƣờng Đài Loan: Trong hai năm 2003 và 2004, Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các DN XKLĐ Việt Nam đẩy mạnh XKLĐ sang Đài Loan, kết quả là trong 2 năm Việt Nam đã đƣa đƣợc 66.231 lao động sang Đài Loan, trong thời gian này lao động của Việt Nam sang Đài Loan làm việc nghề giúp việc gia đinh và khán hộ công (GVGĐ & KHC) chiếm khoảng trên 75%. [27]
Trƣớc khi đƣợc Chính phủ Đài Loan cho phép Việt Nam cung ứng lao động sang Đài Loan, thì cả Chính phủ Việt Nam cũng nhƣ các DN đƣợc phép XKLĐ sang Đài Loan phải bỏ rất nhiều thời gian, chi phí mới khai thác và mở đƣợc thị trƣờng cung ứng lao động làm nghề GVGĐ & KHC nhƣng chúng ta không giữ đƣợc. Đến năm 2005, Đài Loan tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm nghề GVGĐ & KHC với nguyên nhân chính là lao động bỏ trốn quá nhiều. Sự việc này đã gây thiệt thòi lớn đối với lực lƣợng lao động nữ của Việt Nam đang cần tạo việc làm, thu nhập cao và ổn định muốn sang Đài Loan làm trong lĩnh vực GVGĐ & KHC, trong khi đó chi phí trƣớc khi xuất cảnh để sang Đài Loan làm nghề này trong thời điểm đó tƣơng đối thấp (khoảng từ 600-700USD), nhƣng thu nhập hàng tháng lại tƣơng đối cao. [27]
Năm 2014, sau 9 năm đóng cửa, ngƣng tiếp nhận lao động giúp việc nhà từ Việt Nam, nhiều khả năng Đài Loan sẽ dở bỏ lệnh cấm, mở cửa trở lại đối với loại hình lao động rất đặc thù này. Đây là một tin vui đối với LĐXK Việt Nam.
- Đối với thị trƣờng Hàn Quốc: Trƣớc năm 2004, Việt Nam đƣa lao động sang Hàn Quốc theo hình thức TNS thông qua một số DN dịch vụ. Năm 2004, theo Luật cấp phép việc làm cho NLĐ nƣớc ngoài của Hàn Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Thỏa thuận về đƣa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận, NLĐ chỉ phải chịu chi phí khoảng 700 USD trƣớc khi đi. NLĐ phải vƣợt qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn, sau đó đƣợc làm hồ sơ dự tuyển để chủ sử dụng lựa chọn. [8]
Tuy nhiên từ cuối năm 2010, phát sinh vấn đề NLĐ sau khi hết hạn hợp đồng lao động không về nƣớc, ở lại làm việc và cƣ trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Mặc dù sau đó phía Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng lao động không về nƣớc, nhƣng tỷ lệ vẫn không có dấu hiệu đi xuống. Trƣớc tình hình đó, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc đã quyết định ngừng ký gia hạn Bản ghi nhớ đã hết hạn vào ngày 29/8/2012 và tạm ngừng tiếp nhận mới lao động Việt Nam, quyết định loại Việt Nam ra khỏi danh sách tuyển dụng lao động nƣớc ngoài năm 2013. Sự kiện này khiến hơn 11.000 NLĐ đã đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn cuối tháng 12/2011 và những lao động đã tham dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn cuối tháng 8/2012 không đƣợc giới thiệu để chủ lao động Hàn Quốc lựa chọn.
Để nối lại thị trƣờng lao động Hàn Quốc, Việt Nam đã tích cực giải quyết vấn đề bên phía Hàn Quốc yêu cầu. Kết quả đến cuối năm 2013, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Việt Nam cùng với Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận về việc tiếp tục thực hiện quy trình đƣa NLĐ sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chƣơng trình cấp phép việc làm (EPS). Theo bản thỏa thuận này, một bản ghi nhớ đặc biệt về tiếp nhận lao động giữa hai bên đƣợc ký kết, tạo cơ hội việc làm cho hơn 10.000 lao động đã qua kiểm tra tiếng Hàn nhƣng chƣa đƣợc chọn thời gian qua.
- Đối với thị trƣờng Nhật Bản: Nhƣ trên đã trình bày, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21 tháng 9 năm 1973. Đến nay, hai nƣớc đã xây dựng và không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác rất gắn bó và toàn diện. Quan hệ hai nƣớc đã đạt đến một đỉnh cao mới, trở thành “đối
tác chiến lƣợc vì hoà bình và phồn vinh Châu Á”. Cho đến nay, có hơn 120 DN phái cử Việt Nam uy tín, đủ điều kiện đƣợc Nam và Nhật BảnTổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) chấp thuận đƣa TTS sang tu nghiệp tại Nhật Bản. Hiện, TTS Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản.
Bên cạnh quan hệ hợp tác với JITCO, từ cuối năm 2005, Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (BLĐTBXH) đã ký Bản Thỏa thuận với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM JAPAN). TTS đi tu nghiệp tại Nhật Bản theo chƣơng trình này hầu nhƣ không phải đóng các chi phí trƣớc khi xuất cảnh, ngoại trừ các khoản chi phí khám sức khoẻ, lệ phí làm hộ chiếu và visa, chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo trƣớc phái cử. Sau khi hoàn thành thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật về nƣớc, tổ chức IM JAPAN sẽ hỗ trợ mỗi TTS khoản tiền 600.000 Yên (khoảng trên 7.500 USD) để hỗ trợ việc hoà nhập, tìm việc làm mới hoặc tự tạo việc làm cho bản thân. Đối với những TTS có nguyện vọng làm việc trong các công ty Nhật Bản tại Việt Nam, tổ chức IM Japan sẽ phối hợp cùng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội liên hệ với các công ty để hỗ trợ việc làm.
Đây là chƣơng trình phù hợp với tinh thần Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm hỗ trợ NLĐ ở các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa đi làm việc ở nƣớc ngoài. Cơ quan trực tiếp thực hiện chƣơng trình này tại Việt Nam là Trung tâm lao động ngoài nƣớc (Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội).
Ngoài việc hợp tác đƣa TTS và thực tập kỹ năng sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, Việt Nam cũng đã cung cấp lao động kỹ thuật có tay nghề cao , kỹ sƣ công nghệ thông tin , những ngƣời có trình độ đại học và trên đại học trong các lĩnh vực cho Nhật Bản . Hiện nay, thời gian làm viê ̣c của kỹ sƣ , chuyên gia Việt Nam tại Nhâ ̣t Bản là ba năm và có thể gia hạn thêm hai năm , mức lƣơng bình quân khoảng 250.000 yên/tháng (khoảng 3.000 USD), đƣợc cung cấp nhà ở, điê ̣n nƣớc và các tiê ̣n nghi sinh hoạt nhƣ bếp gas , tủ lạnh, lò sƣởi… Mức thu nhập cao cùng môi trƣờng, điều kiện làm việc tiên tiến tại Nhật Bản là yếu tố hấp dẫn đối với các tân kỹ sƣ. Tuy nhiên, so với chƣơng trình TTS, việc tuyển kỹ sƣ và chuyên gia cũng khó khăn hơn, yêu cầu đào tạo tiếng Nhật dài hơn nhƣng hiệu quả cao gấp nhiều lần, chất lƣợng lao động đƣợc đảm bảo và ít phát sinh trong quá trình làm việc. [9]
Từ năm 2012, trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), hai Bên đã thống nhất triển khai Chƣơng trình đƣa ứng viên điều dƣỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao là đơn vị đầu mối thực hiện Chƣơng trình này. Việt Nam là nƣớc thứ ba, sau Phillipines và Indonesia, chính thức có thỏa thuận hợp tác đƣa ứng viên điều dƣỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản - quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về dịch vụ y tế. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các điều dƣỡng viên, hộ lý Việt Nam sẽ đƣợc huấn luyện trong môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, nâng cao trình độ của bản thân trong thời gian làm việc tại Nhật Bản cũng nhƣ có thể sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích học tập đƣợc khi trở về làm việc trong nƣớc.
3.2.3. Số lƣợng lao động
Tính từ năm 2005 đến nay, bình quân mỗi năm Việt Nam đã đƣa đƣợc khoảng trên 80.000 lao động đi XKLĐ trong đó thị trƣờng Đông Bắc Á chiếm 56,07%, riêng trong 5 năm trở lại đây con số đó là gần 83.000 lao động thị trƣờng Đông Bắc Á chiếm 59,7%.
Bảng 2.2. Lƣợng lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Đông Bắc Á (2005-2013)
Đơn vị: Nghìn người
Năm Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản Tổng cộng Cả nƣớc
2005 22.784 12.102 2.955 37.841 70.594 2006 14.127 10.577 5.360 30.064 78.855 2007 23.640 12.187 5.517 41.344 85.020 2008 31.631 18.141 6.142 55.914 86.990 2009 21.677 7.578 5.456 34.711 73.028 2010 28.499 8.628 4.913 42.040 85.546 2011 38.796 15.214 6.985 60.995 88.300 2012 30.500 9.200 8.800 48.500 80.320 2013 46.368 5.446 9.886 61.700 88.150 Cộng 258.022 99.073 56.014 323.694 736.803
Lƣợng LĐXK của Việt Nam từ 2005-2013 luôn có xu hƣớng tăng dần, năm 2013 tăng lên là 88.150 lao động, tăng gấp 1,24 lần so với năm 2005, trong đó, dẫn đầu thị trƣờng Đông Bắc Á là 61.700 lao động chiếm 70% tổng số LĐXK cả nƣớc.
Cũng theo Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc (Bộ LĐTBXH), 8 tháng năm 2014, tổng số LĐXK ra nƣớc ngoài là 73.727 lao động. Trong đó, thị trƣờng Đông Bắc Á là 61.756 lao động, chiếm 83,7% tổng LĐXK của cả nƣớc. Trong đó, Đài Loan là thị trƣờng dẫn đầu với 44.535 lao động, chiếm 60%, xếp thứ hai là Nhật Bản với 12.606 lao động, chiếm 17%, tiếp theo là thị trƣờng Hàn Quốc với 4.615 ngƣời, chiếm 6,26% LĐXK của cả nƣớc.
3.2.4. Cơ cấu ngành nghề xuất khẩu lao động
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc, tính đến hết tháng 6 năm 2014, số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan là 135.000 ngƣời, tại Hàn Quốc là 50.000 ngƣời, còn tại Nhật Bản có khoảng 20.000 TTS với cơ cấu ngành nghề đa dạng.
Bảng 2.3. Cơ cấu ngành nghề của NLĐ Việt Nam tại thị trƣờng Đông Bắc Á
Đơn vị: người
Thị trƣờng Ngành nghề Tỷ lệ lao động theo nghề
Đài Loan
Khán hộ công, giúp việc gia đình 16,44%
Sản xuất chế tạo và xây dựng 83,46%
Thuyền viên tàu cá 0,18%
Ngành nghề khác 0,08% Hàn Quốc Công nghiệp 87,00% Thủy sản 0.85% Nông nghiệp 5,41% Xây dựng 6,75% Ngành nghề khác 0,01% Nhật Bản Công nghiệp 70,10% Vận tải biển 17,08% Xây dựng 8,00% Ngành nghề khác 3,92%
Nguồn: Tổng hợp số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (2014)
Qua bảng có thể thấy, lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Đài Loan chủ yếu làm việc trong ngành sản xuất chế tạo và xây dựng chiếm 83,46%, tiếp đó là KHC & GVGĐ chiếm 16,44% tổng số lao động xuất khẩu sang thị trƣờng này).
Còn tại thị trƣờng Hàn Quốc, lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp chiếm 87%, tiếp đó là ngành xây dựng chiếm 6,75% và ngành nông nghiệp là 5,41% tổng số lao động xuất khẩu sang thị trƣờng này. Tại thị trƣờng Nhật Bản, lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp chiếm 70,1%, ngành vận tải biến chiếm 17,08% và ngành xây dựng chiếm 8% tổng số lao động đƣa sang thị trƣờng này. Nhƣ vậy, nhìn chung lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Đông Bắc Á chủ yếu làm việc trong ngành sản xuất chế tạo công nghiệp, xây dựng, vận tải biển, khán hộ công và giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá,…
Ngoài ra, từ năm 2012 Việt Nam bắt đầu đƣa điều dƣỡng viên và hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo đƣợc tổ chức vào năm 2020, trong năm năm từ năm 2015 đến 2020 Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lƣợng lớn TTS xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các TTS xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nƣớc trƣớc đây.
Và mới đây nhất, một điều chỉnh đáng chú ý của Bộ Lao động Đài Loan (trƣớc đây là Ủy ban Lao động Đài Loan) vừa đƣa thêm ngành nghề nuôi cá lồng đại dƣơng vào diện đƣợc tiếp nhận lao động nƣớc ngoài. Trƣớc điều chỉnh này, Ban Thị trƣờng Đài Loan thuộc Hiệp hội XKLĐ Việt Nam đang tích cực phối hợp với các DN XKLĐ tìm kiếm đối tác, đàm phán để ký hợp đồng cung ứng lao động ở lĩnh vực mới này.
3.2.5. Tiền lƣơng của NLĐ
Thị trƣờng lao động Đông Bắc Á là thị trƣờng có mức thu nhập tƣơng đối cao, trong đó:
- Thị trƣờng Đài Loan: Năm 2013, mức lƣơng cơ bản của lao động Việt Nam tại Đài Loan khoảng 600-700USD/tháng. Đối với lao động tại nhà máy, công trƣờng làm thêm 2 giờ trong ngày bình thƣờng đƣợc trả thêm 33% lƣơng mỗi giờ; làm thêm các giờ tiếp theo đƣợc trả thêm 66% lƣơng mỗi giờ; làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép đƣợc trả lƣơng gấp 2 lần ngày thƣờng.
Mỗi năm trung bình làm việc ở Đài Loan, NLĐ có thể để ra đƣợc khoảng hơn 6.000USD.
Đặc biệt, từ ngày 1-7-2014 vừa qua, Đài Loan thực hiện tăng lƣơng cơ bản theo lộ trình và tăng nhu cầu tuyển dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ sang thị trƣờng này. Theo đó, mức lƣơng cơ bản từ thời điểm trên là 19.273 đài tệ/tháng (khoảng 13,46 triệu đồng), tăng 226 đài tệ/tháng so với trƣớc. Mức lƣơng cơ bản theo giờ của lao động nƣớc ngoài cũng đƣợc điều chỉnh tăng từ 103 đài tệ/giờ lên 115 đài tệ/giờ. Hiện trên 80% lao động Việt Nam ở Đài Loan Loan có tổng thu nhập từ 25.000-30.000 đài tệ/tháng (khoảng 17,5-21 triệu đồng/tháng). [27]
- Thị trường Hàn Quốc: So với các nƣớc khác, lao động Việt Nam ở Hàn Quốc có mức thu nhập tƣơng đối cao, phổ biến khoảng 1000-1500 USD/tháng, mức trung bình cao nhất sẽ từ 1.300-1.700 USD/tháng (khoảng 26-35 triệu đồng/tháng).
Năm 2014, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tăng mức lƣơng tối thiểu là 5.210 won (tƣơng đƣơng 4,56USD) cho một giờ làm việc, tăng 7,2% so với năm 2013. Do đó, lƣơng tối thiểu hàng tháng cho lao động làm việc 40 giờ/tuần sẽ là 1.088.000won (952,88 USD). Theo thống kê của Bộ Lao động-Thƣơng binh & Xã hội, 8 tháng đầu năm 2014 mức lƣơng trả cho NLĐ phổ thông tƣơng đối cao từ 1.200-2000USD/tháng, những ngƣời có tay nghề kỹ thuật và có trình độ học vấn (tốt nghiệp đại học, cao đẳng) biết tiếng Hàn sẽ bố trí làm ở các dây truyền điện tử, quản lý... với mức lƣơng từ 1.700USD- 2.000 USD/tháng. Với chế độ lao động tuần làm 6 ngày, nghỉ chủ nhật, mỗi ngày làm đúng 8 tiếng, nếu làm thêm giờ nào sẽ đƣợc trả lƣơng gấp rƣỡi giờ đó so với ngày lƣơng bình thƣờng.
Tính đến tháng 6 năm 2014, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động làm việc tại Hàn Quốc, hàng năm gửi về nƣớc trên 700 triệu Đô la Mỹ. [28]
- Thị trường Nhật Bản: Mức lƣơng cơ bản của TTS ở Nhật Bản khoảng 120.000-150.000 yên/tháng (tƣơng đƣơng với 1.200-1500USD/tháng), mức lƣơng cơ bản này có thể cao hơn tùy theo khu vực, đặc thù ngành nghề, tính chất công việc, khung lƣơng xí nghiệp.
+ Thuế (thông thƣờng lƣơng thực lĩnh của TTS trừ thuế khoảng 1000-1500 yên/tháng, có thể lên đến 2500 yên/tháng),
+ Các loại bảo hiểm (khoảng 2 đến 3 loại bảo hiểm với tổng trừ khoảng 15.000-20.000 yên/tháng),
+ Phí nội trú và phí sửa chữa (mức trừ thông thƣờng từ 0-20.000 yên/tháng) + Tiền ăn, điện, nƣớc, gas (nếu không đƣợc hỗ trợ, phải đóng khoảng 15.000- 25.000 yên/tháng) và các khoản phụ phí khác tùy theo đặc thù ngành nghề, theo vùng và xí nghiệp mà phát sinh thêm vài khoản phí nhỏ khác.
Ngoài tiền ăn, điện, nƣớc, gas TTS chủ động. Lƣơng thực lĩnh của TTS trừ đi các khoản: thuế, bảo hiểm, phí nội trú và phí sửa chữa, còn lại thƣờng từ 80.000- đến 110.000 yên/tháng (tƣơng đƣơng với 800-1.100USD/tháng).
Mỗi tháng trung bình làm việc ở Nhật để ra đƣợc 700 đến 950USD, nhƣ vậy mỗi năm NLĐ có thể gửi về khoảng 8.500-11.500USD. Đây là khoản thu nhập cao đối với lao động Việt Nam, đó là thu nhập không tính làm thêm. Nếu có giờ làm thêm, thu nhập của NLĐ sẽ còn cao hơn. [28]
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÔNG BẮC Á