Kinh nghiệm sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng của một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở việt nam (Trang 44 - 49)

một số nƣớc và bài học cho Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước

Trên thế giới, nhiều nƣớc đã áp dụng các công cụ kinh tế nhằm khuyến khích hành vi tích cực đối với môi trƣờng, nhiều nhất là các nƣớc OECD (tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).

Thực hiện nguyên tắc ngƣời gây ra ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm”, các quốc gia phát triển ở châu Âu đã áp dụng hệ thống thuế môi trƣờng từ rất lâu. Nhiều quốc gia châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… cũng đã từng bƣớc hoàn thiện hệ thống thuế môi trƣờng của mình.

1.4.1.1. Nhóm các nước phát triển OECD

quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Thực tiễn sử dụng công cụ kinh tế vào mục đích bảo vệ môi trƣờng của các nƣớc OECD đã đạt đƣợc các mặt tích cực, nhƣ: điều chỉnh hành vi môi trƣờng một cách tự nhiên bằng thuế, phí và lệ phí; đạt đƣợc hiệu quả chi phí với một mức thải cho phép; sử dụng các công cụ kinh tế vào mục đích bảo vệ môi trƣờng đối với các doanh nghiệp không chỉ có tác dụng lâu dài, trực tiếp nhằm thay đổi hành vi của họ, mà còn có tác dụng sâu xa tới việc nghiên cứu, triển khai, thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất có lợi cho môi trƣờng; gia tăng nguồn thu cho Quỹ trong bảo vệ môi trƣờng, tạo thêm cơ sở vật chất phục vụ trở lại môi trƣờng, đồng thời góp phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện tại.

Sử dụng thuế đối với xăng ở Hà Lan là một ví dụ điển hình: Xăng không pha chì chịu thuế 0,1 ECU cho 100 lít (khoảng 0,004 USD/một gallon) sẽ khuyến khích ngƣời tiêu dùng dùng xăng không pha chì. Hay nhƣ sự khác biệt về thuế đối với ô tô mới, dựa trên mức ô nhiễm, đƣợc sử dụng ở các nƣớc Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan và Đức. Tƣơng tự là việc giảm thuế đối với khí đốt (gas) để khuyến khích dùng khí đốt đun nấu thay thế cho việc dùng than, dầu, vì than, dầu gây ô nhiễm hơn khí đốt ở các nƣớc. Một số nƣớc còn áp dụng các biện pháp khuyến khích về thuế, bao gồm ƣu đãi thuế, khấu hao nhanh các khoản đầu tƣ công nghiệp vào thiết bị làm giảm ô nhiễm. Sự khuyến khích này cũng có thể thể hiện dƣới dạng miễn thuế đặc biệt cho các công ty sử dụng các phƣơng pháp quản lý và các công nghệ sản xuất có thể đảm bảo thải ra môi trƣờng một lƣợng chất thải ô nhiễm tối thiểu.

Các quốc gia thuộc tổ chức OECD đã áp dụng khá thành công hệ thống đặt cọc – hoàn trả đối với các sản phẩm đồ uống, bia, rƣợu (đựng trong chai nhựa hoặc thủy tinh ) mang lại hiệu quả cao cho việc thu gom các phế thải . Hiện nay các nƣớc này đã và đang mở rộng hệ thống đặt cọc – hoàn trả sang các

cadimi,vỏ chai đựng thuốc trừ sâu , các đồ điện da dụng nhƣ máy thu hình , tủ lạnh , điều hòa không khí…

Ngoài ra, giấy phép môi trƣờng có thể chuyển nhƣợng đƣợc áp dụng ở một số nƣớc, ví dụ giấy phép (quota) khai thác cá ngừ và sử dụng nƣớc ở Australia, giấy phép ô nhiễm không khí ở Mỹ, Anh và một số nƣớc thành viên của OECD nhƣ Canađa, Đức, Thuỵ Điển.

1.4.1.2. Nhóm các nước đang phát triển (khu vực châu Á và Đông Nam Á)

Hiện nay, hệ thống quản lý môi trƣờng ở các nƣớc đang phát triển chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ mệnh lệnh kiểm soát. Tuy nhiên, những năm gần đây do có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm của cac nƣớc OECD, một số nƣớc đã chú ý thích đáng hơn đến các công cụ kinh tế. Cụ thể:

- Ở Trung Quốc: hình thức thu phí và lệ phí đƣợc sử dụng chủ yếu đối với các chất gây ô nhiễm cho nguồn nƣớc, khí thải và chất thải rắn. Trên cơ sở quy định tiêu chuẩn cho các chất thải, nếu các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phát thải vƣợt quá quy định thì họ sẽ phải chịu một mức phí nhất định. Trƣớc kia, tiền thu đƣợc từ các khoản phí BVMT sử dụng để trợ cấp cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm. Nhƣng hiện nay, Trung Quốc có xu hƣớng thiên về sử dụng số tiền này để cho vay, thay vì cấp không nhƣ cũ. Phần lớn nguồn thu đƣợc gửi vào các quỹ của địa phƣơng để dành cho các xí nghiệp có nhu cầu vay. Khoảng 20% còn lại dùng để chi trả cho các hoạt động theo dõi, điều hành chƣơng trình, kể cả việc đào tạo nhân lực, mua máy móc, thiết bị.

- Thái Lan: cùng với sự tăng trƣởng kinh tế nhanh, những vấn đề gây ô nhiễm môi trƣờng ở Thái Lan cũng ngày càng trở nên nặng nề và cấp bách, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nƣớc và không khí. Chính phủ Thái Lan đã bƣớc đầu áp dụng chế độ phí đối với nƣớc thải. Có hai loại phí áp dụng là: phí đánh vào các hộ gia đình và các xí nhiệp công nghiệp nhỏ; phí đánh vào công nghiệp

lớn. Hình thức sử dụng nguồn thu ở Thái Lan chủ yếu đƣợc chiết khấu đƣa vào quỹ môi trƣờng theo tỷ lệ do ban quản lý vốn quy định. Tiền thu đƣợc của quỹ này đƣợc dùng vào việc trợ cấp giúp các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ đầu tƣ vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm, số còn lại đƣợc chi dùng cho vận hành và bảo quản nhà máy xử lý nƣớc thải trung tâm, các nhà máy xả chất thải hoặc là chính quyền địa phƣơng hay cơ quan Nhà nƣớc có trách nhiệm thu phí dịch vụ và tiền phạt.

- Philippin: áp dụng công cụ kinh tế dựa trên cơ sở thị trƣờng đặc biệt là các công cụ kinh tế đã đƣợc thực hiện ở Philippin từ những năm 1980 trở lại đây. - Malaysia: cũng đã bắt đầu thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng thông qua việc áp dụng ngày càng rộng rãi hơn các công cụ kinh tế.Trong đó công cụ sử dụng nhiều nhất vẫn là phí môi trƣờng. Mục đích của việc thu phí môi trƣờng là để bảo vệ môi trƣờng chứ không phải là để tạo nguồn thu nhập. Ở Malaysia, tiêu chuẩn xả thải dựa trên cơ sở phân tích nồng độ cho phép của nƣớc xả thải của các chất gây ô nhiễm ( thủy ngân, crom hóa trị 6, xianua…). Các khoản phí này ấn định cho việc xả các chất gây ô nhiễm ở dƣới mức tiêu chuẩn cho phép, nếu vƣợt quá tiêu chuẩn này, các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm không đƣợc xả chất thải nữa.

- Singapore: là quốc gia đƣợc coi có chinh sách môi trƣờng tốt nhất. Singapore sử dụng khá sớm và hiệu quả các công cụ kinh tế vào quản lý và bảo vệ môi trƣờng mà đặc biệt là công cụ: hệ thống thuế nƣớc thải thƣơng mại. Điều đáng chú ý ở đây là mức phí nhƣ nhau đƣợc áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp và các xí nhiệp, không phân biệt xí nghiệp cũ hay mới

1.4.2. Một số bài học cho Việt Nam

Qua thực tiễn áp dụng công cụ kinh tế của các nƣớc trên thế giới trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng có thể rút ra một số bài học Việt Nam nhƣ sau:

- Việc sử dụng các công cụ kinh tế không chỉ là lựa chọn mà còn là sự kết hợp, liên kết giữa chúng;

- Công cụ kinh tế có thể tạo động cơ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện vƣợt yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc hoặc trên mức tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;

- Công cụ kinh tế tạo điều kiện cho các thỏa thuận mang tính tự giác của doanh nghiệp, thay đổi hành vi của họ;

- Việc áp dụng các công cụ kinh tế không chỉ phụ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa của từng quốc gia.

Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá mà phải gắn với công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Ô nhiễm môi trƣờng đã và đang trở nên trầm trọng ở nƣớc ta và rất có thể nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt nếu không có sự quan tâm đúng mức. Việc phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trƣờng đòi hỏi cần áp dụng nhiều loại công cụ để quản lý và bảo vệ môi trƣờng hiệu quả, mà một trong những công cụ đang đƣợc nhiều nƣớc áp dụng, đó là công cụ kinh tế. Trong lĩnh vực quản lý môi trƣờng, xu hƣớng chung trên thế giới hiện nay là ngày càng thiên về các biện pháp tài chính, các công cụ thị trƣờng hay khuyến khích về kinh tế thay vì chủ yếu dựa vào các công cụ hành chính và kiểm soát trƣớc đây.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG NƢỚC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)