1.3. Nội dung các công cụ kinh tế cơ bản trong quản lý môi trƣờng
1.3.3. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả
Hệ thống đặt cọc hoàn trả bao gồm việc ký một số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm đƣợc đƣa trả về một số điểm thu hồi quy định hợp pháp sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi bị ô nhiễm, tiền ký thác sẽ hoàn trả.Mục đích của hệ thống đạt cọc- hoàn trả là thu gom những thứ mà ngƣời tiêu thụ đã dùng vào một trung tâm để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy một cách an toàn đối với môi trƣờng .
Hệ thống này có thể đƣợc áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào mà chúng đòi hỏi một sự tập trung cao để tái sản xuất nhằm đảm bảo an toàn cho việc đặt cọc và hạn chế bớt những hàng hóa ít có giá trị sử dụng mà lại có thể gây ra mức ô nhiễm nhiều hơn. Ví dụ nhƣ: những chuyến tàu thủy vận chuyển xe ô tô, những container thuốc trừ sâu..Khi có các hoạt động có nguy cơ ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, chủ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phải sản
xuất kinh doanh phải đặt cọc một khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các biện pháp khắc phục môi trƣờng. Hơn nữa cơ cấu kinh tế này áp dụng sẽ nâng cao tài nguyên cũng nhƣ xử lý vi phạm đƣợc dễ dàng hơn khi chủ doanh nghiệp không khôi phục môi trƣờng thì nhà nƣớc sẽ sử dụng số tiền này để thuê các tổ chức, cá nhân khác tiến hành khôi phục môi trƣờng.
Bởi vậy, đặt cọc hoàn trả đƣợc coi là một trong những ứng cử viên sáng giá cho các chính sách nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi chu trình sản xuất tuyến tính (khai khoáng -> nguyên liệu thô -> sản phẩm -> phê thải ) và hƣớng tới chu trình tuần hoàn trong đó các tài nguyên đƣợc tái chế , tái sử dụng tới mức tối đa có thể đƣợc .
Phạm vi sử dụng các hệ thống đặt cọc – hoàn trả bao gồm:
- Các sản phẩm mà khi sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng có thể xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng .
- Các sản phẩm làm tăng lƣợng chất thải , cần các bãi thải có quy mô lớn và tốn nhiều chi phí tiêu hủy
- Các sản phẩm chứa chất độc , gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý , nếu tiêu hủy không đúng cách sẽ gây nguy cơ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng và sức khỏe cho con ngƣời
Hệ thống đặt cọc hoàn trả tỏ ra rất thích hợp với việc quản lý các chất thải rắn. Thực tiễn cho thấy mức đăt cọc là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của hệ thống đặt cọc-hoàn trả. Các mức đạt cọc thấp sẽ không tạo ra động cơ kinh tế đủ mạnh cho việc thu gom và tái chế phế thải. Ngoài ra các yếu tố nhƣ nhận thức và ý thức của ngƣời sản xuất và tiêu dùng đối với vấn đề thu gom phế thải , khả năng tổ chức , quản lý hệ thống thu gom cũng nhƣ vấn đề công nghệ tái chế đều có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự hoạt
1.3.4. Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng
Giấy phép môi trƣờng chuyển nhƣợng (hay còn gọi là quota ô nhiễm) là loại giấy phép xả thải mà ngƣời sử dụng đƣợc cấp có quyền chuyển nhƣợng số lƣợng, chất lƣợng xả thải của cơ sở mình cho ngƣời khác (đơn vị cần giấy phép để xả thải ). Loại giấy này cho phép đƣợc đổ phế thải hay sử dụng một nguồn tài nguyên đến một mức định trƣớc do pháp luật quy định và đƣợc chuyển nhƣợng bằng cách đấu thầu hoặc trên cơ sở quyền sử dụng đã có sẵn. Giấy phép môi trƣờng thƣờng đƣợc áp dụng cho các tài nguyên môi trƣờng khó có thể quy định quyền sở hữu và vì thế thƣờng bị sử dụng bừa bãi nhƣ không khí, đại dƣơng. Thị trƣờng giấy phép xả thải vận hành theo quy luật cung cầu nhƣ các thị trƣờng thông thƣờng nhƣng lại có đặc điểm gần giống thị trƣờng chứng khoán ở chỗ giao dịch các chứng chỉ, các giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả đƣợc định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch. Nguyên lý cơ bản của thị trƣờng giấy phép thải (hay thị trƣờng môi trƣờng) là việc đặt ra giới hạn tối đa về lƣợng khí thải hoặc nƣớc thải nào đó ở mức thống nhất với chỉ tiêu môi trƣờng tại một vùng hay khu vực cụ thể. Một khi tổng lƣợng thải cho phép thấp hơn lƣợng thải mà các đơn vị hoạt động trong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền đƣợc thải và làm cho nó có giá ở thị trƣờng.
Để thực hiện công cụ này, trƣớc hết Nhà nƣớc phải xác định mức sử dụng môi trƣờng chấp nhận đƣợc để trên cơ sở đó phát hành giấy phép. Việc này không đơn giản và cũng đòi hỏi chi phí thực hiện khá lớn. Sau khi quy định mức thải tối đa trong vùng, có thể phát không giấy phép cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn dựa trên một số căn cứ nào đó hoặc tổ chức bán đấu giá. Cách thực hiện đƣợc nhiều ngƣời tán thành nhất là phân phối giấy phép dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng tác động môi trƣờng của từng doanh
phép, các doanh nghiệp tự do giao dịch, mua đi bán lại số giấy phép đó; giá giấy phép trên thị trƣờng sẽ điều tiết nhu cầu trong phạm vi tổng hạn mức. Những giấy phép chuyển nhƣợng này ƣu việt hơn thuế trong trƣờng hợp cần xác lập một mức độ tối đa số rác thải hoặc định mức sử dụng tài nguyên. Giấy phép chuyển nhƣợng sẽ không có hiệu lực khi những phế thải bị hạn chế đến một tỉ lệ rất nhỏ so với toàn bộ chi phí sản phẩm, lúc đó sẽ không còn tác dụng khuyến khích sự tham gia nữa. Nói chung, nó đƣợc coi là một biện pháp tạm thời trong khi chờ đợi đạt đƣợc tiêu chuẩn chính xác hơn.
Tuy nhiên, ƣu điểm đáng kể nhất của loại công cụ này là sự kết hợp giữa tín hiệu giá cả, hạn mức ô nhiễm,và cải tiến công nghệ. So với các loại thuế môi trƣờng hay phí ô nhiễm thì thị trƣờng giấy phép mang tính chắc chắn, bảo đảm hơn về kết quả đạt mục tiêu môi trƣờng vì dù giao dịch mua bán nhƣ thế nào thì tổng lƣợng giấy phép vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát ở số phát hành ban đầu.
- Khi đƣợc phép mua bán các quuota ô nhiễm sẽ hình thành thị trƣờng quota ô nhiễm, từ đó tổng chi phí giảm thải của xã hội giảm xuống .
- Khi các tác nhân gây ô nhiễm khác nhau sẽ dẫn đến chi phí giảm nhẹ ô nhiễm cũng khác nhau. Ngƣời gây ô nhiễm nào có biện pháp giảm ô nhiễm rẻ hơn việc mua giấy phép xả thải thì họ sẽ bán lại các giấy phép đó cho ngƣời gây ô nhiễm khác. Bằng cách này ngƣời gây ô nhiễm sẽ tối thiểu hóa chi phí ô nhiễm và mức phát thải ô nhiễm.
- Trong trƣờng hợp có thêm nhiều cơ sở gây ô nhiễm mới đƣợc đƣa vào hoạt động, khi đó đƣờng cầu đối với quota ô nhiễm sẽ dịch chuyển sang phải. Trong trƣờng hợp này nhà nƣớc muốn duy trì mức ô nhiễm thì vẫn giữ mức cấp giấy quota là W, nhƣng giá lại tăng từ P lên P'.Nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn 1 trong 2 phƣơng án:
+ Mua quota ô nhiễm nếu nhƣ việc đầu tƣ để giảm nhẹ ô nhiễm cao hơn. + Sẽ đầu tƣ trang thiết bị để giảm nhẹ ô nhiễm, nếu nhƣ đầu tƣ để giảm nhẹ ô nhiễm thấp hơn mua giấy phép .
Điều này chứng tỏ lợi ích của quota trong việc tối thiểu hóa chi phí ô nhiễm và là xuất phát cho các cải tiến về công nghệ, kỹ thuật có lợi cho môi trƣờng. Tuy có những ƣu điểm nhƣ vậy nhƣng thị trƣờng giấy phép vẫn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi do các nhà môi trƣờng và công chúng nói chung chƣa quen với khái niệm “quyền đƣợc thải” nên khó chấp nhận việc các doanh nghiệp có giấy phép thải khí hay nƣớc thải vào môi trƣờng. Các nhà quản lý thì cho rằng việc kinh doanh giấy phép thải phức tạp, khó kiểm soát hơn so với việc thu thuế hay phí môi trƣờng quen thuộc, đã có sẵn bộ máy hành chính tài chính để thực hiện. Hơn nữa, việc quan trắc môi trƣờng, theo dõi mức độ ô nhiễm hoặc thành quả môi trƣờng tại các doanh nghiệp theo các chỉ tiêu đề ra trong chƣơng trình giấy phép cũng đƣợc coi là vấn đề khó khăn, phức tạp.
Kinh nghiệm của một số nƣớc cho thấy công cụ giấy phép thích hợp cho việc áp dụng trong một số điều kiện nhất định nhƣ sau:
- Chất ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ nhiều nguồn khác nhau nhƣng gây tác động môi trƣờng tƣơng tự nhau (ví dụ các nhà máy điện cùng thải SO2 góp phần vào nguy cơ chung của nạn mƣa axit).
-Có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các doanh nghiệp do nhiều yếu tố (công nghệ, tuổi thọ máy móc, thiết bị, quản lý ...)
-Số lƣợng doanh nghiệp tham gia thị trƣờng với tƣ cách là ngƣời mua và ngƣời bán giấy phép phải tƣơng đối lớn để tạo đƣợc một thị trƣờng mang tính cạnh tranh và năng động.
1.3.5. Ký quỹ môi trường
Ký quỹ môi trƣờng là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trƣờng. Nguyên lý hoạt động của hệ thống ký quỹ môi trƣờng cũng tƣơng tự nhƣ của hệ thống đặt cọc - hoàn trả. Nội dung chính của ký quỹ môi trƣờng là yêu cầu các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trƣớc khi tiến hành một hoạt động đầu tƣ phải ký gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị nhƣ tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm sự cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng.
Mục đích chính của việc ký quỹ là làm cho ngƣời có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng luôn nhận thức đƣợc trách nhiệm của họ từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp ngăn ngƣà ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng. Trong quá trình thực hiện đầu tƣ và sản xuất, nếu các doanh nghiệp / cơ sở có các biện pháp chủ động ngăn chặn, khắc phục không để xẩy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trƣờng, hoàn nguyên hiện trạng môi trƣờng đúng nhƣ cam kết thì họ sẽ đƣợc nhận lại số tiền đã ký quỹ đó. Ngƣợc lại nếu bên ký quỹ không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản thì số tiền đã ký quỹ sẽ đƣợc rút ra từ tài khoản ngân hàng / tổ chức tín dụng để chi cho công tác khắc phục sự cố, suy thoái môi trƣờng.
Ký quỹ môi trƣờng tạo ra lợi ích cho Nhà nƣớc vì không phải đầu tƣ kinh phí khắc phục môi trƣờng từ ngân sách. Ký quỹ môi trƣờng cũng khuyến khích các doanh nghiệp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Các doanh nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại đƣợc vốn khi không để xẩy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trƣờng. Với mục đích và nguyên lý hoạt động nhƣ vậy, rõ ràng số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần thiết để khắc phục môi trƣờng nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng. Nếu số tiền ký quỹ quá nhỏ so với chi phí
bảo vệ môi trƣờng, các doanh nghiệp sẽ có xu hƣớng từ bỏ việc nhận lại số tiền ký quỹ đó và không thực hiện các cam kết bảo vệ môi trƣờng của mình.
Công cụ ký quỹ môi trƣờng đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt với các hoạt động công nghiệp nhƣ khai thác mỏ, khai thác rừng hoặc đại dƣơng.
1.3.6. Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trƣờng là công cụ kinh tế quan trọng đƣợc sử dụng ở rất nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc thuộc tổ chức OECD. Trợ cấp môi trƣờng có thể dƣới các dạng sau:
- Trợ cấp không hoàn lại
- Các khoản cho vay ƣu đãi
- Cho phép khấu hao nhanh
- Ƣu đãi thuế (miễn, giảm thuế)
Chức năng chính của trợ cấp môi trƣờng là giúp đỡ các ngành công - nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trƣờng trong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trƣờng quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng đƣợc đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp cũng còn nhằm khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất có lợi cho môi trƣờng hoặc các công nghệ xử lý ô nhiễm.
Tuy nhiên, trợ cấp có thể gây ra sự không hiệu quả. Các nhà sản xuất có thể đầu tƣ quá mức vào kiểm soát và xử lý ô nhiễm (làm giảm ô nhiễm nhiều hơn so với mức tối ƣu cũng là không hiệu quả).
Trƣờng hợp ngƣợc lại, trợ cấp không đƣợc hạch toán toàn bộ vào chi phí giảm ô nhiễm mà một phần đƣợc dùng để hạ thấp chi phí sản xuất cá nhân, làm tăng lợi nhuận.
Trợ cấp môi trƣờng chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài sẽ dẫn đến phi hiệu quả kinh tế vì trợ cấp đi ngƣợc với nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”, nó tạo ra sự thay đổi số công ty (vào - ra tự do đối với ngành công nghiệp), thay đổi mức hoạt động của ngành công nghiệp mà mục đích giảm ô nhiễm lại không đạt đƣợc.
Vì vậy, trợ cấp môi trƣờng chỉ có thể thực hiện trong một thời gian cố định với một chƣơng trình có hoạch định và kiểm soát rõ ràng, thƣờng xuyên.
1.3.7. Nhãn sinh thái
Theo tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn đƣợc cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức đƣợc chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tƣơng đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trƣờng trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trƣờng hợp ngƣời ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trƣng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v… Các tiêu chuẩn để đánh giá khía cạnh môi trƣờng của sản phấm của Nhãn sinh thái đƣợc quy định trong các hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999 và ISO 14025:2000.
*) ISO 14024 (Nhãn loại I/ Công bố môi trƣờng kiểu I): Việc dán nhãn phải đƣợc bên thứ ba công nhận (không phải do nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ thực hiện), dựa trên phƣơng pháp đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Chu trình sống là các giai đoạn kế tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ khi tiếp cận nguyên liệu thôi hoặc từ khi phát sinh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đến khi thải bỏ cuối cùng). Theo tiêu chuẩn này thì
các sản phẩm phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu khác nhau và thƣờng phụ thuộc vào mức độ khắt khe của tiêu chuẩn và vào cơ quan quản lý tiêu chuẩn.
*) ISO 14021 (Nhãn loại II/ Công bố môi trƣờng kiểu II): Do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn đƣợc gọi là “Công bố xanh”, có thể công bố bằng lời văn, biểu tƣợng hoặc hình vẽ lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định. Công bố loại này phải đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cụ thể nhƣ: phải chính xác và không gây nhầm lẫn, đƣợc minh chững và đƣợc kiểm tra, xác nhận, tƣơng ứng với sản phẩm cụ thể và chỉ đƣợc sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp hoặc đã định, không gây ra sự diễn giải sai… Còn đối với việc lựa chọn biểu tƣợng đặc trƣng dựa trên cơ sở chúng đã đƣợc thừa nhận hoặc sử dụng rộng rãi, ví dụ nhƣ vòng Mobius, dùng cho các công bố về hàm lƣợng tái chế hoặc tái chế đƣợc:
*) ISO 14025 (Nhãn loại III/ Công bố môi trƣờng kiểu III): Bao gồm các thông tin định lƣợng về sản phẩm dựa trên đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Mục