Đặc điểm và hoạt động của NHCSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA

3.1.2. Đặc điểm và hoạt động của NHCSXH

3.1.2.1. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội

NHCSXH là ngân hàng đặc thù với những chính sách và đặc điểm hoạt động riêng nhờ vai trò đặc biệt. Ngân hàng không phải nộp thuế và các khoản bắt buộc cho Ngân sách Nhà nước, không có tỷ lệ dự trữ bắt buộc và không tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên là một đơn vị tài chính trong nền kinh

tế thị trường, NHCSXH vẫn là một Ngân hàng tự chủ về tài chính, phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trước pháp luật, hạch toán tập trung toàn hệ thống, phải tự bù đắp chi phí và chấp nhận các rủi ro trong hoạt động tín dụng như các Ngân hàng thương mại.

Vốn điều lệ được bổ sung tùy từng chu kỳ hoạt động với số vốn ban đầu là 5.000 tỷ đồng. Được nâng lên 10.696,5 tỷ đồng ngày 31/12/2015.

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động của NHCSXH là vì công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho vay, thủ tục thuận tiện và các điều kiện đơn giản. Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ.

Đối tượng được phép vay vốn tại NHCSXH bao gồm những gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các gia đình chính sách, các hộ gặp khó khăn trong kinh doanh sản xuất nhỏ, các đối tượng sinh sống tại vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn (theo quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Phương thức cho vay: Chủ yếu thực hiện là trực tiếp cho vay có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua các Tổ chức chính trị - xã hội.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội)

3.1.2.2. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Huy động vốn; hỗ trợ các hộ nghèo, các gia đình thuộc đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi; Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Cho vay theo các chương trình của các dự án địa phương và quốc tế với nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

Có thể thấy Ngân hàng chính sách xã hội có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động khác hẳn so với các Ngân hàng thương mại thông thường. Nó hoạt động nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)