II Diện tích cây lâu năm 1.452 1.423 1.496 1
4.1.1. Dự báo tác động của kinh tế vùng và của tỉnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu trước bối cảnh hội nhập
kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lưu trước bối cảnh hội nhập
Bối cảnh quốc tế và khu vực đang có những biến động về kinh tế, chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, khủng bố, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh sẽ còn tiếp diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là việc thực hiện Hiến chƣơng xây dựng cộng đồng Asean và mở rộng quan hệ toàn diện với các đối tác của ASEAN, tình hình phức tạp trên biển Đông sẽ có những tác động nhất định đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, huyện Quỳnh Lƣu nói riêng. Ngoài ra, có thể có những biến động khó lƣờng khác, nhƣng xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển trở thành đòi hỏi bức thiết của các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
Khả năng duy trì hòa bình ổn định trên thế giới và khu vực cho sẽ phép tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với những tình huống bất trắc, phức
tạp xảy ra nhƣ việc ngày 01/5/2014 Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dƣơng 981 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở biển Đông. Xác định một số xu thế kinh tế tác động trực tiếp đến nƣớc ta nói chung, Quỳnh Lƣu nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là:
- Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan lôi cuốn các nƣớc, bao trùm hầu hết tất cả các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, thực hiện các cam kết hội nhập khu vực (ASEAN/APTA, APEC, ASEM), Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ và Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Vì thế, từng tổ chức, đơn vị kinh tế cần phải ra sức nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế.
- Khoa học và công nghệ tiếp tục có những bƣớc phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp; kinh tế tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng, khả năng và trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nói chung, huyện Quỳnh Lƣu nói riêng có cơ hội lớn trong sự phát triển nhƣng cũng đứng trƣớc những thách thức và nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, nếu không tranh thủ đƣợc cơ hội, khắc phục đƣợc yếu kém để vƣơn lên.
- ASEAN có vai trò ngày càng lớn, tình hình khu vực thuận lợi cho Việt Nam nói chung và từng địa phƣơng nói riêng trong hợp tác phát triển kinh tế. Nhƣng đồng thời cũng gia tăng sức ép cạnh tranh trên tất cả các cấp độ ở trong và ngoài khu vực.
Các vấn đề toàn cầu nhƣ dân số, môi trƣờng, an ninh tài chính và an ninh lƣơng thực, dịch bệnh, khủng bố... cũng trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu
cấu trúc của các thể chế toàn cầu nhƣ Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), ... Nhƣ vậy, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, nƣớc ta đang thực hiện những cam kết hội nhập sẽ mang lại cả những cơ hội và thách thức rất lớn, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của tỉnh Nghệ An và các vùng trong tỉnh nói chung, huyện Quỳnh Lƣu nói riêng.
4.1.1.1. Về cơ hội
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh Nghệ An là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội của vùng. Với vị trí cửa ngõ tỉnh Nghệ An từ Hà Nội vào, nằm trong quy hoạch khu vực kinh tế Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, có đƣờng sắt và Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48B, cùng với việc xây dựng cảng nƣớc sâu Đông Hồi ... huyện Quỳnh Lƣu trở thành một nút giao thông quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nơi trung chuyển hàng hóa xuất khẩu cho các sản phẩm từ miền Tây tỉnh Nghệ An. Nhiều ngành dịch vụ có cơ hội phát triển nhƣ: các trung tâm thƣơng mại, các dịch vụ hậu cần, kho bãi, vận tải, ...
Hàng hóa sản xuất, chế biến trên địa bàn ngày càng phong phú, ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng lợi do giá cả cạnh tranh và chất lƣợng ngày càng cao.
4.1.1.2. Về thách thức
Nền kinh tế Việt Nam nói chung, huyện Quỳnh Lƣu nói riêng ngày càng tiếp cận sâu, rộng với thƣơng mại thế giới, môi trƣờng cạnh tranh ngày càng cao, nhƣng quy mô kinh tế của tỉnh Nghệ An nói chung và của huyện Quỳnh Lƣu nói riêng còn nhỏ, khả năng và sự chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng còn yếu trên cả ba phƣơng diện: vốn đầu tƣ, công nghệ và kỹ năng quản lý.
- Do điểm xuất phát thấp, hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất còn thấp, thiếu đồng bộ, sự phát triển giữa các vùng không đều, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đòi hỏi phải tăng cƣờng đầu tƣ cho phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao năng lực và trình độ cho ngƣời lao động, tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm.
- Sức ép chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng tăng, đòi hỏi phải có các giải pháp thiết thực, hữu hiệu để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội.
- Chúng ta thƣờng xuyên phải đƣơng đầu với thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng, bão lũ... Do đó, trong thực hiện các nội dung kinh tế phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội để lựa chọn phƣơng án đầu tƣ, hạn chế thấp nhất những rủi ro do thiên tai và gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế: hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội làm tăng hiệu quả kinh tế trên cả ba lĩnh vực: phân bố sản xuất, quản lý - tổ chức sản xuất và dịch vụ sản xuất. Hội nhập tốt tạo điều kiện thuận lợi để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nhờ nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm. Nhƣng nếu công nghệ và các thiết bị lạc hậu, sản xuất kém hiệu quả sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh về giá từ bên ngoài. Các đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu hiện đang phải đối mặt với thực trạng này. Vì thế, thay đổi máy móc, thiết bị, công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ lãnh đạo, quản lý trình độ cao, đội ngũ lao động chuyên nghiệp đang là một thách thức lớn đối với huyện Quỳnh Lƣu.
- Hiệu quả và chất lƣợng đầu tƣ đƣợc nâng cao trên cơ sở đa dạng hóa sử dụng nguồn vốn. Ngân sách huyện cùng với các nguồn vốn của TW, của tỉnh tập trung đầu tƣ hạ tầng thiết yếu kinh tế - xã hội, còn lại là huy động vốn
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về cơ chế thị trƣờng, về sống và làm việc theo pháp luật, do hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ và chặt chẽ, cải cách hành chính đƣợc đẩy mạnh, ý thức chấp hành của công dân ngày càng nâng cao. Tạo điều kiện để tăng cƣờng, củng cố các mặt về văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị để tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, giảm thiểu các yếu tố rủi ro từ bên ngoài, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về kinh tế.