Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại trong quản lý ô nhiễm mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở việt nam (Trang 80 - 84)

2.2.3 .Quỹ môi trƣờng Việt Nam

2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm mô

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại trong quản lý ô nhiễm mô

- Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phƣơng chƣa đồng bộ, còn chồng chéo, chƣa xác định trách nhiệm rõ ràng.

Trƣớc thực trạng ô nhiễm nhƣ hiện nay, Nhà nƣớc ta và các cấp, các ngành, các địa phƣơng trong cả nƣớc đều đã đƣa ra những biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng, nhƣng hiệu quả đem lại chƣa đƣợc bao nhiêu. Nguồn nƣớc ở nhiều nơi, nhất là ở khu vực thành phố, các khu công nghiệp... vẫn tiếp tục bị ô nhiễm một cách trầm trọng.Những căn bệnh ác tính, hậu quả từ việc ô

nhiễm môi trƣờng nƣớc ngày càng xuất hiện nhiều hơn, phức tạp hơn, gây hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, xã hội.

- Thiếu các quy định việc đóng góp tài chính để quản lý và BVMT nƣớc, nên việc triển khai công tác BVMT nƣớc bị hạn chế. Ngân sách đầu tƣ cho BVMT nƣớc còn rất thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

- Các chƣơng trình giáo dục cộng đồng về môi trƣờng nói chung và môi trƣờng nƣớc nói riêng còn quá ít.

- Trình độ, năng lực đội ngũ quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nói chung cũng nhƣ quản lý môi trƣờng nƣớc nói riêng từ trung ƣơng đến địa phƣơng còn thiếu về số lƣợng, yếu về chuyên môn.

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập và phát triển, rất nhiều vấn đề phức tạp, nóng bỏng, nhạy cảm về môi trƣờng đã nảy sinh đòi hỏi ngành môi trƣờng phải có chiến lƣợc phát triển phù hợp đáp ứng kịp thời với xu thế phát triển chung của xã hội. Thực tế này đòi hỏi ngành môi trƣờng phải có tầm nhìn xa hơn, phải nhìn nhận, đánh giá đúng xu thế phát triển kinh tế - xã hội để từ đó đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc phát triển lâu dài của ngành. Một trong những mục tiêu đó là phát triển nguồn nhân lực ngành môi trƣờng, cụ thể nhƣ đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trong tình hình mới.

Năm 2010, tổng số cán bộ làm công tác quản lý môi trƣờng của Việt nam khoảng 10.000 ngƣời, với tỷ lệ là 13 cán bộ/ 1 triệu dân, thấp hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực ( Trung Quốc:20; Thái Lan :30; Campuchia:55; Malaysia:100; Singapore: 330). Trong số đó chỉ có khoảng 25% đƣợc đào tạo đúng chuyên môn.( Nguồn: theo Báo cáo của Tổng cục môi trƣờng).

Đơn vị tính: ngƣời/ triệu dân

Biểu đồ 2.7: Số lƣợng cán bộ quản lý môi trƣờng của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực

Trong thời gian vừa qua, đội ngũ cán bộ công chức viên chức quản lý môi trƣờng đã từng bƣớc đƣợc xây dựng, đƣợc nâng cao về số lƣợng và chất lƣợng, bƣớc đầu đã đáp ứng đƣợc yêu cầu thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt đƣợc, công tác thực thi nhiệm vụ của cán bộ quản lý môi trƣờng vẫn còn một số tồn tại nhƣ thiếu các kỹ năng phối hợp trong quản lý, giải quyết công việc, thiếu kỹ năng phân tích, xây dựng vị trí việc làm, thiếu kỹ năng tổng hợp, báo cáo… đã làm giảm hiệu lực hiệu quả trong công tác thực thi nhiệm vụ quản lý môi trƣờng.

- Chế tài xử phạt vi phạm về các hành động gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc chƣa đủ mạnh

Việc xử lý các các cơ sở vi phạm về xả nƣớc thải vƣợt TCCP tại các địa phƣơng, chƣa đủ mạnh, chƣa kiên quyết đình chỉ hoạt động theo quy định tại Nghị định số 81/2006/NĐ-CP; khung phạt và mức phạt đối với hành vi xả nƣớc thải vƣợt

TCCP còn quá thấp so với kinh phí để đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải nên chƣa đủ áp lực buộc các cơ sở phải nỗ lực đầu tƣ xử lý đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)