Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động việt nam sang thị trường đông bắc á thực trạng và giải pháp (Trang 111 - 114)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG

4.3.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp:

Để nâng cao chất lƣợng hoạt động của các DN XKLĐ đòi hỏi mỗi DN phải rà soát, hoàn thiện định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh doanh dịch vụ và các thị trƣờng, loại hình cung cấp dịch vụ trọng yếu của mình. Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại, nâng cấp bộ máy cán bộ nhân viên và công tác quản trị DN.

Triển khai việc quán triệt cho cán bộ nhân viên Bộ quy tắc ứng xử dùng cho các DN Việt Nam đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Chuẩn hóa lại các quy trình nghiệp vụ và quy chế cụ thể phù hợp với yêu cầu của Bộ quy tắc ứng xử. Phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên trách theo dõi thực hiện, định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm. Coi đây là tiêu chí để nâng cấp thƣơng hiệu DN.

Bản thân các DN cũng cần nâng cao năng lực nhận thức và ứng xử của cán bộ nhân viên, tránh tình trạng đánh giá chủ quan về vấn đề lao động bỏ trốn, dẫn tới việc phân biệt đối xử vùng miền nhƣ thời gian qua đối với LĐXK sang thị trƣờng Đông Bắc Á từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh gây bức xúc và chia rẽ trong cộng đồng lao động Việt Nam tại các nƣớc này, từ đó sẽ tạo hình ảnh xấu về tình đoàn kết và ý thức dân tộc của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và thế giới.

Thứ hai, chuẩn bị nguồn lao động có nghề và ngoại ngữ theo yêu cầu của thị trường:

Tuyển chọn giáo viên có trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng sƣ phạm giỏi, có thể sử dụng những NLĐ đã đi XKLĐ về có trình độ ngoại ngữ tốt (đã qua sát hạch và đạt tiêu chuẩn) và bồi dƣỡng thêm cho họ kỹ năng sƣ phạm. Thi sát hạch ngoại ngữ trƣớc khi đƣa lao động đi: cần xây dựng tiêu chuẩn sát hạch qua tham khảo ý kiến của đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia nƣớc ngoài.

Về giáo dục nghề nên tuyển chọn từ các trƣờng dạy nghề, trung cấp đến đại học để tiết kiệm chi phí đào tạo cho DN cũng nhƣ NLĐ.

Công tác giáo dục ý thức kỷ luật của NLĐ trong một thời gian nhất định song song với quá trình đào tạo nghề cho NLĐ do DN tiến hành. Tóm lại, trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của XKLĐ. Trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ ba, nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo thực hiện cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh để khắc phục những yếu kém, vi phạm trong chấp hành kỷ cương pháp luật của NLĐ:

- DN cần hợp tác chặt chẽ với địa phƣơng, cơ sở đào tạo nghề để nắm chắc và tuyển chọn những ngƣời có tƣ chất tốt, kiên quyết không chọn những ngƣời hay gây gổ đánh nhau, nghiện rƣợu, không chọn những ngƣời không có khả năng và nguyện vọng thực sự đi làm việc trên biển cho nhu cầu này;

- Kiểm soát chặt chẽ quá trình kiểm tra sức khỏe để loại trừ sự thẩm lậu nhằm khắc phục tình trạng bỏ trốn ngay khi đến sân bay nhập cảnh do biết có bệnh không đủ điều kiện ở lại nƣớc ngoài làm việc;

- Thực hiện tốt việc đào tạo, giáo dục định hƣớng cho NLĐ trƣớc khi xuất cảnh. DN cần chủ động nâng cấp chất lƣợng đào tạo, giáo dục định hƣớng trên cơ sở chƣơng trình khung mà cơ quan quản lý nhà nƣớc đã quy định, sử dụng hiệu quả các bài giảng điện tử mẫu mà Hiệp hội đã cung cấp; Đồng thời bổ sung những ví dụ thực tế, những điển hình tốt, những trƣờng hợp vi phạm của NLĐ ở nƣớc ngoài và

hậu quả xấu của nó. Có cơ chế và cán bộ theo dõi chặt chẽ quá trình đào tạo, để có thể phát hiện, loại trừ tiếp những NLĐ biểu hiện ý thức tổ chức kỷ luật kém;

- DN cần giữ mối liên hệ thƣờng xuyên với đối tác nƣớc ngoài để nắm thông tin về NLĐ và định kỳ thông báo cho gia đình họ bằng các hình thức thích hợp;

- DN cần thực hiện tốt cơ chế khuyến khích NLĐ hoàn thành tốt hợp đồng trở về: ƣu tiên tuyển đi làm việc ở nƣớc ngoài với thị trƣờng thích hợp; đồng thời tuyển chọn những lao động này làm việc đúng ngành nghề trong các DN đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam; Tuyển những ngƣời đáp ứng trình độ ngoại ngữ vào làm việc cho DN XKLĐ;

- DN có phát hiện NLĐ gian lận trong tuyển chọn hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật ở nƣớc ngoài bị đuổi về nƣớc, cần thông báo cho chính quyền địa phƣơng để phối hợp tuyên truyền giáo dục, và thông báo cho Hiệp hội để Hiệp hội thông tin rộng rãi trong toàn hệ thống, tránh tuyển những trƣờng hợp này đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Thứ tư,làm tốt công tác Marketting trong XKLĐ:

Nghiên cứu thị trƣờng XKLĐ trong khu vực Đông Bắc Á: Là khâu trọng yếu, cho biết nên tiến vào thị trƣờng nào với cách tiếp cận ra sao cho thành công nhất, phân tích các thông tin có đƣợc bằng các phƣơng pháp tin cậy và đánh giá các kết quả rồi cho kết luận, xây dựng các chiến lƣợc, sách lƣợc cho hoạt động XKLĐ và các biện pháp tiến hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể, dựa trên cơ sở các kết quả đã phân tích. Quảng bá hàng hoá sức lao động Việt Nam ra thị trƣờng lao động quốc tế.

Từ thực trạng những hạn chế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đông Bắc Á và theo đánh giá của Bộ LĐTBXH có thể khái quát:

Thị trƣờng Nhật Bản: yêu cầu cao, chi phí trung bình, khả năng thành công 10-20% (tƣơng đối khó) thu nhập khá, chỉ XKLĐ theo hình thức TNS và TTS.

Thị trƣờng Hàn Quốc: yêu cầu trung bình, chi phí trung bình, khả năng thành công 10- 20% (tƣơng đối khó) thu nhập khá, tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng lao động bỏ trốn tại thị trƣờng lao động này lại rất cao.

Thị trƣờng Đài Loan: yêu cầu trung bình, thấp, chi phí trung bình khả năng thành công 90% (dễ dàng cho NLĐ) thu nhập trung bình khá, hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng này những năm qua có rất nhiều sai phạm trong hoạt động của các DN XKLĐ cả phía Việt Nam và Đài Loan gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ xuất khẩu.

Để có thể XKLĐ sang thị trƣờng này và quảng bá LĐXK Việt Nam cần: - Tuyển chọn thật kỹ, đào tạo kỹ trƣớc khi đƣa lao động đi, đặc biệt đối với LĐXK sang thị trƣờng Nhật Bản

- Có biện pháp quản lý chặt chẽ NLĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài, đặc biệt siết chặt đối với thị trƣờng Hàn Quốc để có thể tiếp tục khơi thông thị trƣờng này.

- Có các biện pháp để ngƣời sử dụng nƣớc ngoài tin và quen dùng lao động Việt Nam.

- Có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho lao động Việt Nam tránh xảy ra tranh chấp gây thiệt hại cho các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động việt nam sang thị trường đông bắc á thực trạng và giải pháp (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)