Kinh nghiệm tổ chức thực hiện nội dung kinh tế trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 45 - 53)

phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện

1.2.3.1. Tổ chức thực hiện nội dung kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở một số huyện, quận có điều kiện tương đồng

* Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Diễn Châu là huyện có địa hình tƣơng tự và liền kề với huyện Quỳnh Lƣu về phía Nam, có điều kiện thuận lợi về giao thông: Quốc lộ IA, Quốc lộ 7 nối các huyện miền Tây và nƣớc bạn Lào, Quốc Lộ 48 lên các huyện Tây Bắc, đƣờng thủy có kênh Nhà Lê, sông Bùng qua 10 xã đổ ra biển Đông cùng 25 km bờ biển và 2 cửa sông. Tài nguyên khá phong phú: diện tích đất tự nhiên 305 km2, rừng chiếm 26,1%, chủ yếu là rừng phòng hộ, có nguồn lợi thủy, hải sản dồi dào và nhiều tiềm năng về du lịch: bãi tắm Diễn Thành, cửa Hiền, ... kết hợp với di tích lịch sử văn hóa nhƣ Đền thờ An Dƣơng Vƣơng, lèn Hai Vai... Nguồn nhân lực khá dồi dào ( gần 300.000 dân), tỷ lệ qua đào tạo đạt 29%, ngƣời dân chịu khó, thích ứng nhanh với cơ chế thị trƣờng.

Với lợi thế về vị trí địa lý, cùng với các tiềm năng sẵn có, Diễn Châu đã phát huy đƣợc thế mạnh, tạo đƣợc sự chuyển biến trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tăng bình quân 12,7% trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị tăng thêm bình quân tăng 2,59 lần so với năm 2005. Xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng đƣợc tăng cƣờng, đầu tƣ xây dựng nhiều công trình trọng điểm về thủy lợi: tiêu úng vùng màu, hệ thống đê biển, đê sông, nơi neo đậu tàu thuyền tránh bão, xây dựng mới thêm 260 km đƣờng nhựa, hạ tầng khu du lịch Diễn Thành và nhiều công trình kinh tế - xã hội khác [ 3, tr. 13 ].

Nhiều sản phẩm chủ lực của huyện Diễn Châu tăng khá: khai thác hải sản đạt 25.000 tấn, muối 15.000 tấn, sản lƣợng lƣơng thực đạt 135.000 tấn. Các dự án tại các khu công nghiệp của huyện đều phát huy hiệu quả với nhiều sản phẩm: cơ khí, lắp ráp phƣơng tiện vận tải, động cơ, chế biến thép, chế biến hải sản tập trung, ... [ 3, tr. 14 ].

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt đƣợc về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2001 - 2010, cùng với những tiềm năng, cơ hội và thách thức trong thời gian tới, Diễn Châu xây dựng một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế trong giai đoạn tới nhƣ sau: tốc độ phát triển kinh tế bình quân 14 - 14,5%/ năm trong giai đoạn 2011 - 2015; tăng 14,5 - 15%/ năm trong giai đoạn 2016 - 2020, giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời đến năm 2020 đạt 78 - 80 triệu đồng, tỷ trọng công nghiệp chiếm 36 - 37%, dịch vụ chiếm 48 - 49%, nông nghiệp còn 14 - 16% [ 3, tr. 43 ].

Với nhiều tiềm năng, lợi thế chƣa đƣợc khai thác hiệu quả và những cơ hội phát triển thuận lợi trong thời kỳ tới, Diễn Châu xác định phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội huyện trong thời kỳ đến năm 2020: Tập trung nguồn lực và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển mạnh các ngành thƣơng mại, du lịch, tài chính; các sản phẩm chế biến thủy sản và các vùng nông sản chất lƣợng cao. Để đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế chủ yếu nêu trên, Diễn Châu tập trung phát triển một số lĩnh vực:

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy trình công nghệ cao, sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn, bảo vệ môi trƣờng, ổn định lƣơng thực, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản, gắn khai thác với chế biến và xuất khẩu.

- Tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp Diễn Hồng, Diễn Tháp để lấp đầy trong giai đoạn 2013 - 2016, xây dựng thêm các khu công nghiệp quy mô từ 15 - 30 ha ở Diễn Phúc, Diễn Ngọc, Diễn Trƣờng, Diễn Đoài để thu hút đầu tƣ giai đoạn 2016 - 2020. Phối hợp tốt với tỉnh để triển khai các dự án trong Khu kinh tế Đông Nam, chủ yếu tập trung cho các dự án lớn, thu hút nhiều lao động: công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may và các ngành có hàm lƣợng kỹ thuật công nghệ cao để tạo

bƣớc đột phá, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh nhƣ: điện tử, cơ khí, ... [ 3, tr. 45 ].

- Xây dựng Diễn Châu trở thành trung tâm thƣơng mại dịch vụ phía Bắc Nghệ An, mở rộng thị trấn Diễn Châu và Khu Kinh tế Đông Nam ( Diễn Trung, Diễn An, Diễn Thịnh ), xây dựng, phát triển các Trung tâm thƣơng mại tại Diễn Yên, Diễn Kỷ và các thị tứ: Diễn Hồng, Diễn Bình, Diễn Lâm, Diễn Mỹ và Diễn Thọ.

- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng: Cùng với việc mở rộng diện tích đô thị, cần phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, hoàn chỉnh mạng lƣới cấp điện, cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, hệ thống giao thông đô thị và nông thôn, từ đó tạo cho Diễn Châu có điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

- Phát triển khu, cụm công nghiệp: sớm hình thành các phân khu chức năng tạo điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các sản phẩm có tính đặc thù và cạnh tranh.

- Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý: có chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực. Huy động tối đa lực lƣợng cán bộ khoa học và công nghệ vào thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nhất là trong việc ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất, triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao.

- Chuyển biến toàn diện về cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cƣờng kỷ cƣơng, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức, thay đổi tƣ duy của công chức theo hƣớng thân thiện với hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp.

* Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng

Cẩm Lệ là một quận của Thành phố Đà Nẵng mới thành lập năm 2005, nằm ở cửa ngõ Tây Nam của Thành phố. Trên địa bàn quận Cẩm Lệ có nhiều

trục giao thông chính: Quốc lộ IA, Quốc lộ 14B, đây là các tuyến giao thông quan trọng nối giáp với các tỉnh lân cận nhƣ Quảng Nam, Huế và Kon Tum, có các tuyến đƣờng chính vào cảng Tiên Sa, cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng. Trên địa bàn quận có 2 con sông Vĩnh Điện và Cẩm Lệ; 2 con sông này bao bọc một vùng đất rộng trên 1.000 ha với đặc điểm chính là sản xuất nông nghiệp, thích hợp với xây dựng khu dân cƣ đô thị sinh thái gắn với phát triển du lịch trong tƣơng lai. Mặc dù mới thành lập, nhƣng đƣợc kế thừa những phƣờng cũ của Thành phố Đà Nẵng, có Khu công nghiệp Hòa Cầm, Trung tâm thƣơng mại quốc tế, bến xe trung tâm Thành phố nên có tốc độ đô thị hóa nhanh, giai đoạn 2005 - 2007 giá trị sản xuất tăng bình quân 18,8%/ năm, chủ yếu do 2 ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hƣớng tích cực, năm 2007, tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp của quận lần lƣợt là 77,7% - 20,5% - 1,8%. Khu công nghiệp trên địa bàn đang đƣợc đầu tƣ xây dựng là địa điểm đầu tƣ của các dự án công nghiệp sạch và công nghệ cao có điều kiện phát triển là điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế của quận phát triển nhanh hơn trong những năm tiếp theo [ 11, tr. 37 ].

Các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tƣ nhân có số lƣợng chiếm ƣu thế trên thƣơng trƣờng và ngày càng phát triển cả về số lƣợng và quy mô, giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời lao động trong diện bị thu hồi đất do thực hiện quy hoạch, chỉnh trang mở rộng đô thị, góp phần ổn định đời sống và ổn định xã hội. Công tác quản lý nhà nƣớc bƣớc đầu đã đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch, quản lý đô thị và xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngày càng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, sinh hoạt và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho các tầng lớp dân cƣ. Các nguồn lực đƣợc quy hoạch khai thác cho đầu tƣ phát triển, nhất là khai thác quỹ đất, yếu tố quyết định đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và đây cũng là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới.

Phát huy các yếu tố nguồn lực, UBND quận đề ra và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chủ yếu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quận nhƣ sau: tốc độ phát triển kinh tế bình quân 17 - 18%/ năm, trong đó: công nghiệp tăng 20 - 21%, dịch vụ tăng 20 - 22%, nông nghiệp tăng 3 - 4%/ năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 20 triệu đồng, tỷ trọng công nghiệp đạt 63%, dịch vụ đạt 36%, nông nghiệp còn 1% [ 11, tr. 68 ].

Để đạt đƣợc các mục tiêu chủ yếu trên, quận Cẩm Lệ tập trung thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

Quy hoạch và tổ chức thực hiện quản lý quy hoạch kinh tế - xã hội, phát triển không gian đô thị và quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế. Với nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai ở vị trí cửa ngõ của Thành phố, quận Cẩm Lệ nhanh chóng hoàn thiện các quy hoạch trên đến năm 2020 theo các khu vực: Khu trung tâm quận, là trung tâm hành chính, dịch vụ thƣơng mại và du lịch của quận, Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Khu Hòa Tây, đây là khu vực đầu tƣ hoàn thiện Khu công nghiệp Hòa Cầm, chức năng chính là phát triển công nghiệp và dịch vụ, quy hoạch các vành đai phụ trợ cho khu công nghiệp, phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, rừng sinh thái, du lịch, các khu vui chơi giải trí, ...

Đầu tƣ nhiều hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội, ƣu tiên giao thông nội thị, xây dựng và hoàn thiện các khu đô thị, các khu đảo nổi, đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng bƣu chính viễn thông, hoàn thiện kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Cầm, mở rộng và nâng cấp nhà máy nƣớc, ...

Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ: dệt may, sản xuất và gia công cơ khí, sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ, chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng.

Quy hoạch và xây dựng Trung tâm thƣơng mại tạo điểm nhấn cho quận với diện tích khoảng 7 ha, khuyến khích đầu tƣ, xây dựng mới các chợ theo quy hoạch với hình thức BOT, xây dựng các khu phố kinh doanh, phát triển du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí.

Tích cực huy động và phát huy nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, coi đây là yếu tố then chốt nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình đô thị hóa của quận theo hƣớng văn minh, hiện đại, cần linh hoạt và mở rộng nhu cầu các dự án đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn: từ ngân sách, khuyến khích đầu tƣ từ cộng đồng dân cƣ và của doanh nghiệp, tăng cƣờng đối ngoại, liên kết, kêu gọi đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ dân trí, tập trung đầu tƣ trƣờng Trung cấp nghề, tăng cƣờng máy móc thiết bị phù hợp với thực tế để nâng cao chất lƣợng đào tạo, phối hợp với các doanh nghiệp hợp đồng đào tạo, đào tạo lại công nhân, chú trọng các nghề cơ khí, hàn, điện tử, điện lạnh, dệt may, ... nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trƣớc mắt và tƣơng lai. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh, bồi dƣỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, các lớp phổ biến pháp luật và các chủ trƣơng chính sách liên quan để nâng cao năng lực quản lý, dự báo nhu cầu thị trƣờng và hoạch định chiến lƣợc cho doanh nghiệp cũng nhƣ chấp hành tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạnh doanh nghiệp tƣ nhân, các loại hình công ty có quy mô vừa và nhỏ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, giải quyết việc làm, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, củng cố các hình thức kinh tế tập thể nhằm làm đầu mối hỗ trợ mua bán, giới thiệu sản phẩm, đại lý cho các hộ dân và cơ sở sản xuất, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh.

Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tiếp tục kiện toàn về tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị từ quận đến phƣờng, tổ dân phố; xây dựng đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

1.2.3.2. Những bài học thực tiễn có ý nghĩa đối với huyện Quỳnh Lưu

Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức thực hiện nội dung kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của các huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An), quận Cẩm Lệ (thành phố Đà Nẵng), có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa đối với huyện Quỳnh Lƣu nhƣ sau:

* Về xây dựng và bổ sung, hoàn thiện quy hoạch

- Phải đi sâu nghiên cứu, khảo sát làm rõ căn cứ khoa học cho việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, cần đặc biệt coi trọng việc đánh giá nguyên nhân thành công và chƣa thành công của việc thực hiện quy hoạch giai đoạn trƣớc; xem xét những yếu tố về nguồn lực cùng những yếu tố trong nƣớc và quốc tế có tác động chi phối việc xác định các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

- Dự báo đầy đủ và chuẩn xác các tình huống biến động về tự nhiên, kinh tế, xã hội có thể xảy ra trong giai đoạn tới và đề xuất các giải pháp, phòng ngừa, ứng phó kịp thời. Tránh chủ quan, đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ quá cao, không mang tính khả thi. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Nghệ An dự kiến đạt 9,75%/ mục tiêu 12 - 13%, huyện Diễn Châu dự kiến đạt 12,7%/ mục tiêu 16-17%, huyện Quỳnh Lƣu dự kiến đạt 12,10%/ mục tiêu 19 - 20%. Trong giai đoạn này, huyện dự báo Khu công nghiệp Hoàng Mai sẽ đƣợc lấp đầy vào năm 2010, Nhà máy xi măng Tân Thắng sẽ đƣợc xây dựng và có sản phẩm trong năm 2012... nhƣng hiện

nay chƣa xây dựng xong hoặc không đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Đây là những lý do chính làm cho huyện không đạt đƣợc chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế đã hoạch định. Ngoài ra, do ảnh hƣởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nên tiêu thụ giảm, không đạt kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Phải xác định đƣợc các lĩnh vực ƣu tiên, các mũi đột phá, từ đó đổi mới cách thức tổ chức thực hiện những nội dung kinh tế trong quy hoạch tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)