2.2.3 .Quỹ môi trƣờng Việt Nam
3.1. Quan điểm về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng nƣớc ở
3.1. Quan điểm về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam nƣớc ở Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước ở Việt Nam
3.1.1.1. Đô thị hóa nhanh chóng
Quy mô dân số Việt Nam lớn, đứng thứ ba ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới và là một trong những nƣớc có mật độ dân số cao trên thế giới. Dân số nƣớc ta hiện nay là hơn 90 triệu ngƣời và hàng năm vẫn tiếp tục tăng lên. Đây là một áp lực rất lớn đối với những nỗ lực giải quyết việc làm, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng. Sự bùng nổ dân số cùng với quá trình di dân, đô thị hóa và hậu quả của tăng trƣởng nóng thậm chí có lúc tăng trƣởng bằng mọi giá đã trực tiếp góp phần làm gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng tự nhiên trầm trọng. Tại Việt Nam quá trình đô thị hóa đƣợc gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa đất nƣớc. Do chú trọng quá nhiều vào việc “công nghiệp hóa” cộng với chất lƣợng quy hoạch không cao, nên quá trình này đang bộc lộ nhiều bất cập đáng lo ngại. Cụ thể là:
- Số lƣợng các đô thị tăng lên nhanh chóng: Trong những năm gần đây, số lƣợng đô thị ở nƣớc ta tăng nhanh, nhất là ở các thành phố thuộc tỉnh. Năm 1986 cả nƣớc có 480 đô thị, năm 1990 là 500 đô thị, đến năm 2007 là 729 đô thị và đến năm 2012 cả nƣớc đã có 755 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), 13 đô thị loại I trong đó có 03 thành
phố trực thuộc Trung ƣơng (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 10 thành phố trực thuộc tỉnh, 10 đô thị loại II còn lại là các đô thị loại III, IV và V. Tuy vậy, việc xếp loại đô thị vẫn còn nhiều tiêu chí chƣa đáp ứng nhƣ quy mô đô thị, kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật...
- Sự gia tăng dân số đô thị: Quy mô dân số đô thị ở nƣớc ta liên tục tăng, đặc biệt là từ sau năm 2000. Tính đến năm 2010, dân số đô thị tại Việt Nam là 25.584,7 nghìn ngƣời, chiếm 29,6% dân số cả nƣớc. Sự gia tăng dân số đô thị cả nƣớc do 3 nguồn chính đó là: (i) Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; (ii) Di cƣ từ khu vực nông thôn ra thành thị; (iii) Quá trình mở rộng địa giới của các đô thị. Khi các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, thì dân số càng tăng, dòng dịch cƣ càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị cũng đang tăng nhanh tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có. Bên cạnh đó là việc hình thành các khu dân cƣ nghèo quanh đô thị gây ô nhiễm môi trƣờng và nguy an mất an toàn lƣơng thực không ngừng tăng cao. Nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nhiệp từ các khu công nghiệp lại chƣa đƣợc thu gom, xử lý triệt để, gây ô nhiễm nặng nề cho các dòng sông lớn, nhƣ: sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch…
3.1.1.2. Công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Trong những năm gần đây, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng ta đã đem lại những thành tựu kinh tế -xã hội to lớn, góp phần quan trọngtrong việc phát triển lực lƣợng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội... góp phần giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại, còn có tác động tiêu cực, ảnh hƣởng không nhỏ đến các mặt đời sống
kinh tế -xã hội của nƣớc ta. Trong đó, tác động đến môi trƣờng là một minh chứng điển hình.Một thực tế vẫn đang diễn ra, mặc dù đã có sự lên tiếng, cảnh báo của mọi nơi, mọi ngành, mọi cấp, của mọi tầng lớp nhân dân...về tác hại của sự ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, nhƣng thực trạng đó vẫn hiện hữu với mức độ ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng tự nhiên và xã hội, đe dọa sức khoẻ, tính mạng con ngƣời và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Dƣờng nhƣ, càng phát triển kinh tế, càng đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, thì vấn đề môi trƣờng càng trở thành vấn đề bức xúc, gay gắt hơn.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của ngành công nghiệp đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trƣờng. Với đặc thù là ngành tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trƣờng không đƣợc đầu tƣ đúng mức thì chính các cơ sở công nghiệp trở thành nguồn thải ra môi trƣờng một lƣợng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.
3.1.1.3. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ
Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trƣớc và có ảnh hƣởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài ngƣời. Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v..., xã hội loài ngƣời đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nƣớc đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
Thời gian đƣa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và KH&CN, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trƣờng các công nghệ tiên tiến.
Để thích ứng với bối cảnh trên, các nƣớc phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao, công nghệ thân môi trƣờng; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lƣợng, gây ô nhiễm cho các nƣớc đang phát triển. Nhiều nƣớc đang phát triển dành ƣu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tƣ cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hƣớng công nghệ cao chọn lọc; tăng cƣờng cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.
3.1.2. Bối cảnh quản lý môi trường và áp lực về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trên thế giới
Theo một nghiên cứu của Công ty tƣ vấn về giảm thiểu rủi ro Maplecroft của Anh, đƣợc công bố ngày 30/10, đến năm 2025, gần 1/3 tổng GDP toàn cầu, ƣớc tính khoảng 44.000 tỷ USD, sẽ nằm ở các quốc gia chịu ảnh hƣởng mạnh nhất của hiện tƣợng biến đổi khí hậu, tăng 50% so với mức hiện nay.Trong
khi đó, phần lớn các quốc gia này hầu nhƣ chƣa có sự chuẩn bị đúng mức để đối phó với nạn lũ lụt trầm trọng, bão lốc, hạn hán và nƣớc biển dâng cao, hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.Nghiên cứu của Maplecroft đã đánh giá mức độ chịu tác động và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của 193 quốc gia trên thế giới. Theo đó, Bangladesh đứng dầu danh sách các nƣớc chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu song năng lực ứng phó còn yếu kém. Tiếp theo là các nƣớc ở châu Phi và châu Á.,Ấn Độ và Trung Quốc cũng nằm trong danh sách 67 quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu với vị trí thứ 20 và 61.Trong khi đó, Mỹ và phần lớn các quốc gia khu vực châu Âu nằm trong nhóm có nguy cơ trung bình và thấp, do các nƣớc này có nguồn tài chính dồi dào hơn đầu tƣ vào lĩnh vực chống biến đổi khí hậu.Nghiên cứu trên cũng đƣợc tiến hành đối với 50 thành phố trên thế giới. Kết quả, năm thành phố sẽ phải hứng chịu tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu lần lƣợt là Dhaka của Bangladesh, Mumbai và Kolkota ở Ấn Độ, Manila của Philippines và Bangkok của Thái Lan, với tổng GDP dự đoán tăng từ 275 tỷ USD lên 804 tỷ USD vào năm 2025. Nghiên cứu cho thấy các thành phố có khả năng tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất lại nằm trong số dễ bị tổn thƣơng nhất. Chỉ có hai thành phố là Paris (Pháp) và London (Anh) nằm trong nhóm có nguy cơ thấp.Hiện hơn 4,5 tỷ ngƣời, chiếm khoảng 64% dân số toàn cầu, đang sống tại các khu vực có nguy cơ cao chịu tác động của biến đổi khí hậu, nhƣng con số này có thể vƣợt qua mức 5 tỷ ngƣời vào năm 2025. Các khu vực sẽ chịu tác động lớn nhất là Đông và Nam Á, khu vực cận Sahara-châu Phi.
3.1.3. Các nguồn lực hỗ trợ hoạt động quản lý môi trường tại Việt Nam
Hiện nay, hoạt động quản lý môi trƣờng ở Việt Nam ngày càng đƣợc sự hỗ trợ nhiều phía nhƣ các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của nhà nƣớc; các khoản đầu tƣ, hỗ trợ về tài chính cho hoạt động môi trƣờng từ các
vệ môi trƣờng và các khoản phạt, đền bù thiệt hại về môi trƣờng từ các cơ sở, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng…. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ từ phía cộng đồng nhƣ các kênh tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trƣờng; Nhà nƣớc đầu tƣ nghiên cứu khoa học về môi trƣờng; phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ môi trƣờng; khuyến khích tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến và áp dụng các giải pháp công nghệ trong bảo vệ môi trƣờng… Ngày nay, hoạt động quản lý môi trƣờng đang đƣợc Đảng & Nhà nƣớc coi trọng và ƣu tiên hành đầu và đƣợc cụ thể hóa trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc.
3.2. Quan điểm, định hƣớng của tác giả về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam
Để từng bƣớc giảm thiểu và tiến tới khống chế sự gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, quan điểm, định hƣớng của tác giả về sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam nhƣ sau:
3.2.1. Thường xuyên giải quyết hợp lý mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trườngnước
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần cân nhắc mức độ của các chế tài trong công cụ kinh tế phải mang tính cụ thể và thực tế cao, nằm trong sức chịu đựng của ngƣời dân và doanh nghiệp, đồng thời ngƣời dân và doanh nghiệp, đồng thời phải đƣợc cân nhắc giữa sức chịu đựng của môi trƣờng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; cũng nhƣ phải tính đến tác động qua lại giữa môi trƣờng - tài nguyên thiên nhiên - kinh tế - dân số. Sẽ là không hợp lý khi mà các chi phí môi trƣờng áp đặt cho doanh nghiệp khiến giá thành sản phẩm (không bị cấm hoặc hạn chế sản xuất - kinh doanh) của doanh nghiệp bị đội lên quá cao, doanh nghiệp không bán đƣợc hàng và bị phá sản. Cũng sẽ rất bất cập và không khả thi về môi trƣờng (nhƣ việc đóng cửa hoặc di dời
những ngƣời dân khỏi chỗ ở cũ với nghề nghiệp quen thuộc trong khuôn khổ những dự án bảo vệ môi trƣờng) cắt đứt nguồn sống tối thiểu, duy nhất của ngƣời dân, trong khi Nhà nƣớc hoặc chủ đầu tƣ của dự án môi trƣờng không mở lối thoát thích hợp cho họ về sinh thái…
3.2.2. Coi trọng và sử dụng hợp lý công cụ kinh tế trong hệ thống các công cụ quản lý môi trường
Theo tác giả, các công cụ kinh tế phải đƣợc sử dụng mềm dẻo, hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất mặt trái của chúng đến kìm hãm phát triển kinh tế và cả đến mục tiêu bảo vệ môi trƣờng (Ví dụ: nếu đánh phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải quá thấp thì doanh nghiệp chấp nhận chịu nộp phí chứ không đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải; ngƣợc lại nếu đánh phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp quá cao thì doanh nghiệp không có lãi do đó sẽ tìm mọi cách để không khai báo hoặc gian lận trong lĩnh vực xả thải làm tăng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc).
3.3. Đề xuất các biện pháp sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Việt Nam.
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong việc sử dụng các công cụ kinh tế
Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tăng cƣờng phân cấp quản lý các hoạt động bảo vệ môi trƣờng cho các quận, huyện, xã, phƣờng và cơ sở trực tiếp hoạt động tại địa phƣơng. Sự phân cấp trách nhiệm, yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trên từng địa bàn cần đƣợc khép kín, tập trung và bao quát, tạo thuận lợi cho sự chủ động của địa phƣơng, cơ sở, cũng nhƣ phát huy sức mạnh, lợi thế, năng lực, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ sở đƣợc phân cấp trong tổng thể mạng lƣới, guồng máy hoạt động bảo vệ môi trƣờng; đồng thời, cần gắn với sự phân cấp đầy đủ, đồng bộ về kinh
phí, về quyền hạn, quyền lợi (kể cả về thu và sử dụng phí môi trƣờng) trong tổ chức triển khai các hoạt động bảo vệ môi trƣờng đƣợc phân cấp tƣơng ứng. Đồng thời cần lồng ghép, gắn kết các nhiệm vụ và mục tiêu môi trƣờng trong các hoạt động xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án phát triển kinh tế xã hội cả cấp quốc gia lẫn địa phƣơng. Tăng cƣờng xã hội hoá các hoạt động cung cấp dịch vụ công ích, trƣớc hết trong công tác vệ sinh môi trƣờng tại các tỉnh thuộc lƣu vực sông nhằm cải thiện dần chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, trực tiếp góp phần bảo vệ môi trƣờng. Cần khẩn trƣơng xây dựng, hoàn chỉnh và công khai hóa các quy định pháp lý cho sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc, các hộ sản xuất gia đình trong các làng nghề vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng nƣớc. Tăng cƣờng phân cấp và phối hợp, kiểm tra của các cấp chinh quyền cơ sở trong quản lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Ngoài ra, cần có những quy định cụ thể về yêu cầu, nội dung, phƣơng thức, chế độ kiểm tra, giám sát, kế toán và kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả của các hoạt động quản lý môi trƣờng nƣớc, xã hội hóa và phân cấp bảo vệ môi trƣờng nƣớc tại các lƣu vực sông.
Thêm vào đó, Chính phủ cần điều chỉnh bổ sung đối tƣợng nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp (nhƣ là: Bệnh viện, trung tâm y tế; dịch vụ rửa xe, nhà hàng, khách sạn, cơ sở nấu suất ăn công nghiệp chợ, siêu