Phân tích thực trạng sử dụng một số công cụ kinh tế trong quản lý mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở việt nam (Trang 66)

môi trƣờng nƣớc ở các lƣu vực sông lớn ở Việt Nam

Trên lý thuyết và thực tế, việc tăng cƣờng sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trƣờng, về thực chất là việc thực hiện các khuyến khích và trừng phạt tài chính để tăng cƣờng năng lực, động lực và sự tự nguyện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ, các hoạt động có lợi hơn cho môi trƣờng, cũng nhƣ bảo đảm phân phối công bằng các lợi ích thụ hƣởng và các chi phí phải gánh chịu cho mục đích bảo vệ môi trƣờng. Trƣớc hết, cần bảo đảm yêu cầu: Ngƣời sản sinh ra phế thải và các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm tài chính về hậu quả do mình gây ra, theo mức lũy tiến tƣơng ứng với sự gia tăng các hậu quả đó; còn ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ việc sử dụng những sản phẩm và dịch vụ bảo vệ môi trƣờng thì phải trả tiền, cũng với mức luỹ tiến theo mức thụ hƣởng. Đồng thời các biện pháp tài chính đƣa ra cũng phải hạn chế tiêu dùng tài nguyên không có khả năng tái tạo, tăng áp dụng công nghệ cao không có chất thải hoặc sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên nhiên liệu không gây ô nhiễm (chẳng hạn dùng xăng không chì thay cho xăng pha chì). Trong nhiều năm qua, thực tế cho thấy rằng việc áp dụng các công cụ kinh tế nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ở nhiều nƣớc đã phát huy hiệu quả. Phần lớn những công cụ này đã kích thích những ngƣời gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành các mục tiêu môi trƣờng bằng những phƣơng tiện có hiệu quả, chi phí hiệu quả nhất.

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã bƣớc đầu áp dụng đƣợc một số công cụ kinh tế trong lĩnh vực quản lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nhƣ sau:

2.2.1. Phí môi trường

Luật Bảo vệ Môi trƣờng cũng có quy định về việc sử dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế và đặc thù của nền kinh tế nên đến năm 2003, Chính phủ mới ban hành Nghị đính 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng từ nƣớc thải, tiết kiệm nƣớc sạch và tạo nguồn kinh phí cho Qũy bảo vệ môi trƣờng thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng. Đây là công cụ kinh tế đầu tiên ở nƣớc ta áp dụng nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”, đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng trong hoạt động quản lý môi trƣờng.

Loại công cụ kinh tế đƣợc đánh giá cao trong lĩnh vực quản lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt đó là phí BVMT đối với nƣớc thải. Phí BVMT đối với nƣớc thải hiện nay đã đƣợc triển khai thực hiện trong cả nƣớc trên cơ sở các Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 và số 04/2003/NĐ-CP ngày 8/1/2007 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng từ nƣớc thải, sử dụng tiết kiệm nƣớc sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng.

Bảng 2.1: Tiền phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải năm 2008-2010

Đơn vị tính: VNĐ

Loại Năm 2008 2009 2010

Phí BVMT đối với

nƣớc thải sinh hoạt 154.045.000.000 30.009.000.000 28.868.000.000 Phí BVMT đối với

Tổng số 184.251.000.000 70.972.000.000 74.446.000.000

Nguồn: theo số liệu từ báo cáo của Bộ tài nguyên môi trường 2011

Qua bảng thống kê cho thấy, công tác thu phí BVMT đối với nƣớc thải có sự gia tăng về tổng số phí thu đƣợc theo từng năm, điều đó thể hiện đƣợc ý thức chấp hành quy định của nhà nƣớc đối với mỗi cá nhân, tổ chức ngày càng cao. Đồng thời, công tác thu phí BVMT đối với nƣớc thải cũng góp phần tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do quá trình xả thải từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ra.

Ngày 29/3/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP (Nghị định 25) về phí BVMT đối với nƣớc thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2013 và thay thế các Nghị định: số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003; số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007; số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010 về phí BVMT đối với nƣớc thải.

+ Phí BVMT đối với nƣớc thải sinh hoạt:

Do đặc thù nƣớc thải sinh hoạt là tƣơng đối giống nhau ở các hộ gia đình, công sở nên mức phí đƣợc tính theo tỷ lệ % giá bán với 1m3

nƣớc sạch( tối đa là 10%) mà các hộ gia đình, công sở đó sử dụng.

Số phí thu = Khối lƣợng nƣớc sử dụng x Mức phí x 10% (đồng) (m3) (đồng/m3)

(Theo thông tƣ 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hƣớng dẫn thi hành nghị định 67/2003/NĐ-CP)

Số tiền phí thu đƣợc Công ty cấp nƣớc hoặc các doanh nghiệp khai thác cung cấp nƣớc sạch đƣợc giữ lại tối đa 10% số phí để phục vụ cho công tác thu phí. Còn lại 90% số phí sẽ nộp vào Kho bạc nhà nƣớc, trong đó 50% nộp vào ngân sách trung ƣơng để hình thành Quỹ bảo vệ môi trƣờng Việt Nam, 50% còn lại

đƣợc UBND tỉnh/thành phố giữ lại để phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh/thành phố đó.

UBND phƣờng-xã chịu trách nhiệm thu phí đối với các đối tƣợng tự khai thác nƣớc để sử dụng thuộc diện phải nộp phí. Tuy nhiên đối với các hộ gia đình ở nông thôn chƣa đƣợc cung cấp hệ thống nƣớc sạch thì phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt vẫn chƣa đƣợc áp dụng.

Việc thu phí và lệ phí nhƣ hiện nay thực sự chƣa có hiệu quả và không có tác dụng lớn trong công tác bảo vệ môi trƣờng.Phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải chỉ mới đƣợc áp dụng ở một số tỉnh, thành phố lớn mà chƣa áp dụng trên phạm vi cả nƣớc. Việc thực thi không đồng bộ làm giảm ý thức của ngƣời dân trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng.

+ Phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố giao cho Chi cục BVMT chịu trách nhiệm thực hiện.

Đối với nƣớc thải công nghiệp cách tính phí đƣợc tính:

Số phí = tổng lƣợng nƣớc thải * hàm lƣợng chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải(mg/l)*10-3

* mức thu đối với chât gây ô nhiễm ra MT(đồng/kg) (Theo thông tƣ 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hƣớng dẫn thi hành nghị định 67/2003/NĐ-CP)

Do mỗi loại có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau nên không thể tính đồng đều nƣớc thải công nghiệp nhƣ nƣớc thải sinh hoạt mà tính theo khối lƣợng các chất gây ô nhiễm. Mức phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp đƣợc tính theo bảng sau:

Bảng 2.2: Mức phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp

trong nƣớc thải nhiễm có trong nƣớc thải) Tối thiểu Tối đa 1 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD 100 300 2 Nhu cầu oxy hóa học COD 100 300 3 Chất rắn lơ lửng TSS 200 400 4 Thủy ngân Hg 10.000.000 20.000.000 5 Chì PB 300.000 500.000 6 Arsenic As 600 1.000.000 7 Cadmiun Cd 600 1.000.000 Nguồn: Nghị định 67/2003/NĐ-CP

Phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp đã tiến hành ở các địa phƣơng thuộc lƣu vực các con sông lớn và đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.3: Tiền thu phí nƣớc thải công nghiệp tại một số tỉnh thuộc lƣu vực các sông lớn

Đơn vị tính: VNĐ

Tỉnh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thái Nguyên 739.613.580 473.445.538 1.057.000.000 681.887.672 1.129.860.888 Bắc Giang 36.159.181 4.467.634.296 1.384.310.655 4.729.919.590 3.871.367.538 Hải Dƣơng 97.772.159 110.626.371 196.302.034 183.808.902 1.937.354.007 Hà Nội 261.475.000 181.793.000 100.519.620 531.638.114 641.783.616 Hà Nam 182.777.000 85.813.500 76.233.100 13.361.000 154.771.000 Nam Định 595,183,500 565.954.656 536.997.750 536.440.000 577.185.700

Đồng Nai 4.545.000.000 5.850.000.000 7.198.000.000 5.491.849.074 5.013.505.312 TP Hồ Chí Minh 6.054.000.000 6.207.724.390 8.845.625.134 9.832.165.772 8.849.105.190 Bình Dƣơng 2.126.691.000 2.297.378.000 2.476.715.000 2.158.484.266 2.500.980.000 Bình Phƣớc 901.490.000 864.005.088 650.120.000 479.353.000 1.056.132.000 Bà Rịa Vũng Tàu 370.176.356 376.382.273 851.592.071 1.236.883.280 1.149.648.234 Đăk Nông 35.658.120 19.310.632 101.365.460 107.730.736 96.360.976 Ninh Thuận 51.834.916 16.525.145 10.410.300 48.226.495 47.218.907 Bình Thuận 58.846.237 173.570.351 199.780.160 416.566.083 651.874.085 Long An 129.584.795 155.094.768 204.654.517 205.073.685 310.613.833

Nguồn: theo số liệu thu thập từ báo cáo của Bộ tài nguyên môi trường 2011

Tuy nhiên số tiền phí BVMT đối với nƣớc thải thực tế vẫn chƣa tƣơng xứng với tình trạng ô nhiễm tại các địa phƣơng.

Bên cạnh đó, nƣớc ta cũng đang áp dụng một số loại phí liên quan đến lĩnh vực quản lý môi trƣờng nƣớc ngầm nhƣ sau:

- Phí vệ sinh môi trƣờng: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Đây là công cụ kinh tế đƣợc sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này đƣợc sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phƣơng. - Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang đƣợc triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.

- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang đƣợc triển khai thực hiện trong cả nƣớc trên cơ sở Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ thay thế cho Nghị định 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2008 và nghị định 82/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Chính

phủ về phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản. Nghị định quy định khoản phí đƣợc thu trên mỗi đơn vị khoáng sản đƣợc khai thác.

Với tƣ cách là công cụ kinh tế, khoản phí này đã giúp xác định các đối tƣợng đánh thuế phù hợp và tăng ý thức trách nhiệm tài chính hƣớng vào chính quyền trong các ngành chịu ảnh hƣởng. Ví dụ, phí này tạo ra một cơ sở thuận lợi để mở rộng việc thu phí đối với các hoạt động khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó phí BVMT đối với khai thác khoáng sản đã tạo ra số thu đáng kể cho việc tái đầu tƣ của địa phƣơng vào những biện pháp giải quyết những tác động đối với môi trƣờng kéo theo sau các hoạt động khai thác. Ngoài lợi ích tạo nguồn thu đáng kể, phí này cũng khuyến khích các đổi tƣợng chịu thuế tìm tòi, cải tiến kỹ thuật quản lý đối với các hoạt động khai thác khoáng sản.

2.2.2. Thuế môi trường

Luật Thuế Bảo vệ môi trƣờng vừa chính thức có hiệu lực từ 01/01/2012. Đây đƣợc coi là bƣớc tiến lớn trong việc luật hóa các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng. Thuế bảo vệ môi trƣờng đƣợc hiểu là thuế đánh vào một số sản phẩm hàng hóa gây tác động xấu lâu dài đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Do đó đây là công cụ để thay đổi thói quen sử dụng các loại hành hóa, nhiên liệu làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng, khuyến khích sản xuất theo công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trƣờng, tạo ra sản phẩm tốt hơn cho môi trƣờng.

-Thuế tài nguyên:

Luật Thuế tài nguyên đã đƣợc thông qua vào ngày 25/11/2009 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010.

Thuế tài nguyên là một trong những công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nƣớc đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của tổ chức, cá nhân.

Thuế suất thuế tài nguyên thể hiện mức độ điều tiết của Nhà nƣớc đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên. Việc đề ra và áp dụng thuế tài nguyên đã có tác động tích cực thúc đẩy việc khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời tạo nguồn thu cho việc bảo vệ môi trƣờng và các mục đích phát triển.

Bảng 2.4: Số liệu thu thuế tài nguyên qua các năm 2009-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Thuế tài nguyên

Tỷ lệ trong tổng thu Ngân sách Nhà nƣớc 2009 19.392 4,2% 2010 26.014 4,4% 2011 39.299 6,6% 2012 41.313 5,58%

Nguồn: theo số liệu báo cáo của Bộ tài chính năm 2013

Thuế tài nguyên ít nhiều cũng đem lại 1 số kết quả nhằm tăng cƣờng quản lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ở lƣu vực các con sông khi đánh thuế vào các hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc lƣu vực các con sông đồng thời giúp tạo nguồn kinh phí bổ sung cho công tác BVMT ở các địa phƣơng.

2.2.3.Quỹ môi trường Việt Nam

Quỹ môi trƣờng Việt Nam đƣợc thành lập từ tháng 6/2002 theo quyết định số 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ nhằm mục đích hỗ trợ cho các dự án, chƣơng trình môi trƣờng về nguồn vốn, tài chính đồng thời tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức. Quỹ môi trƣờng Việt Nam là công cụ kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ cho công tác BVMT nói chung & công tác BVMT nƣớc nói riêng.

Thời gian qua, Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng và đi vào hoạt động ổn định. Vốn điều lệ của Quỹ tăng từ 200 tỷ đồng lúc thành

lập và bắt đầu hoạt động (2004) lên đến 500 tỷ đồng vào năm 2010, đồng thời đƣợc bổ sung thêm hơn 482 tỷ đồng từ các nguồn thu khác. Quỹ đã thực hiện cho vay với lãi suất ƣu đãi 156 dự án với tổng số vốn cho vay hơn 950 tỷ đồng; tài trợ cho 46 dự án, chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng với tổng số tiền hơn 36 tỷ đồng. Các dự án đƣợc Quỹ hỗ trợ phủ đều trên phạm vi cả nƣớc. Bên cạnh đó, Quỹ tiếp nhận ký quỹ phục hồi môi trƣờng trong khai thác khoáng sản của 109 dự án với số vốn hơn 64 tỷ đồng; tiếp nhận hơn 41 tỷ đồng tiền lệ phí bán/chuyển tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs) để trợ giá điện gió và hỗ trợ hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu với số tiền hơn 40 tỷ đồng. Giai đoạn này Quỹ cũng xây dựng thành công cơ cấu tổ chức, bố trí nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu ban đầu của một tổ chức tài chính nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực môi trƣờng

Năm 2012 là năm hoạt động hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhƣng lại là một năm có nhiều sự kiện và bƣớc ngoặt lớn đối với Quỹ. Thành công trong vận động, thu hút nguồn vốn quốc tế đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng thông qua Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam bằng việc đƣợc giao thực hiện Hợp phần 2 - Thí điểm cho vay đầu tƣ xây dựng các trạm xử lý nƣớc thải tập trung tại các khu công nghiệp (KCN) thuộc Dự án “Quản lý ô nhiễm các KCN thuộc lƣu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - Đáy” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với số vốn hơn 20 triệu USD; thành công trong việc bƣớc đầu xây dựng mô hình hợp tác giữa Quỹ và các doanh nghiệp….

2.2.4. Bồi thường thiệt hại môi trường

Trƣớc đây bồi thƣờng thiệt hại môi trƣờng không đƣợc coi là một công cụ để quản lý môi trƣờng, tuy nhiên tại điều 7 của Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 có quy định “…tổ chức, cá nhân gây tổn hại đến môi trƣờng do hoạt động của mình phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Và

hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng. Dƣới đây là một số trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại môi trƣờng trong quản lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở nƣớc ta thời gian gần đây:

- Công ty VEDAN gây ô nhiễm sông Thị Vải thuộc lƣu vực sông Đồng Nai năm 2008 chính là bài học kinh nghiệm về quản lý và có tính chất thực tiễn rất lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm môi trường nước ở việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)