Phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng gắn với phát triển đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 74 - 78)

II Diện tích cây lâu năm 1.452 1.423 1.496 1

3.3.5. Phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng gắn với phát triển đô thị

Hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế kinh tế trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu. Nhận thức rõ tầm quan trong đó, trong thời gian qua, huyện đã rất quan tâm đến những hoạt động đầu tƣ và quản lý đầu tƣ xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đối với những dự án có

3.3.5.1. Về cơ sở kết cấu hạ tầng giao thông

- Đƣờng bộ: các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn huyện đều đƣợc nâng cấp và đầu tƣ xây dựng mới theo quy hoạch.

Tổng chiều dài đƣờng bộ toàn huyện hiện nay trên 1072 km, bao gồm: + Quốc lộ 1A chạy qua dài 26 km, Quốc lộ 48B dài 28 km.

+ Tỉnh lộ 537 B dài 25 km.

+ Đƣờng huyện có 33 tuyến với tổng chiều dài 397,4km; đƣờng xã và liên thôn có 438 tuyến với chiều dài 674,5km.

Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của huyện đƣợc phân bố khá hợp lý và thuận tiện nhƣng mật độ và chất lƣợng đƣờng giao thông chƣa đồng đều giữa các vùng, các xã.

Ngoài ra, huyện còn có đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua và cách sân bay Vinh 60 km, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

3.3.5.2. Về cơ sở kết cấu hạ tầng thủy lợi

Huyện có hệ thống kênh tƣới thủy nông Bắc với chiều dài 42 km, có dung tích lớn cung cấp tƣới ổn định cho trên 400 ha và một số hồ đập lớn tƣới ổn định cho trên 300 ha. Hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu cũng nhƣ hồ đập đến nay một số đã đƣợc bê tông hóa, thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.3.5.3. Cơ sở kết cấu hạ tầng cung cấp điện, nước

Hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng cung cấp điện nƣớc là một trong những cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo cho phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu đời sống. Đây là một nội dung cần phải quan tâm đảm bảo tốt, nhằm tạo điều kiện để cho việc thực hiện các nội dung kinh tế khác.

Tính đến 2011, tỷ lệ hộ dân dùng điện đã đạt 100%, sản lƣợng điện tiêu thụ là 243 triệu kW. Một số công trình quan trọng đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣ trạm trung gian 110KVA, đƣờng dây 35 KV Cầu Giát- lạch Quèn, một số trạm biến áp 35/0,4 KV. Các công trình chống quá tải lƣới điện đƣợc chú

trọng đầu tƣ. Tuy nhiên mạng lƣới cấp điện đƣợc sử dụng trƣớc đây có nhiều cấp điện áp gây khó khăn cho việc chuyển đổi về một cấp điện áp chuẩn, hiện tƣợng qúa tải xảy ra đặc biệt ở những khu vực các xã miền núi bán sơn địa và vùng bãi Ngang.

Về cấp nƣớc: huyện Quỳnh Lƣu có thuận lợi về nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Huyện đã xây dựng nhiều công trình cấp nƣớc và hiện đang nâng cấp nhà máy nƣớc ở khu vực Trung tâm từ 3000m3/ngày đêm lên 10.000 m3/ ngày đêm; xây dựng thêm một số nhà máy nƣớc quy mô nhỏ. Năm 2011 công suất nƣớc cung cấp cho huyện là 850 nghìn m3. Tỷ lệ ngƣời dân dùng nƣớc hợp vệ sinh đạt trên 82%.

3.3.5.4. Cơ sở kết cấu hạ tầng bưu chính, viễn thông

Hệ thống cơ sở mạng lƣới bƣu chính, viễn thông trên địa bàn huyện Quỳnh Lƣu ngày càng đƣợc củng cố, 100% xã có bƣu cục và điểm bƣu điện văn hóa xã, đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển thƣ báo từ bƣu cục trung tâm đến ngƣời nhận trong ngày.

Các loại dịch vụ khác nhƣ: điện chuyển tiền, thƣ chuyển tiền, bƣu phẩm, bƣu kiện, tiết kiệm bƣu điện, điện hoa, điện thoại công cộng, EMS chuyển phát nhanh, internet, ... phát triển khá nhanh. Số máy điện thoại năm 2012 đạt 61,5 máy/ 100 hộ dân, thuê bao Internet là 5.619 máy gấp 10,27 lần so với năm 2005. Tuy nhiên hạ tầng công nghệ thông tin của huyện còn hạn chế cả về quy mô và chất lƣợng; đầu tƣ cho đào tạo công nghệ thông chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

3.3.5.5. Về thực hiện quy hoạch phát triển đô thị và các điểm dân cư

Trong những năm qua, huyện đã và đang triển khai thực hiện quy hoạch mở rộng Thị trấn Cầu Giát ( trung tâm của huyện ) từ 115 ha trƣớc năm 2008 lên 390 ha. Đặc biệt là xây dựng thị xã Hoàng Mai với diện tích 16.974 ha; 105.105 ngƣời trên cơ sở 10 xã, thị trấn phía Bắc của huyện Quỳnh Lƣu

(Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 47 ngày 3/4/2013 về điều chỉnh địa hành chính để thành lập thị xã).

Đồng thời đã tiến hành quy hoạch thị trấn Tuần (xã Quỳnh Châu) và các thị tứ tại Sơn Hải, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Bảng, Q. Thạch. Các khu dân cƣ đƣợc phân bố tập trung dọc theo các tuyến giao thông ở những khu vực có địa thế tƣơng đối cao so với khu vực đất sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện có 532 thôn nằm rải rác trên địa bàn 43 xã, thị trấn với 1641,9 ha đất ở nông nghiệp, dân số khu dân cƣ nông thôn là 34,9 nghìn ngƣời, bình quân 470,33m2/ngƣời. Nhìn chung các khu dân cƣ nông thôn ngày càng trở nên đông đúc trong khu nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp cũng ngày càng tăng, tạo ra áp lực trong giải quyết đất ở cho ngƣời dân.

3.3.5.6. Các hoạt động về bảo vệ môi trường

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện nội dung kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã quan tâm ngày càng tốt hơn và gắn với các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Phần lớn các xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải và vận chuyển về bãi rác tập trung. Hiện đã có 01 địa điểm thu gom rác thải chung của huyện tại xã Ngọc Sơn có dung tích chứa 384.000m3. Nhờ đó mà trên địa bàn huyện nói chung đến nay giữ đƣợc môi trƣờng khá trong sạch.

Các hoạt động không hợp lý của ngƣời dân cũng gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm nhƣ: Hoạt động khai thác đá thƣờng gây ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi cho dân cƣ trong vùng, việc phát triển các làng nghề nhƣ mộc....không đi đôi với hoạt động xử lý chất gây ô nhiễm đã làm tăng các loại chất thải, gây ô nhiễm không khí...

Về môi trƣờng không khí nhìn chung còn nằm trong giới hạn cho phép, nhƣng đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhƣ: bụi, khói của các nhà máy bột đá, chế biến thức ăn gia súc...

Về môi trƣờng nƣớc, nhất là nƣớc mặt có chiều hƣớng suy giảm nhanh về chất lƣợng do sự xâm nhập, lan tỏa của nƣớc thải, chất thải từ các cơ sở sản xuất, bệnh viện, các tụ điểm dân cƣ không đƣợc thu gom kịp thời.

Môi trƣờng đất: đất bị xói mòn đang là nguy cơ lớn làm ô nhiễm môi trƣờng đất, bên cạnh đó việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp cũng gây ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Ngoài ra, tác động của thiên tai, dịch bệnh cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Tình trạng giảm nguồn nƣớc ngầm, nhiễm mặn nhiễm bẩn nguồn nƣớc sinh hoạt, xói mòn đất... cho thấy nguy cơ xuống cấp của môi trƣờng cần phải đƣợc quan tâm thỏa đáng trong thời gian tới nhằm kịp thời hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 74 - 78)