ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động việt nam sang thị trường đông bắc á thực trạng và giải pháp (Trang 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG

Từ sự phân tích thực trạng của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á trong giai đoạn từ năm 2005-2013 với ba nƣớc tiêu biểu là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể thấy hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng này những năm gần đây đã mang lại những thành tựu và hạn chế nhƣ sau:

3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc

* Giải quyết việc làm cho một bộ phận NLĐ

Từ thực trạng số lƣợng LĐXK của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á giai đoạn từ (2005-2013) có thể đánh giá, Đông Bắc Á là thị trƣờng lớn XKLĐ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Giai đoạn từ 2005-2013 Việt Nam đã đƣa 504.583 lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, trong đó khu vực Đông Bắc Á tiếp nhận nhiều lao động nhất lên tới 413.109 lao động, chiếm 56% tổng số LĐXK của cả nƣớc.

Biểu 2.1. Lao động Việt Nam tại thị trƣờng Đông Bắc Á (2005-2013)

Nhƣ vậy, từ thực trạng số lƣợng LĐXK Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á thời gian qua cho thấy, hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng khu vực này đã và đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết tình trạng lao động dƣ thừa, giảm tình trạng thất nghiệp và số ngƣời thiếu việc làm trong lực lƣợng lao động của cả nƣớc.

Bảng 2.4. Tỷ lệ lao động xuất khẩu sang thị trƣờng Đông Bắc Á so với lao động đƣợc giải quyết việc làm hàng năm của Việt Nam (2005-2013) Năm Số lao động đƣợc

giải quyết việc làm của cả nƣớc (ngƣời)

Số LĐXK sang thị trƣờng Đông Bắc Á (ngƣời)

Tỷ lệ LĐXK sang thị trƣờng Đông Bắc Á/LĐ đƣợc giải quyết việc làm

của cả nƣớc (%) 2005 1,500 triệu 37.841 2,52 2006 1,600 triệu 30.064 1,88 2007 1,680 triệu 41.344 2,46 2008 1,280 triệu 55.914 4,37 2009 1,500 triệu 34.711 2,31 2010 1,600 triệu 42.0404 2,63 2011 1,500 triệu 60.995 4,07 2012 1,522 triệu 48.500 3,19 2013 1,543 triệu 61.700 4,00

Số LĐXK sang khu vực Đông Bắc Á so với số lao động đƣợc giải quyết việc làm của cả nƣớc những năm gần đây (2005-2013) có xu hƣớng tăng, năm 2005 số LĐXK sang thị trƣờng Đông Bắc Á là 37.841 ngƣời chiếm 2,52% lao động đƣợc giải quyết việc làm cả cả nƣớc, năm 2013 con số này đã tăng lên là 61.700 ngƣời chiếm 4% lao động đƣợc giải quyết việc làm của cả nƣớc.

Ngoài việc tạo ra việc làm trực tiếp cho ngƣời LĐXK, hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á còn tạo việc làm một cách gián tiếp từ các khâu dịch vụ y tế, chuyên chở hàng không, dịch vụ giao nhận hàng hóa, làm thủ tục xuất nhập cảnh,…

* Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho NLĐ, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư tạo việc làm

Qua thực trạng thu nhập của lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Đông Bắc Á cho thấy mức thu nhập của NLĐ tại thị trƣờng này tƣơng đối cao. Tại thị trƣờng Đài Loan bình quân NLĐ có thu nhập từ 600-700USD/tháng, còn tại thị trƣờng Hàn Quốc và Nhật Bản là 1200-1500USD/tháng (tƣơng đƣơng 25-31,5 triệu đồng/tháng), một số ngành nghề đòi hỏi tay nghề cao mức lƣơng còn có thể lên đến 1.700-2000USD/tháng (tƣơng đƣơng 35-42 triệu đồng/tháng). So với thu nhập trong nƣớc theo Báo cáo thị trƣờng lao động quý I năm 2014 của Bộ Lao động-Thƣơng binh & Xã hội, một lao động có việc làm nói chung (lao động giản đơn) có mức thu nhập là 3 triệu đồng/ngƣời/ tháng và một lao động làm công ăn lƣơng (lao động khu vực Nhà nƣớc) bình quân là 6 triệu đồng/ngƣời/tháng, lao động chuyên môn kỹ thuật bậc cao, bình quân là 6,9 triệu đồng/tháng.

Nhƣ vậy, mức thu nhập trên là mức thu nhập cao so với thu nhập bình quân của NLĐ trong nƣớc. Đó là khoản thu nhập khá lớn, rất có ý nghĩa đối với NLĐ xuất khẩu Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống của NLĐ ở những khu vực có thu nhập thấp, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội ở những khu vực này. Đặc biệt, khi đƣợc sử dụng hợp lý cho đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân NLĐ xuất khẩu khi trở về và những ngƣời khác, hiệu quả của nguồn tài chính này đối với nền kinh tế quốc dân còn cao hơn nữa. Xét trên khía

cạnh này, hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á còn góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nƣớc ta.

Với kết quả nhƣ trên, hoạt động XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á cũng đã góp phần giảm chi ngân sách đầu tƣ tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế. Lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài không những tăng thu nhập cho bản thân còn đƣợc học tập tiếp cận với công nghệ mới, phƣơng pháp làm việc khoa học, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.

Trong khi đó, một lao động trong nƣớc muốn có việc làm cần phải bỏ chi phí đào tạo, tính trên toàn bộ lực lƣợng lao động cả nƣớc thì chi phí này là một khoản không hề nhỏ. Nhƣ vậy có thể thấy lao động đƣợc đi làm việc ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc trong thời gian qua đã tiết kiệm đƣợc một khoản vốn đầu tƣ không nhỏ cho toàn xã hội, giảm bớt đƣợc gánh nặng chi phí tạo việc làm cho ngân sách nhà nƣớc. Ngoài ra, ngân sách nhà nƣớc còn thu đƣợc hàng trăm triệu USD từ phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao, thuế doanh thu và thuế lợi tức của DN XKLĐ tính trên số tiền dịch vụ thu từ NLĐ, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng…

* Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Theo Cục trƣởng Quản lý lao động ngoài nƣớc (Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội), tính đến hết năm 2013, trung bình mỗi năm cả nƣớc có hơn 80.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Thị trƣờng lao động ngoài nƣớc đã đƣợc mở ra tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nguồn lao động này gửi về nƣớc từ 2 - 2,2 tỷ USD/năm, đây là nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc trong điều kiện hiện nay, góp phần cải thiện đời sống của hàng nghìn gia đình, giúp nhiều hộ thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu.

Thị trƣờng Đông Bắc Á, trung bình mỗi năm (2005-2013) tiếp nhận khoảng 45.901 lao động Việt Nam. Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc, hiện Việt Nam có khoảng 135.000 lao động tại Đài Loan, với thu nhập bình quân mỗi lao động khoảng từ 600-700USD/tháng, trừ tất cả các khoản chi phí, một lao động có thể gửi về khoảng 6.000USD/năm. Tại Hàn Quốc, có khoảng 50.000 lao đông, với

thu nhập bình quân từ 1000-1300USD/tháng, với số tiền gửi về nƣớc hàng năm ƣớc đạt 700 triệu USD. Còn tại thị trƣờng Nhật Bản, hiện Việt Nam có khoảng 20.000 TTS, với thu nhập bình quân từ 1.200-1500USD/tháng, mỗi năm một lao động có thể gửi về nƣớc khoảng 8.500-11.500USD.

* Tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn lao động

LĐXK sang thị trƣờng Đông Bắc Á đƣợc đào tạo những vốn kiến thức và trình độ học vấn cơ bản, hơn nữa họ lại đƣợc làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hiện đại với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến sẽ có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp từ đó hình thành thói quen năng động trong lao động.

* Từng bước tạo lập và xây dựng được môi trường pháp lý thống nhất về hoạt động XKLĐ

Thông qua hoạt động XKLĐ, Việt Nam đã từng bƣớc hoàn thiện một cách có hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ, nhƣ

- Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý để các cơ quan, DN XKLĐ và NLĐ thực hiện theo luật một cách minh bạch, công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật, hình thành một hệ thống các DN XKLĐ. Hiện nay có khoảng 167 DN đƣợc cấp phép hoạt động XKLĐ, riêng số DN hoạt động trong lĩnh vực này đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn cán bộ nhân viên.

- Ngày 22/08/2013, nhằm giảm bớt tình trạng lao động bất hợp pháp ở nƣớc ngoài đặc biệt là Hàn Quốc trong thời gian này, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP, và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 10/10/2013. Nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Từ khi Nghị định ra đời và có hiệu lực đã làm giảm rõ rệt tình trạng lao động bỏ trốn và hoạt động bất hợp pháp của một số DN môi giới XKLĐ.

* Giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, từng bước củng cố mối quan hệ với các nước nhập khẩu lao động trong khu vực Đông Bắc Á

Từ kết quả thu đƣợc của hoạt động XKLĐ Việt Nam, có thể thấy Đông Bắc Á là thị trƣờng NKLĐ lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua. Chính điều này đã góp phần vào việc tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và nƣớc bạn, là một trong những cách thức nhanh nhất để giới thiệu về hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam với các nƣớc trong khu vực Đông Bắc Á. Từ đó, góp phần quan trọng nhằm tăng cƣờng hợp tác về kinh tế, chính trị và ngoại giao cả về song phƣơng và đa phƣơng, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.

3.3.2. Những tồn tại và hạn chế

* Những tồn tại và hạn chế từ phía quản lý vĩ mô của nhà nước trong hoạt động XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á

- Chính sách pháp luật của Nhà nước chưa hoàn thiện

Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về hoạt động XKLĐ nói chung và thị trƣờng Đông Bắc Á nói riêng còn thiếu và chƣa thực sự đồng bộ, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực thi pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động XKLĐ, đồng thời làm hạn chế vai trò của Nhà nƣớc trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ. Trong khi các văn bản dƣới luật nhằm hƣớng dẫn để thi hành luật chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, bổ sung kịp thời nên tính thời sự chƣa đƣợc đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc thẩm định tƣ cách, kiểm tra, giám sát hoạt động của các DN đƣợc cấp phép XKLĐ cũng chƣa chặt chẽ, kịp thời, chế tài xử phạt chƣa đủ mạnh. Các văn bản quy định của pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ còn có những bất cập nhƣ: chƣa quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan; chƣa quy định đầy đủ các hành vi bị nghiêm cấm. Luật cũng chƣa quy định chặt chẽ các điều kiện để DN đƣợc phép hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ, vì thế chƣa hạn chế đƣợc số lƣợng DN tham gia lĩnh vực này ngày càng tăng, cạnh tranh không lành mạnh và thiếu trách nhiệm với NLĐ.

Chính sự quản lý thiếu đồng bộ và sự bổ sung chƣa kịp thời của cơ quan chức năng đối với vấn đề XKLĐ đã dẫn tới tình trạng một số DN lập các chi nhánh, trung tâm, cơ sở đào tạo tràn lan, tạo điều kiện cho các đối tƣợng cò mồi hoạt động lừa đảo. Các công ty XKLĐ và cá nhân môi giới lao động trung gian không có giấy phép này thậm chí đã bắt NLĐ phải đóng những khoản phí vƣợt quá mức quy định của pháp luật để đƣợc đi XKLĐ. Kết quả là, NLĐ Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ cao và họ rất dễ rơi vào cảnh bị cƣỡng ép lao động, bao gồm việc phải làm công trừ nợ.

Thị trƣờng Đài Loan, các đơn vị làm nhiệm vụ tuyển dụng cũng nhƣ DN XKLĐ sang Đài Loan thực hiện thu phí môi giới từ 3.000 đến 4.000 USD/ngƣời, tăng gần gấp đôi so với mức quy định của nhà nƣớc. Chỉ riêng hai khoản phí môi giới và dịch vụ, trƣớc khi đƣợc xuất khẩu mỗi lao động phải đóng cho DN từ 5.000 đến 6.000 USD. Đối với thị trƣờng Hàn Quốc, theo quy định của Hàn Quốc (nằm trong chƣơng trình EPS) đối tƣợng XKLĐ không phải đóng phí môi giới cũng nhƣ phí dịch vụ. Chi phí cho một lao động sang Hàn Quốc làm việc nằm ở mức dƣới 1.000 USD, thế nhƣng trên thực tế NLĐ phải đóng khoản phí lên đến gần 10.000 USD. Nhật Bản đã và đang cho phép các DN tiếp nhận TNS từ nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam; công khai minh bạch và cụ thể các khoản thu của TNS. Theo quy định của Nhật Bản, chi phí cho một TNS có biến động nhƣng chỉ nằm ở mức từ 3.000 đến 5.000 USD. Trên thực tế khoản thu này do DN Việt Nam tự đặt ra thấp nhất cũng lên đến gần 10.000 USD và hầu hết đều trên mức 10.000 USD.

- Chƣa khai thác hết nhu cầu lao động của thị trƣờng Đông Bắc Á: Mặc dù thị trƣờng Đông Bắc Á là thị trƣờng XKLĐ lớn của Việt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên nhu cầu nhập khẩu lao động ở thị trƣờng này vẫn lớn hơn nhiều so với số lƣợng lao động xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài Việt Nam các nƣớc nhƣ Indonesia, Philippines, Thái Lan cũng là những nƣớc XKLĐ sang thị trƣờng này với số lƣợng lớn. Bên cạnh đó, do tình trạng lao động Việt Nam tại thị trƣờng này gia tăng, làm mất uy tín cho lao động Việt Nam, điều này đã dẫn tới việc Đài Loan đã ngừng tiếp nhận lao động GVGĐ & KHC từ năm 2005, Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động

Việt Nam năm 2012 đã làm giảm số lƣợng LĐXK của Việt Nam sang thị trƣờng này trong thời gian vừa qua.

* Hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

- Các DN hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á thƣờng quan tâm nhiều đến kết quả về số lƣợng ngƣời đƣa đi, chƣa thực hiện tốt công tác đào tạo trình độ cho NLĐ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, giáo dục định hƣớng, trang bị những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán của nƣớc đƣa đi xuất khẩu chính điều này làm cho chất lƣợng lao động khi sang làm việc ở thị trƣờng Đông Bắc Á chƣa đƣợc đảm bảo.

- Các DN hoạt động tràn lan, xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành giật hợp đồng cung ứng lao động dẫn tới giảm quyền lợi, đồng thời tăng chi phí đóng góp của NLĐ, nhƣng chƣa có biện pháp xử lý thực sự mang lại hiệu quả. Một số bộ phận DN đƣợc cấp phép hoạt động đƣa LĐXK nhƣng đã không trực tiếp thực hiện việc tìm kiếm khai thác đơn hàng hoặc tuyển chọn và đào tạo lao động mà khoán cho các chi nhánh, cơ sở đào tạo tại các địa phƣơng hoặc liên kết với trung gian để tuyển chọn và thu tiền của NLĐ không đúng theo quy định của Nhà nƣớc.

- Số lƣợng lao động đƣa đi của các DN nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Một số DN đã không tích cực đầu tƣ, thiếu chủ động trong tìm kiếm, khai thác thị trƣờng để ký kết hợp đồng cung ứng lao động. Do vậy dẫn tới thực tế là nhu cầu của thị trƣờng Đông Bắc Á còn nhiều nhƣng chƣa đƣợc khai thác hết.

- Thực hiện chƣa tốt các quy định pháp luật của Nhà nƣớc đối với hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á, nhất là đã để cho các tổ chức, cá nhân không có chức năng XKLĐ lợi dụng danh nghĩa để tuyển chọn, đào tạo và thu tiền bất hợp pháp của NLĐ.

* Chất lượng lao động và ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao

- Chất lƣợng đội ngũ LĐXK của các DN vẫn còn thấp so với đòi hỏi của thị trƣờng nhất là ngoại ngữ, tay nghề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại chủ yếu là XKLĐ phổ thông, một số loại lao động kỹ thuật nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động việt nam sang thị trường đông bắc á thực trạng và giải pháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)