1.3. Nội dung các công cụ kinh tế cơ bản trong quản lý môi trƣờng
1.3.7. Nhãn sinh thái
Theo tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn đƣợc cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức đƣợc chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tƣơng đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trƣờng trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trƣờng hợp ngƣời ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trƣng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v… Các tiêu chuẩn để đánh giá khía cạnh môi trƣờng của sản phấm của Nhãn sinh thái đƣợc quy định trong các hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999 và ISO 14025:2000.
*) ISO 14024 (Nhãn loại I/ Công bố môi trƣờng kiểu I): Việc dán nhãn phải đƣợc bên thứ ba công nhận (không phải do nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ thực hiện), dựa trên phƣơng pháp đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Chu trình sống là các giai đoạn kế tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ khi tiếp cận nguyên liệu thôi hoặc từ khi phát sinh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đến khi thải bỏ cuối cùng). Theo tiêu chuẩn này thì
các sản phẩm phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu khác nhau và thƣờng phụ thuộc vào mức độ khắt khe của tiêu chuẩn và vào cơ quan quản lý tiêu chuẩn.
*) ISO 14021 (Nhãn loại II/ Công bố môi trƣờng kiểu II): Do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn đƣợc gọi là “Công bố xanh”, có thể công bố bằng lời văn, biểu tƣợng hoặc hình vẽ lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định. Công bố loại này phải đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cụ thể nhƣ: phải chính xác và không gây nhầm lẫn, đƣợc minh chững và đƣợc kiểm tra, xác nhận, tƣơng ứng với sản phẩm cụ thể và chỉ đƣợc sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp hoặc đã định, không gây ra sự diễn giải sai… Còn đối với việc lựa chọn biểu tƣợng đặc trƣng dựa trên cơ sở chúng đã đƣợc thừa nhận hoặc sử dụng rộng rãi, ví dụ nhƣ vòng Mobius, dùng cho các công bố về hàm lƣợng tái chế hoặc tái chế đƣợc:
*) ISO 14025 (Nhãn loại III/ Công bố môi trƣờng kiểu III): Bao gồm các thông tin định lƣợng về sản phẩm dựa trên đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Mục đích chính là cung cấp dữ liệu môi trƣờng đƣợc định lƣợng và có thể đƣợc dùng để thể hiện sự so sánh giữa các sản phẩm. Cũng giống với nhãn kiểu I là việc công bố phải đƣợc bên thứ ba công nhận nhƣng các thông số môi trƣờng của sản phẩm còn phải đƣợc thông báo rộng rãi trong Báo cáo kỹ thuật.
Điểm chung của cả ba loại này là đều phải tuân thủ 9 nguyên tắc đƣợc nêu trong tiêu chuẩn ISO 14020:1998 (nguyên tắc về tiêu chuẩn đánh giá, các điều khoản áp dụng, thủ tục, phƣơng pháp…) trong đó, điểm mấu chốt là các thông tin đƣa ra phải khoa học, chính xác và dựa trên kết quả của quá trình đánh giá vòng đời sản phẩm, các thủ tục phải không cản trở cho hoạt động thƣơng mại quốc tế.
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy, sản phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Các sản phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái thƣờng có sức mạnh cạnh tranh cao và giá bán ra thị trƣờng cũng thƣờng cao hơn các sản phẩm cùng loại. Nhƣ vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Rất nhiều nhà sản xuất đã và đang đầu tƣ để sản phẩm của mình đƣợc công nhận là sản phẩm “xanh”, đƣợc dán nhãn sinh thái và điều kiện để đƣợc dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thƣờng đƣợc xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhƣ cao su...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có tác động xấu đến môi trƣờng, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trƣờng hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm có ảnh hƣởng tốt đến môi trƣờng.