CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG
4.3.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan Nhà nƣớc
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ, siết chặt cơ chế quản lý đối với hoạt động xuất khẩu lao động
Thị trƣờng Đông Bắc Á là thị trƣờng XKLĐ truyền thống của Việt Nam, tuy nhiên tình hình những năm gần đây cho thấy nguy cơ Việt Nam có thể mất thị trƣờng này nếu nhƣ không kiểm soát đƣợc tình trạng lao động bỏ trốn và hoạt động bất hợp pháp của các công ty môi giới XKLĐ ở Việt Nam. Nhà nƣớc cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động XKLĐ, siết chặt cơ chế quản lý (nhất là bộ máy quản lý hành chính từ trung ƣơng đến địa phƣơng).
Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện theo luật định của các DN XKLĐ. Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm tra hoạt động của các DN XKLĐ, nhƣng cũng phải đảm bảo quyền tự chủ của DN nhằm phát huy những nhân tố tích cực đồng thời có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm những DN có hành vi vi phạm để từ đó tiến hành tổng kết, đánh giá nhằm nắm bắt đƣợc tình hình thực hiện pháp luật, các kiến nghị của DN và địa phƣơng kịp thời điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tế của công tác quản lý.
Thứ hai, phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong XKLĐ
Phối hợp chặt chẽ bộ, ngành có liên quan với các địa phƣơng và với DN XKLĐ. Cần có sự cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan nhà nƣớc để tăng cƣờng sự hợp tác giữa các thành phần trên để tránh các vụ lừa đảo đồng thời tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc trong XKLĐ, các rủi ro trong XKLĐ sẽ giảm xuống do có sự ràng buộc giữa các bên. Bên cạnh đó bộ cần thƣờng xuyên hƣớng dẫn chỉ đạo thực hiện XKLĐ tăng cƣờng công tác kiểm tra trong lĩnh vực này cũng nhƣ lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía các DN, các địa phƣơng để có những biện pháp điều chỉnh cho hợp lý hay có các văn bản giải thích thắc mắc kịp thời.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách về tài chính làm đòn bẩy thúc đẩy mở rộng và nâng cao hiệu quả XKLĐ sang thị trường Đông Bắc Á
Trong các thị trƣờng ở khu vực Đông Bắc Á thì Nhật Bản là thị trƣờng có mức chi phí tƣơng đối cao so với các thị trƣờng lao động khác. Để sang làm việc ở nƣớc này NLĐ thƣờng phải vay vốn hoặc thế chấp tài sản mới có đủ chi phí. Hơn thế nữa, khi tham gia XKLĐ ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản NLĐ vẫn phải chịu mức phí cao hơn so với quy định của Nhà nƣớc. Do vậy NLĐ khi tham gia XKLĐ ở các thị trƣờng này gánh trên vai gánh nặng nợ nần rất lớn.
Trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho NLĐ có thể tham gia XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á, Nhà nƣớc cần có các biện pháp để giảm chi phí đi xuất khẩu cho NLĐ, khuyến khích DN XKLĐ nhƣ: cho DN vay vốn với lãi suất thấp mà
không phải thế chấp hoặc thế chấp ít, thủ tục gọn nhẹ, dễ thực hiện, có chính sách ƣu đãi về thuế, nghiên cứu khả năng miễn thuế thu nhập cá nhân cho NLĐ ít nhất là trong giai đoạn đầu. Đồng thời hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát đƣa ra các chế tài xử lý các cơ quan, DN thu phí cao hơn mức quy định của nhà nƣớc ở từng thị trƣờng.
Thứ tư, nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động nước ngoài và cung cấp miễn phí, công khai
Để đẩy mạnh hoạt động đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài an toàn, các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cần tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền về những kênh đi làm việc ở nƣớc ngoài hợp pháp, cung cấp những địa chỉ mà NLĐ có thể liên hệ chính thống. Bên cạnh đó, cũng khuyến cáo NLĐ về những hành vi đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài trái phép của các tổ chức, cá nhân không có chức năng. Các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức không có chức năng đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài nhƣng vẫn tuyển chọn và đƣa NLĐ đi xuất khẩu theo các hình thức khác nhƣ du lịch.
Đối với thị trƣờng Đông Bắc Á để giảm tình trạng cò mồi hoạt động lừa đảo, Cục Quản lý lao Động Ngoài nƣớc (Bộ Lao động-Thƣơng binh & Xã hội) cần tiếp tục tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ để nâng cao nhận thức của NLĐ về các kênh đi làm việc ở nƣớc ngoài an toàn, hợp pháp; cách thức tự bảo vệ bản thân, cũng nhƣ những địa chỉ NLĐ có thể liên hệ để tìm hiểu thông tin khi có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài, hay liên hệ để nhờ đƣợc hỗ trợ khi cần thiết trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài. Phối hợp chặt chẽ với bộ ngoại giao, đại sứ quán nƣớc ngoài ở Việt Nam và đại sứ quán Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Á để luôn có những tin tức cập nhật về thị trƣờng lao động ở khu vực này, bao gồm các thông tin về: kinh tế, chính trị, phong tục tập quán của nƣớc tiếp nhận lao động, cung, cầu lao động chung ở trên thị trƣờng và với riêng từng khu vực, ngành nghề; giá cả sức lao động với nhân công nƣớc ngoài; các chế độ ƣu đãi; luật pháp của quốc gia tiếp nhận về nhập khẩu lao động nƣớc ngoài, điều kiện làm việc…
Yêu cầu đối với thông tin: thông tin phải tƣơng đối chính xác, kịp thời, khá đầy đủ; công tác cung cấp thông tin thị trƣờng lao động nƣớc ngoài đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, liên tục của nhiều cơ quan chức năng, phải đƣợc thực hiện xây dựng một cách nghiêm túc vì đây là nền tảng quyết định sự thành công của nhiều khâu tiếp sau.
Thứ năm, thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Để đảm bảo hoạt động XKLĐ sang thị trƣờng Đông Bắc Á có thể duy trì và mở rộng, Nhà nƣớc cũng cần tăng cƣờng hoạt động ngoại giao với các nƣớc trong khu vực để tăng cƣờng tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với các nƣớc này.
Từ đó, nâng cao vai trò quản lý của Việt Nam đối với lao động nƣớc ngoài, Chính phủ đàm phán với các nƣớc có lao động VN làm việc trong khu vực Đông Bắc Á, để ký kết các hiệp định, thỏa thuận song phƣơng (Hiệp định hợp tác lao động, hiệp định lãnh sự, hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp…) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng và đại diện quản lý lao động của DN XKLĐ thực hiện tốt nhiê ̣m vu ̣ trong công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi NLĐ làm việc ở nƣớc ngoài.
Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý lao động với cơ quan và chính quyền địa phương tại Đông Bắc Á
Hiện nay, công tác quản lý lao động Việt Nam tại Đông Bắc Á còn rất yếu nên khi NLĐ Việt Nam bị chủ sử dụng lao động vi phạm, phá vỡ hợp đồng hoặc có sự tranh chấp giữa chủ sử dụng lao động và NLĐ thì NLĐ không biết cách hoặc nợi giải quyết. Chính vì vậy, Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội cần có một phòng ban chuyên trách chuyên đảm nhận về lao động làm việc ở các thị trƣờng thông qua việc đặt các văn phòng đại diện và các bộ chuyên trách am hiểu thị trƣờng tại nƣớc sở tại. Địa chỉ và thông tin cán bộ chuyên trách cần đƣợc công khai trên website của Bộ LĐTBXH và các DN XKLĐ và thậm chí in trong các tờ hƣớng dẫn, đƣợc nêu trong các chƣơng trình đào tạo lao động trƣớc khi đƣa NLĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài. Có nhƣ vậy, NLĐ Việt Nam tại nƣớc ngoài mới đƣợc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và an tâm làm việc cho đến khi kết thúc hợp đồng.
Thứ bảy, cần quyết liệt trong những hành động xử lý chủ lao động nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của NLĐ
Khi chủ sử dụng lao động vi phạm hợp đồng hoặc không tuân thủ theo hợp đồng đã ký với DN XKLĐ của Việt Nam thì lợi ích của NLĐ sẽ bị vi phạm. Để tránh trƣờng hợp này xảy ra thì Nhà nƣớc cần có Bộ Luật riêng bao gồm những điều khoản và chế tài xử lý ngƣời chủ sử dụng lao động và cả những NLĐ nếu họ vi phạm hợp đồng đã ký. Các chế tài cần phải cụ thể, chặt chẽ, nghiêm ngặt để tránh tình trạng lách luật; đồng thời phải phổ biến Bộ Luật này cho NLĐ trƣớc khi đi xuất khẩu và cho cả DN XKLĐ cũng nhƣ cán bộ chuyên trách các văn phòng đại diện tại nƣớc có NLĐ đi xuất khẩu. Thêm vào đó, Bộ Luật này cần phải đƣợc Chính quyền hai nƣớc thông qua và dịch sang thứ tiếng của hai nƣớc cũng nhƣ phổ biến cho các chủ sử dụng lao động tại nƣớc đó.