CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CÁN BỘ QUẢN LÝ
3.2.2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL
Với hệ thống từ Trung ương đến địa phương, NHCSXH có 15 ban chuyên môn nghiệp vụ và cơ quan công đoàn, Đảng tại Hội Sở chính. Có 63 Chi nhánh cấp tỉnh, mỗi chi nhánh có 5 phòng chuyên môn, có 631 phòng giao dịch, 3 đơn vị tương đương với chi nhánh (Sở Giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin) và 7 cơ sở đào tạo. Tương ứng số CBQL trong toàn hệ thống:
- Cán bộ quản lý cấp cao gồm 10 người (gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng). Ở cấp độ này, các CBQL cao cấp sẽ được chú trọng bổ sung năng lực hành xử một cách kiên nghị, thể hiện quyền lãnh đạo một cách chính đáng và đặc biệt phát triển một tầm nhìn chiến lược. Nhìn xa hơn, trông rộng là điều mà người ta chờ đợi ở những cá nhân đảm đương các vị trí quản lý này. Nhưng vẫn còn chưa đủ. Họ cũng cần nắm vững những vấn đề cốt lõi của quản lý của ngành cũng như của NHCSXH, am hiểu các chức năng của bộ máy quản lý và sự gắn bó hữu cơ của chúng. Cùng lúc đó, khả năng thu hút con người và lãnh đạo họ là năng lực bắt buộc phải được trang bị để người cán bộ quản lý cấp cao đưa NHCSXH đến với thành công. Do đó NHCSXH cũng đã có các buổi tập huấn cho đội ngũ CBQL cấp cao về Quản trị Chiến lược; Văn hóa doanh nghiệp; Truyền thông nội bộ; ….
tỉnh và các Ban tại Hội Sở chính). Đối với các CBQL cấp trung năng lực cần chú trọng nhất vẫn là giải quyết vấn đề và đi theo định hướng của đội ngũ CBQL cấp cao. Nên Cán bộ quản lý cấp trung là đội ngũ không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp nào. Họ là cánh tay đắc lực của ban quản lý cấp cao trong hiện thực chiến lược kinh doanh, là trụ cột và là đội ngũ kế cận đảm bảo cho sự vận hành hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ hệ thống quản lý. Ngoài ra, CBQL cấp trung cần phải nắm vững những vấn đề cốt lõi của quản lý doanh nghiệp, am hiểu các chức năng của bộ máy quản lý. NHCSXH đã xây dựng các khung chương trình đào tạo về kỹ năng cho CBQL cấp trung như: Tiếp thị dành cho Cán bộ Quản lý; Văn hóa Doanh nghiệp và Truyền thông nội bộ; Quản lý Con người; Kỹ năng Đàm phán, thương lượng….
- Cán bộ quản lý cơ sở có 2274 người gồm Trưởng, phó các Phòng giao dịch và tương đương). Đây là cấp tác nghiệp ở cấp điều hành thấp nhất trên tháp quản lý nhưng vai trò của người cán bộ ở cấp này trong công tác lãnh đạo và quản lý con người là rất lớn. Chính họ và nhân viên của mình đang thực hiện những công việc cụ thể nhất, tạo ra những giá trị trực tiếp nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị mà NHCSXH đang thiết lập và vận hành để đem sản phẩm và dịch vụ của mình đến cho Khách hàng. Do đó đội ngũ CBQL cấp cơ sở được thiết kế nội dung về: Cốt lõi về Quản lý; Quản lý Con người; Kỹ năng Huấn luyện và Kèm cặp Nhân viên; Kỹ năng Giao tiếp và Dịch vụ Khách hàng….
Công tác phát triển đội ngũ CBQL của NHCSXH luôn được chú trọng và quan tâm thực hiện có hiệu quả từ các khâu như: Xây dựng quy hoạch và bổ nhiệm CBQL; đào tạo, bồi dưỡng CBQL; đánh giá, kiểm tra giám sát, kỷ luật đối với đội ngũ CBQL và chế độ đãi ngộ với CBQL. Kết quả cụ thể của từng công việc được tổng kết đánh giá và tổng hợp hàng năm, trong đó có những việc đạt được kết quả tốt, nhưng bên cạnh cũng còn có những tồn tại hạn chế, yếu
kém cần khắc phục nhằm hoàn thiện hơn công tác phát triển CBQL của toàn hệ thống NHCSXH. Thực trạng về từng nội dung cụ thể như sau:
3.2.2.1. Về công tác xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm CBQL
- Quy hoạch CBQL
Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện đảm bảo dân chủ, khách quan, đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp ủy Đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và thực tế cán bộ, các đơn vị cơ sở có sự quan tâm, chú trọng công tác quy hoạch cán bộ để bổ sung kịp thời những cán bộ có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, uy tín, sức khỏe và chiều hướng, triển vọng để tạo nguồn cán bộ kế cận nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đồng thời để tuyển chọn và đề xuất cán bộ đi luân chuyển, tăng cường tại các đơn vị trong hệ thống có tình hình hoạt động yếu.
Công tác quy hoạch được tiến hành thực hiện từ cấp cơ sở. Kết quả quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp dưới là cơ sở để xây dựng, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp trên.
Bảng 3.2: Quy hoạch các cấp lãnh đạo 2016-2020
Chức danh Lƣợt quy hoạch
1. Chức danh hội đồng quản trị phê duyệt 195
- Phó Tổng Giám đốc 09
- Kế toán trưởng 01
- Giám đốc chi nhánh và tương đương 185
2. Chức danh Tổng Giám đốc phê duyệt 687
- Hội sở chính 72
- Hội sở tỉnh 615
Giám đốc chi nhánh cấp tỉnh phê duyệt danh sách quy hoạch thuộc thẩm quyền quản lý. Danh sách quy hoạch được gửi đến các cơ quan Đảng, chính quyền tại địa phương, đơn vị công tác và cá nhân.
- Về bổ nhiệm CBQL
Cán bộ lãnh đạo, quản lý là yếu tố quyết định mọi thành công của đơn vị. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, Hội đồng quản trị bổ nhiệm nhân sự khi có thay đổi về nhân sự theo sự phân công nhiệm vụ cụ thể.
Tổng Giám đốc kịp thời bổ sung tăng cường củng cố nhân sự lãnh đạo điều hành cho chi nhánh cấp tỉnh, qua đó tạo điều kiện cho các đơn vị ổn định tổ chức để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
Rà soát bố trí, sắp xếp lại cán bộ một số phòng Ban cho phù hợp lại với năng lực, sở trường của cán bộ. Luân chuyển, tăng cường CBQL với những đơn vị còn tồn tại, yếu kém.
Việc phân cấp bổ nhiệm tại các cơ sở được các chi nhánh ngân hàng chủ động triển khai thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục trên nguyên tắc dân chủ, tín nhiệm từ cơ sở. Theo đó, năm 2016 đã bổ nhiệm được 687 chức danh lãnh đạo, quản lý tại chi nhánh (gồm 44 Trưởng phòng, 128 Phó Trưởng phòng, 129 Giám đốc Phòng giao dịch, 141 Phó Giám đốc Phòng giao dịch, 245 Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ phòng giao dịch).
3.2.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL
NHCSXH thường xuyên quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, tăng cường cán bộ cho các đơn vị trong hệ thống; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ NHCSXH; đồng thời NHCSXH đã phối hợp với chính quyền địa phương, các
tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, thành viên Ban giảm nghèo cấp xã, Trưởng ấp, Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và Vay vốn; Chủ tịch UBND cấp xã. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm đào tạo và các chi nhánh cấp tỉnh, các cơ sở đào tạo khu vực. Xây dựng và giao kế hoạch hàng năm, hàng quý, chi tiết đến từng khóa học. Công tác nghiên cứu khoa học được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo, đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trong toàn hệ thống. Kết quả thực hiện (chi tiết theo bảng 3.3)
Nội dung đào tạo được thường xuyên rút kinh nghiệm sau mỗi khóa đào tạo để hoàn thiện các bài giảng cho phù hợp với từng vùng, miền. Năm 2016 bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã có sự đổi mới là đào tạo nâng cao các kỹ năng làm việc, đào tạo công tác truyền thông về NHCSXH để qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, hoạt động của NHCSXH. Bên cạnh đó với mục tiêu nâng cao kỹ năng và phương pháp tập huấn cho cán bộ tại cơ sở năm 2016, NHCSXH tổ chức đào tạo được 13 lớp cho 12 chi nhánh với 631 học viên với kết quả học tập tốt.
Chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng và phương pháp tập huấn cho cán bộ được Học viên và Ban lãnh đạo các Chi nhánh đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như tầm quan trọng của đối với cán bộ làm công tác đào tạo tại cơ sở; qua đó hỗ trợ hiệu quả cho các chi nhánh trong công tác định hướng đào tạo và đào tạo tại chỗ, mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài và bền vững cho đơn vị.
NHCSXH phối hợp với Học viện Ngân hàng đào tạo các lớp “Nghiệp vụ Ngân hàng cơ bản” cho những học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa đúng chuyên ngành (năm 2016 cơ sở đào tạo của NHCSXH tại Phú Thọ đào tạo cho cán bộ các chi nhánh NHCSXH khu vực Bắc Bộ; Cơ sở đào tạo tại Cần Thơ cho cán bộ các chi nhánh NHCSXH khu vực Nam Bộ).
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL trong toàn hệ thống NHCSXH.
TT Nội dung Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tổng số lớp đào tạo 36 35 34
2 Đào tạo CBQL (học viên) 196 200 297
+ Loại Giỏi 56% 69,5% 69%
+ Loại khá 44% 29% 28%
+ Trung bình 0% 1,5% 3%
3 Đào tạo Tổ trưởng Tổ Kế hoạch
nghiệp vụ 448 100
4 Đào tạo CBQL cấp cơ sở 449 249
5 Đào tạo kỹ năng và tập huấn cho
cán bộ cơ sở 443 730 631
6 Đào tạo Nghiệp vụ Ngân hàng cơ
bản 58 102
+ Loại giỏi 83% 95%
+ Loại khá 17% 5%
7 Đào tạo Nâng cao nghiệp vụ tin học 132
8 Đào tạo Nghiệp vụ quản lý 42
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội)
3.2.2.3. Đánh giá, kiểm tra giám sát, kỷ luật đội ngũ CBQL
a) Đánh giá nhận xét
Công tác đánh giá nhận xét cán bộ nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng là việc làm thường xuyên trong toàn bộ hệ thống; được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, đảm bảo đúng mục đích, nội dung và chất lượng, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác. Các nội dung nhận xét, đánh giá ưu điểm, tồn tại và phân loại mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ đối với cán bộ được thông báo công khai, trực tiếp đến các cấp quản lý cán bộ và cá nhân được biết.
Năm 2016, Tổng Giám đốc đã thông báo nhận xét, đánh giá và phân loại đối với 373 cán bộ lãnh đạo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015; trong đó có 373 cán bộ lãnh đạo các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính, 334 cán bộ lãnh đạo thuộc thầm quyền Tổng Giám đốc quản lý tại Ngân hàng cấp tỉnh. Giám đốc Ngân hàng cấp tỉnh thực hiện nhận xét, đánh giá, phân loại đầy đủ, đúng quy định đối với cán bộ lãnh đạo thuộc thẩm quyền quản lý.
Thông qua công tác đánh giá cán bộ giúp Lãnh đạo trong quản lý cán bộ làm cơ sở để sắp xếp, điều động phân công, bố trí công tác phù hợp, lựa chọn những cán bộ có đủ điều kiện, có triển vọng phát triển để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài để xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển… Đồng thời cũng qua công tác đánh giá cán bộ nếu xét thấy nhân sự không có khả năng và đáp ứng được yêu cầu công tác thì không thực hiện bổ nhệm, bổ nhiệm lại, điều động... Có thể miễn nhiệm chức danh đang đảm nhận để bố trí công tác khác phù hợp.
b) Kiểm tra, giám sát, kỷ luật
Quan tâm thực hiện công tác giám sát từ xa. Thành lập các đoàn kiểm tra, phúc tra toàn diện các hoạt động tại chi nhánh. Sau khi kiểm tra, phúc tra đều có thông báo, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế để các đơn vị được thanh tra khắc phục. Những trường hợp có sai sót nhiều, sai sót lặp lại hoặc không chấp hành nghiêm túc chỉ đạo chỉnh sửa sau kiểm tra, sau khi làm rõ trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan, trường hợp chưa đến mức xử lý kỷ luật thì có văn bản phê bình, rút kinh nghiệm đối với cán bộ. các sai sót lặp lại, cố ý đều được xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định.
3.2.2.4. Chế độ đãi ngộ với CBQL
mỗi đơn vị được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng hệ thống bảng lương, chế độ phụ cấp lương, phê duyệt phương án xếp lương tại các chi nhánh và Hội Sở chính. Tiếp tục hoàn chỉnh sửa đổi bổ sung xây dựng cơ chế tiền lương, các chế độ đãi ngộ, chính sách.
Đảm bảo xét nâng bậc lương định kỳ cho cán bộ và đội ngũ quản lý theo đúng quy định hiện hành (năm 2016 nâng bậc cho 122 cán bộ trong đó có 9 người được nâng lương trước hạn do hoàn thành xuất sặc nhiệm vụ được các cấp khen thưởng).
Chế độ, chính sách khác như BHXH, BHYT, trợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí, khám sức khỏe định kỳ, kỳ phép, nghỉ bù... Được các ngân hàng cơ sở duy trì, quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời đảm bảo chế độ. Năm 2016 đã giải quyết chế độ nghỉ hưu cho 10 CBQL (02 Giám đốc, 06 Phó Giám đốc, 01 Trưởng phòng)
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, có sự phối kết hợp giữa chuyên môn và Ban Chấp hành công đoàn các cấp trong việc tổ chức Hội nghị người lao động. Công khai các chế độ chính sách để cán bộ và người lao động tham gia ý kiến, giám sát hoạt động của đơn vị năm 2016 trung bình có hơn 600 ý kiến tham gia về các nội dung khác nhau tại.