CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. BỐI CẢNH MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1.1. Bối cảnh mới
XKLĐ ở Việt Nam trong nhiều năm qua luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao đời sống cho NLĐ, tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc và tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế... Thời gian qua, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động đã tạo ra những ảnh hƣởng tich cực lẫn tiêu cực đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á.
4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
* Tình hình chung của thị trường lao động quốc tế:
Một là, xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với các cấp độ khu vực hóa và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã làm cho sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hơn nữa, cùng với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho lực lƣợng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bo hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nƣớc, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế phù hợp với sự phân công lao động quốc tế... Với bối cảnh nhƣ vậy, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á, bên cạnh đó cũng tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn cho hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng này
Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang dần đi qua nhƣng những ảnh hƣởng của nó còn tồn tại rõ trong nền kinh tế thế giới. Từ nửa cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính ở Mỹ nổ ra hết sức trầm trọng và từ năm 2008, cuộc khủng hoảng này lan tỏa và tác động hầu hết đến tất cả các quốc gia trên thế giới... Trong số đó có các nƣớc và nhóm nƣớc lớn là thị trƣờng XKLĐ quan trọng của Việt Nam nhƣ khu vực Đông Bắc Á bị suy thoái nghiêm trọng. Mỹ là điểm xuất phát, là trung tâm của khủng hoảng, ngay sau đó nó đã lan sang Châu Âu, Châu Á
và toàn thế giới. Tháng 12/2007, Mỹ chính thức thừa nhận nền kinh tế đang suy thoái, biểu hiện là gia nhà giảm sút, thu nhập co lại, nguồn tín dụng cạn kiệt… Tiếp đến là 15 nƣớc EU rơi vào suy thoái, kinh tế Italia rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong vòng 20 năm qua.
Sự suy thoái kinh tế ngày càng lan rộng, thấm sâu vào từng nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Tác động tiêu cực của nó đã làm cho kinh tế thế giới và kinh tế nƣớc ta chậm lại. Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam bị suy giảm và chịu tác động nặng nề nhƣ suy giảm tốc độ tăng trƣởng qua các năm, kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài liên tục sụt giảm, thất nghiệp gia tăng... Đặc biệt, là ảnh hƣởng lớn đến hoạt động XKLĐ của nƣớc ta. Bên cạnh đó, nó còn tác động đến các nền kinh tế khác trong khu vực Đông Bắc Á nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, nhƣng tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Theo IMF, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đã có tiến triển, nhƣng thời gian tới, rủi ro vẫn tăng mạnh, khiến cho nền kinh tế thế giới nói chung và từng nƣớc, từng khu vực nói riêng có xu hƣớng chững lại. Cụ thể theo IMF, mức tăng trƣởng của kinh tế thế giới năm 2010 phục hồi (4,8%/năm), sau khi bị suy giảm mạnh vào năm 2009 (-1,1%/năm). Bƣớc sang năm 2011, nền kinh tế thế giới chƣa lấy lại đƣợc đà phục hồi thì tăng trƣởng có dấu hiệu chậm lại và giảm nhẹ vào 2 năm tiếp theo, năm 2011 (3,6%/năm), năm 2012 (4,1%/năm) (IMF, 2012). Đó là do những khó khăn từ các đầu tàu kinh tế nhƣ: xu hƣớng giảm phát của kinh tế Nhật Bản, việc chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trƣởng chậm lại ở Trung Quốc, những khó khăn về nợ công ở châu Âu; đặc biệt là trƣớc những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính trị ở 11 nƣớc Bắc Phi, Trung Đông và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản, ƣớc tính, lấy đi ít nhất 0,5% tăng trƣởng kinh tế toàn cầu.
Với diễn biến kinh tế thế giới nhƣ vậy, hoạt động XKLĐ ở các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam sau một thời gian chững lại vì khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, sẽ bƣớc vào giai đoạn phát triển mới.
Ba là, mặc dù đã xảy ra và đang còn tiềm ẩn một số nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh nhƣng nhìn chung hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế trong thời gian tới. Sau một thời gian biến động, tình hình quốc tế đã hinh thanh thế đa cực khá rõ nét. Thị trƣờng Đông Bắc Á ít có nguy cơ xảy ra chiến tranh trong thời gian tới. Nền tảng hòa bình, hợp tác chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng này trong thời gian tới.
Bốn là, sự cạnh tranh giữa các nƣớc XKLĐ tiếp tục diễn ra càng gay gắt. Theo số liệu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), trong hơn thập kỷ qua ƣớc tính lao động thế giới tăng 1,7%/năm và phần lớn là ở các nƣớc đang phát triển và đặc biệt là các nƣớc kém phát triển. Trong khi đó tốc độ tăng việc làm trên thế giới lại có xu hƣớng giảm vì nhiều lý do, từ 1,4%/năm ở nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ XX xuống còn 1,2%/năm vào nửa cuối thập niên. Do vậy, áp lực về lao động và việc làm trên thế giới sẽ tiếp tục căng thẳng trong những năm tới dẫn đến nhiều nƣớc sẽ phải đẩy mạnh XKLĐ. Nhƣ vậy, sự cạnh tranh trên thị trƣờng LĐXK ở khu vực Đông Bắc Á sẽ càng trở nên quyết liệt hơn và là thách thức không nhỏ cho XKLĐ Việt Nam.
* Tình hình tại thị trường lao động Đông Bắc Á - Thị trường Đài Loan:
+ Kể từ năm 2012, giấy phép thuê lao động nƣớc ngoài cấp cho chủ sử dụng lao động Đài Loan có thời hạn là 03 năm, tăng lên 01 năm so với quy định cũ và tổng thời gian lao động nƣớc ngoài đƣợc làm việc tại Đài Loan là không quá 12 năm, tăng lên 03 năm so với quy định cũ.
+ Tháng 5/2013, Đài Loan đã chính thức thông báo dừng cấp visa cho lao động Philippines vào làm việc. Trong khi nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc ngoài của thị trƣờng này vẫn ở mức cao thì đây đƣợc cho là cơ hội để tăng số lƣợng lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan trong thời gian tới.
+ Hàng năm Đài Loan liên tục điều chỉnh tăng mức lƣơng cơ bản cho NLĐ, từ ngày 1-7-2014 vừa qua, Đài Loan thực hiện tăng lƣơng cơ bản theo lộ trình và tăng nhu cầu tuyển dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ sang thị trƣờng này. Theo
đó, mức lƣơng cơ bản từ thời điểm trên là 19.273 đài tệ/tháng (khoảng 13,46 triệu đồng), tăng 226 đài tệ/tháng so với trƣớc.
+ Đầu năm 2014, Bộ Lao động Đài Loan (trƣớc đây là Ủy ban Lao động Đài Loan) đã đƣa thêm ngành nghề nuôi cá lồng đại dƣơng vào diện đƣợc tiếp nhận lao động nƣớc ngoài. Điều này tăng cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng này.
- Thị trường Hàn Quốc:
+ Hàn Quốc đã có chính sách mới đối với lao động kết thúc hợp đồng về nƣớc đúng thời hạn, nếu có nguyện vọng trở lại làm việc sẽ đƣợc tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-TOPIK do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tổ chức, nhằm nỗ lực giảm lƣợng lao động cƣ trú bất hợp pháp tại nƣớc này.
+ Năm 2014, thị trƣờng Hàn Quốc đã đƣợc nối trở lại với LĐXK của Việt Nam.
- Thị trường Nhật Bản:
+ Nhật Bản tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận TTS Việt Nam một số ngành nghề nhƣ chế tạo sản xuất, nông nghiệp, xây dựng... Phía Nhật Bản đánh giá đây là những ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam, đặc biệt là ngành nông nghiệp.
+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp của Nhật Bản thời gian vừa qua bị giảm mạnh, do đó Hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản đã đề nghị với phía Việt Nam mong muốn tăng cƣờng hợp tác nhằm tăng tỷ lệ TTS Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực này.
+ Nhật Bản hiện đang có chính sách đầu tƣ tái thiết khu vực bị ảnh hƣởng của động đất, sóng thần, vì vậy nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc ngoài trong lĩnh vực này đang rất đƣợc quan tâm. Đây cũng chính là cơ hội mới dành cho lao động xây dựng Việt Nam sang làm việc tại thị trƣờng tiềm năng này.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), năm 2012 lần đầu tiên Việt Nam đã thực hiện Chƣơng trình đƣa ứng viên điều dƣỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Hiện đã có 150 ứng viên đƣợc tuyển
chọn tham gia chƣơng trình để đƣa vào đào tạo tiếng Nhật miễn phí trong vòng 12 tháng tại Việt Nam do các giáo viên đến từ Nhật Bản giảng dạy để đƣợc sang làm việc tại các bệnh viện và cơ sở y tế Nhật Bản vào đầu năm 2014. Đồng thời, phía Nhật Bản cũng đã thông báo sẽ tiếp nhận 180 ứng viên điều dƣỡng, hộ lý và hỗ trợ kinh phí để đƣa vào đào tạo tiếng Nhật năm 2013 - 2014 và đƣa sang Nhật Bản vào đầu năm 2015.
4.1.1.2. Bối cảnh trong nước
Giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới, bối cảnh trong nƣớc có những vấn đề nổi bật tác động tới hoạt động XKLĐ nhƣ sau:
Một là, phát triển XKLĐ đã và sẽ tiếp tục là chủ trƣơng, chiến lƣợc lâu dài của Đảng và Nhà nƣớc. Tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đều khẳng định phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan, trong đó XKLĐ là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Hoạt động XKLĐ đã đƣợc luật hóa trong Bộ Luật lao động nhằm hoàn chỉnh và tạo khung pháp lý vững chắc để phát triển lĩnh vực XKLĐ. Trong thời gian tới, thị trƣờng lao động của Việt Nam cơ bản sẽ vẫn tiếp tục ở trạng thái cung lớn hơn cầu, đặc biệt là ở phân khúc lao động chƣa qua đào tạo, lao động nông thôn, nên áp lực giải quyết việc làm cho lao động vẫn căng thẳng. Do đó, phát triển XKLĐ nhằm giải quyết việc làm cho lao động trong nƣớc sẽ tiếp tục là giải pháp chiến lƣợc, lâu dài trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Hai là, việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội, phát triển quan hệ đối ngoại. Với chinh sách mở cửa, đa phƣơng hóa trong quan hệ đối ngoại, sẵn sàng hợp tac với tất cả các nƣớc, Việt Nam sẵn sàng hội nhập vào khu vực và trên thế giới trong mọi lĩnh vực hoạt động. Vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc củng cố và phát triển. Đó là những điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển thị trƣờng lao động. Trong những năm qua, quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Việt Nam đã tham gia vào 63 tổ chức quốc tế và hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới, trong đó phải kể đến những diễn đàn, tổ
chức kinh tế điển hinh nhƣ WTO, ASEAN, APEC, ASEM... Điều nay sẽ giúp cho XKLĐ Việt Nam tiếp tục có những điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ba là, nhận thức về vị trí, vai trò của XKLĐ trong đại bộ phận NLĐ và các cấp chính quyền, đoàn thể đã chuyển biến theo hƣớng tích cực. XKLĐ ở Việt Nam hiện nay đƣợc xem là một trong những giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của hầu hết các địa phƣơng. Nhìn chung, NLĐ đã nhận thấy hiệu quả của XKLĐ và thừa nhận XKLĐ là một trong những phƣơng án tìm kiếm việc làm nhằm nâng cao đời sống cho bản thân và gia đinh. Đó chính là yếu tố tich cực, thuận lợi cho XKLĐ phát triển.
Bốn là, sau một thời gian thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010, nƣớc ta đã chính thức thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bƣớc vào nhóm nƣớc có mức thu nhập trung binh. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời đã đạt gần 1.168 USD, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, thu nhập NLĐ cao hơn trƣớc, mức sống của đại bộ phận NLĐ đã đƣợc nâng lên đáng kể so với trƣớc. Sự phát triển của kinh tế đất nƣớc đã đặt ra yêu cầu mới cho XKLĐ, các thị trƣờng có mức thu nhập thấp không còn nhiều hấp dẫn với số đông lao động nƣớc ta (trừ những lao động thuộc diện nghèo), đòi hỏi trong thời gian tới thị trƣờng XKLĐ nƣớc ta cần phải có sự phát triển mới về chất.