Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện và nội dung kinh tế trong quy hoạch đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 29 - 45)

kinh tế trong quy hoạch đó

1.2.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các cấp độ của quy hoạch đó

* Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Để xác định đƣợc nhiệm vụ của công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, trƣớc hết cần phải hiểu thế nào là quy hoạch và các khái niệm có liên quan. Theo Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1992, thì Quy hoạch theo nghĩa chung nhất là "bố trí, sắp xếp toàn bộ các hoạt động theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn" [ 39, tr.

801 ]. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là sự phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ ( quốc gia, vùng, tỉnh, huyện, ...) cho một thời kỳ dài hạn hay trung hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hóa chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ, theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên cơ sở tính toán và khai thác hợp lý, khoa học, có hiệu quả cao các điều kiện thiên nhiên, kinh tế, xã hội, các yếu tố của lực lƣợng sản xuất toàn xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra.

Nhƣ vậy, quy hoạch là việc lựa chọn phƣơng án phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là việc luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội hợp lý theo lãnh thổ để thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc kinh tế - xã hội. Quy hoạch đƣợc phân thành quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ.

Quy hoạch phát triển ngành là bản luận chứng, lựa chọn phƣơng án cấu trúc, phân bố, phát triển ngành hợp lý trong một thời kỳ dài, trên phạm vi cả nƣớc và trên các vùng lãnh thổ. Quy hoạch ngành bao gồm các nội dung sau:

Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, đƣợc gọi là quy hoạch "mềm", có tính chất định hƣớng và phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng, bao gồm phân tích, dự báo các yếu tố thị trƣờng, yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, các phƣơng án phát triển sản phẩm chủ yếu, các điều kiện, cơ chế, chính sách để thực hiện.

Quy hoạch phát triển các ngành về hệ thống kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế: hệ thống thủy lợi, mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, hệ thống cảng biển, sân bay, mạng lƣới viễn thông, hệ thống điện,

sở thể thao... đƣợc gọi là quy hoạch "cứng". Có thời gian định hƣớng 20 năm hoặc xa hơn, có tính ổn định lâu dài, tính ràng buộc cao, có chia thành bƣớc đi cho từng giai đoạn 5 năm.

Quy hoạch sản phẩm chủ yếu, bao gồm xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng xuất khẩu của sản phẩm, khuyến nghị phƣơng án sản xuất, có cơ chế chính sách, phƣơng hƣớng hợp tác quốc tế.

Quy hoạch lãnh thổ bao gồm:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc là bản luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý trên các vùng lãnh thổ của quốc gia trong một thời gian xác định.

Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng lãnh thổ đặc biệt ( gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ) là bản luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định.

* Các cấp độ của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay, các quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội sau đây đã và đang đƣợc sử dụng ở nƣớc ta:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc.

- Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng lãnh thổ đặc biệt ( gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ).

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ( gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh ).

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố, thị xã và huyện, quận thuộc cấp tỉnh ( gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện ).

Quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nƣớc có trƣớc, làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ.

1.2.2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch đó

* Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và mục tiêu của quy hoạch đó

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện là việc luận chứng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội hợp lý trên địa bàn huyện để thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc kinh tế - xã hội.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện có 2 cấp độ: Cấp độ thứ nhất: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là việc luận chứng các phƣơng án tổng thể ( có tính chỉ đạo ) về sự lựa chọn các phƣơng án phát triển và các phƣơng án phân bổ các đối tƣợng phát triển ( ví dụ nhƣ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu, các cơ sở kết cấu hạ tầng, các điểm dân cƣ ) cho thời kỳ dài hạn. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chƣa chỉ rõ đến tọa độ của đối tƣợng đƣợc phát triển mà nặng về luận chứng các chủ trƣơng về phát triển kinh tế - xã hội và nhẹ về xác định các vấn đề cụ thể.

Cấp độ thứ hai: quy hoạch chi tiết ( hay quy hoạch cụ thể ) là khâu tiếp theo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện. Quy hoạch chi tiết chính là khâu thiết kế một cách cụ thể phƣơng án xây dựng trên

địa bàn lãnh thổ để thực hiện đƣợc các mục tiêu mà quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện đã đề ra.

Mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện: - Cụ thể hóa những chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành các đề án, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống xã hội, phát triển dân số, lao động, bảo vệ môi trƣờng sinh thái của huyện trong từng kế hoạch 5 năm và những năm trƣớc mắt.

- Điều chỉnh và bố trí các công trình xây dựng trên địa bàn: hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội cơ bản nhƣ: thủy lợi, giao thông, điện, cấp, thoát nƣớc, các khu dân cƣ, trƣờng học, bệnh viện, ... gắn bó hữu cơ với nhau, nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao; ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Đề xuất những yêu cầu đầu tƣ xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn cho từng kế hoạch 5 năm.

* Nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện

- Điều tra, khảo sát và đánh giá một cách toàn diện những tiềm năng, lợi thế và hiện trạng xây dựng cho đến thời điểm lập quy hoạch.

- Luận chứng cho việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện mô hình kinh tế " nông, công nghiệp, dịch vụ " tùy theo điều kiện của từng vùng và gắn với từng giai đoạn phát triển.

- Dự báo phát triển dân số - lao động xã hội trên cơ sở tăng tự nhiên và cơ học, tính toán phân bố lại dân cƣ lao động trên địa bàn lãnh thổ toàn huyện.

- Tính toán và tổ chức lại các hệ thống: công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, các điểm dân cƣ cải tạo và xây dựng mới, các công trình phúc lợi xã hội, các mạng lƣới kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nhƣ: thủy lợi, giao thông, điện, ...

- Tính toán và cân đối các nhu cầu sử dụng đất cơ bản cho các giai đoạn phát triển, đề ra các biện pháp bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện.

- Cân đối các khả năng vốn đầu tƣ và cung ứng các vật liệu xây dựng từ nguồn tại chỗ là chính; đề ra các biện pháp cụ thể.

- Đƣa vào đồ án quy hoạch xây dựng vùng lãnh thổ huyện các yêu cầu về thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu, hình thành các tuyến phòng thủ, các cụm chiến đấu liên hoàn trong huyện.

* Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện

- Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế so sánh của huyện trong tỉnh và so sánh với các huyện lân cận; phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát triển của huyện trong quy hoạch tổng thể của tỉnh và vùng kinh tế. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng khai thác các nguồn lực trên lãnh thổ huyện; đánh giá tiềm năng, lợi thế, đóng góp vào ngân sách của huyện. Bao gồm:

+ Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội vào thực hiện mục tiêu phát triển của huyện trong tỉnh và vùng kinh tế. Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. + Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ chúng. Phân tích, đánh giá thực trạng phát

triển và dự báo dân số, phân bố dân cƣ gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hóa phục vụ phát triển.

+ Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển cao hơn.

+ Phân tích đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Khi phân tích, dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trƣờng và xác định các lợi thế so sánh so với các huyện khác.

+ Phân tích, dự báo ảnh hƣởng của các yếu tố trong nƣớc và quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tác động của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Đánh giá về các lợi thế so sánh, những hạn chế yếu kém và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển của huyện trong thời kỳ quy hoạch.

- Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng. Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện. Tác động của quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch, luận chứng mục tiêu phát triển (gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).

+ Đối với mục tiêu kinh tế: Tăng trƣởng kinh tế, giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm chủ yếu và tỷ trọng đóng góp của huyện đối với tỉnh, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của tỉnh.

+ Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.

+ Đối với mục tiêu môi trƣờng: mức giảm độ ô nhiễm và các bảo đảm, các yêu cầu về môi trƣờng trong sạch theo tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam.

- Xác định nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, định hƣớng phát triển và phân bố các ngành, lĩnh vực then chốt, các sản phẩm chủ yếu và lựa chọn cơ cấu đầu tƣ, kể cả đề xuất các chƣơng trình, dự án đầu tƣ trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu cho thời kỳ quy hoạch. Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

- Luận chứng phƣơng án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên địa bàn lãnh thổ huyện ( lựa chọn phƣơng án tổng thể khai thác lãnh thổ ).

Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, điểm dân cƣ tập trung và khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, khu thƣơng mại, hệ thống chợ gắn với các điểm dân cƣ. Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hóa.

Xác định phƣơng hƣớng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực, phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cƣ, xóa đói, giảm nghèo.

Xác định các biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cƣ giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cƣ.

- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện gắn với các huyện khác trong tỉnh. Bao gồm:

+ Lựa chọn phƣơng án phát triển mạng lƣới giao thông huyện trong tổng thể mạng lƣới giao thông của cả tỉnh.

+ Lựa chọn phƣơng án phát triển thông tin, liên lạc, bƣu chính, viễn thông.

+ Lựa chọn phƣơng án phát triển mạng lƣới truyền tải điện gắn với mạng lƣới chuyển tải điện của tỉnh.

+ Lựa chọn phƣơng án phát triển các công trình thủy lợi, các công trình cấp nƣớc, thoát nƣớc.

+ Lựa chọn phƣơng án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng, phát triển mạng lƣới giáo dục - đào tạo, gồm cả đào tạo nghề, hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hóa - xã hội.

- Định hƣớng quy hoạch sử dụng đất ( dự báo các phƣơng án sử dụng đất căn cứ vào định hƣớng phát triển ngành, lĩnh vực ).

- Luận chứng danh mục dự án đầu tƣ ƣu tiên.

- Luận chứng về bảo vệ môi trƣờng; xác định những điểm trên địa bàn lãnh thổ huyện đang bị ô nhiễm, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trƣờng và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng những điểm lãnh thổ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 29 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)