ĂNG-GHEN GỬI PHÉC-ĐI-NĂNG PHRAI-LI-GRÁT Ở LUÂN ĐÔN

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 29 phần 7 pptx (Trang 32 - 37)

724 MÁC GỬI PHÉC-ĐI-NĂNG LÁT-XAN, 12 THÁNG MƯỜI MỘT 1858

ĂNG-GHEN GỬI PHÉC-ĐI-NĂNG PHRAI-LI-GRÁT Ở LUÂN ĐÔN

Ở LUÂN ĐÔN

[Bản nháp] Man-se-xtơ, 25 tháng Giêng 1859

Phrai-li-grát thân mến!

Thằng bé đáng ghét, lẽ ra phải nhận tiền ở bưu điện ngà y hôm qua, thì lại biến đi chơi đâu ấy, vì vậ y mà ngày hôm nay tôi mới nhận 22 si-linh. Rất cám ơn bạn vì sự quan tâm và khoản tiền chi phí đó.

Về "Báo mới vùng Ranh"1 *, thì ở đây chẳng có gì phải băn khoăn và có thể không phải vội vàng gì với nó. Trong thời gian qua chúng tôi đã học được nhiều điều và không quên điều gì cả5 92, mà việc này còn lớn hơn điều những người khác có thể nói về bản thân mình. Bạn có thể thấy rõ điều này tốt hơn hết chính là qua tờ "Hermann" (rõ ràng đây là in sai thay cho chữ "Gottfried"2 *, nếu không thì đầu đề ấy không có ý nghĩa gì cả), mà bạn gọi là I-ô-han, tiền bối của "Báo vùng Ranh". Đã lâu rồi tôi không được đọc cái gì tương tự như sản phẩm mới nhất nà y của "Con bọ dừa"5 93 cao quý giả tạo đã chầu trời - cái điều nhảm nhí t ầm thường và ngọt ngào ấy nịnh hót và bợ đỡ tất cả mọi người , khao khát một sự dung hoà và t ha thứ, được viết ra một cách xấu xa đáng nhục, về văn phong và nội dung lại nhằm độc nhất vào tầng lớp tiểu thị dân Cam-be-ru-en-xơ và những người phi -l i -xt anh Đức ở Xi -t i và nói chun g, chi ều t h eo t hị hi ếu của

1* 1*

Xem tập này, tr. 493. 2*

726 ĂNG-GHEN GỬI PHRAI-LI-GRATS, 25 THÁNG GIÊNG 1859 MÁC GỬI I-Ô-XÍP VÂY-ĐƠ-MAI-Ơ, 1 THÁNG HAI 1859 727

363

họ. Con người này đã quên đi vài ba điều mà anh ta có được vào năm 1848 và lúc này đã trở thành kẻ xin của bố thí đê tiện đích thực của giai cấp tư sản. Nhưng nếu bạn gợi chuyện với tôi về "con người vui nhộn" này, con người bây giờ đang mua bán "sự đau buồn" của mình ở khắp mọi nơi1*, thì tôi sẽ không giấu bạn rằng trong thời gian gần đây, nhiều kẻ phi-li-xtanh đã hỏi tôi làm sao lại có thể xảy ra chuyện bạn lại liên minh thân thiện đến như vậy với ngài Kin-ken. Bạn biết rằng, mặc dù tất cả những chuyện trên cũng là phóng đại, nhưng tôi vẫn thấy có phần lo lắng. Dĩ nhiên, tôi đã gán cho sự thổi phồng hèn hạ mà Kin-ken và nhóm người của ông ta đã lu loa trên tất cả các tờ báo về cuộc gặp mặt bình thường với bạn, coi đó là một liên minh tấn cô ng và phòng ngự chống lại chúng tôi, và tôi đã kiên quyết phủ nhận sự việc này; còn về quan hệ riêng của bạn với con người phi-li-xtanh ấ y, thì tôi đã lảng tránh bằng những câu đùa chẳng lấy gì hay ho lắm: ví dụ, tôi đã nói rằng các nhà thơ sống trong một thế gi ới đặc biệt của họ, rằng nếu Kin-ken có thể vin vào vi ệc giao tiếp với bạn, thì lúc đó ông ta mới có thể ra vẻ một nhà thơ v.v.. Tóm lại, dù tôi là một nhà ngoại giao tồi, tôi vẫn bảo vệ được đầy đủ lập trường của đảng. Cuối cùng, trong chuyện này, có một điều rõ ràng là một trong những người Do Thái đã từng che chở cho anh chàng Gốt-phrít dễ tính trong thời gian anh ta lưu lại nơi này gần đây nhất hình như đã nói thế này: "Cứ để cái thằng vô lại Kin-ken ấy thử đến Man-se-xtơ một lần nữa xem - nó đã quyến rũ cô gái, con một gia đình đứng đắn ở Luân Đôn và đang giữ cô ta làm tình nhân, còn vợ nó t hì vì chuyện này..."2 *

Công bố lần đầu bằn g tiếng Nga trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản l ần thứ nhất, t.XXV, 1934

In theo bản viết tay Nguyên văn l à tiếng Đức

1* 1*

Xem tập này, tr. 729. 2*

Bức thư không có đoạn kết.

23

MÁC GỬI I-Ô-XÍP VÂY-ĐƠ-MAI-Ơ594 Ở MI-LU-Ô-KI Ở MI-LU-Ô-KI

Luân Đôn, 1 tháng Hai 1859 9, Graftonterrace, Maitlandpark,

Haverstockhill

Vây-vâ y t hân mến!

Bức thư của bạn đề ngày 28 tháng Hai 1858 đến đây (ít nhất tới tay tôi) vào cuối tháng Năm, còn tôi trả lời bạn vào tháng Hai 1859. Nguyên do thật đơn giản. Tôi bị đau gan suốt cả mấy tháng xuân và hè và phải khó nhọc lắm mới tìm được thời gian cho công việc cần thiết. Bởi vậy, không thể có chuyện viết thư, trừ những trường hợp đặc biệt cần thiết. Còn những tháng tiếp theo đó thì tôi lại ngập đầu trong công việc.

Trước hết xin gửi tới bạn và người thân của bạn lời chào chân thành của mọi thành viên trong gia đình tôi, cũng như của Ăng-ghen, Lu-pu-xơ và Phrai-li-grát. Tôi đặc biệt gửi lời chào người vợ yêu quý của bạn.

Ăng-ghen thường xuyên sống ở Man-se-xtơ, Lu-pu-xơ cũng ở đó, anh ấy dạ y học và thu xếp cuộc sống cũng tạm ổn.

Phrai-li-grát ở Luân Đôn, anh ấy là người quản lý chi nhánh ngân hàng Crédit Mobilier595 ở Thụy Sĩ. Đron-ke làm người môi

728 MÁC GỬI I-Ô-XÍP VÂY-ĐƠ-MAI-Ơ, 1 THÁNG HAI 1859 MÁC GỬI I-Ô-XÍP VÂY-ĐƠ-MAI-Ơ, 1 THÁNG HAI 1859 729

364

giới ở Gla-xgô. I-man-đơ (tôi không rõ bạn có biết anh ấy hay không) dạy học ở Đan-đi. Người bạn quý của chúng ta, Véc-thơ, chẳng ma y đã mất ở Ha-i-ti, - đây là một tổn thất không thể nào bù đắp được.

Công việc của tôi trong hai năm gần đây tồi nhiều hơn là tốt. Một mặt, do cuộc khủng hoảng, tờ "Tribune" đáng kính đã giảm khoản thu nhập của tôi mất một nửa, mặc dù vào những thời kỳ phồn thịnh, nó cũng không bao giờ thêm cho tôi một pphen-ních nào; mặt khác, sự cần thiết phải dành nhiều thời gian cho việc viết cuốn sách kinh tế chính trị học (điều này sẽ nói ở dưới) đã buộc tôi phải từ chối (mặc dù bất đắc dĩ) những đề nghị rất lợi cho tôi được đặt ra ở Luân Đôn và Viên. Còn tôi thì bằng bất kỳ giá nào cũng phải đi tới mục đích của mình và sẽ không cho phép xã hội tư sản biến tôi thành một cỗ máy làm tiền.

Ngài Clút-xơ đã ở đây hồi tháng Năm năm ngoái. Đúng lúc đó tôi lại ở chỗ Ăng-ghen, tại Man-se-xt ơ. Clút-xơ có đến thăm vợ tôi và nhận lời mời tới thăm vào ngày khác, nhưng rồi không thấy đến. Anh ấy [bi ến]1 *khỏi Luân Đôn và không xuất hiện nữa. Thế nào đó, anh ấy gửi cho vợ tôi một lá t hư viết "vì bối rối" dưới một hình thức khá "thô kệch". Anh ấy cũng không đến Man-se-xtơ. Về sau chúng tôi biết được rằng anh ấy đã liên minh với Vi-lích. Điều này cũng cắt nghĩa vì sao anh ấy ngừng thư từ một cách khó hiểu. Nếu chúng tôi là người hám danh, thì đã cảm thấy mình bị trừng phạt quá nhiều, khi biết rằng một người ngốc nghếch như Vi-lích đã thắng được chúng tôi, thậm chí nga y trước mắt con người khá thông minh như Clút-xơ. Nhưng toàn bộ câu chuyện này hài hước đến mức làm dịu đi mọi sự phiền muộn.

Tôi đã tuyệt giao với Éc-nơ-xtơ Giôn-xơ596. Mặc dù t ôi đã n hi ều l ầ n nh ắc nh ở và t i ên đoán chí nh xá c với ô ng t a về đ i ều

1* 1*

Trong bản viết tay chỗ này bị hư hại.

đã xả y ra lúc này, cụ thể là ông ta tự làm hại bản thân mì nh và phá hoại tổ chức của đảng Hiến chương, - nhưng ông ta vẫn cứ bước vào con đường mưu toan thoả hiệp với những người tư sản cấp tiến. Ông ta bây giờ là một người đã bị suy s ụp, nhưng sự tổn hại mà ông ta gây ra cho giai cấp vô sản nước Anh thì thật là quá lớn. Sai lầm, tất nhiên, sẽ được sửa chữa, nhưng thời điểm thuận lợi để hành động đã bị bỏ qua. Bạn hãy hình dung một quân đội mà một vị tướng của nó ngay trước trận đánh lại bỏ chạ y sang hàng ngũ đối phương.

Chắc bạn đã nghe nói rằng ngài Kin-ken lại trở thành con người nổi tiếng do chỗ bà Kin-ken lao người qua cửa sổ và bị gẫy cổ. "Con người vui nhộn" này, - con người chưa bao giờ lại cảm thấy vui sướng như lúc bà già Mốc-ken chết, - đã quyết định bán đứng ngay lập tức "nỗi đau" của mình. Phrai-li-grát, bị lừa dối bởi màn kịch lâm l y do Gốt-phrít dàn dựng, đã làm bài thơ đề tặng I-ô-ha-na1 *, bây giờ anh ấy đã hối hận về chuyện này. Bởi vì, thứ nhất, anh ấy tin rằng Gốt-phrít đang ở trong tâm trạng vui vẻ nhất, thứ hai, Gốt-phrít đã lợi dụng bài thơ này để loan truyền một tin đồn giả khắp bàn dân thiên hạ, rằng Phrai-li-grát đã liên hiệp với ông ta và đoạn tuyệt với chú ng tôi. Gốt-phrít quyết đị nh lợi dụng nga y lập tức "sự hồi sinh của Ki n-ken" do cái chết của vợ ô ng ta tạo ra5 9 7, nga y trong t uần l ễ sau đó đã xuất bản ở Luân Đôn tuần báo có tên gọi "Hermann". Nếu như không có ý nói đến chí nh Héc-man, con người do Suê-nai-khơ sáng tác và đượ c Gốt -sét tán tụng5 9 8 thì tên gọi phải là "Gốt- phrít". Bởi vì thứ nhất, tờ báo này tu yê n truyền hoà bình với chúa trời và với t oàn thế giới2 *, thứ hai, nó là sự quảng cáo đơ n thuần cho ngài Gốt-phrít trong giới phi-li-xtanh Đức ở Xi-ti Luân

1* 1*

Ph.Phrai-li-grát. "Sau tang lễ của I-ô-han Kin-ken" (cũng xem tập này, tr. 475).

2*

730 MÁC GỬI I-Ô-XÍP VÂY-ĐƠ-MAI-Ơ, 1 THÁNG HAI 1859 MÁC GỬI I-Ô-XÍP VÂY-ĐƠ-MAI-Ơ, 1 THÁNG HAI 1859 731

365

Đôn. Chưa bao giờ ra mắt cái gì thảm hại hơn, và chúng tôi chỉ có thể tự mừng cho mình vì việc sống lưu vong mười năm phơi bày trọn vẹn như vậy toàn bộ sự trống rỗng của những người bạn cánh dân chủ của chúng tôi. So với tờ báo này thì tờ "Kölnische Zeitung", sắc sảo và mạnh bạo.

Điều tức cười nhất trong câu chuyện Kin-ken đã lợi dụng cái chết của vợ mình như thế nào, là ở chỗ nhân vật đau tim này đã phát khùng lên vì chuyện một cha đạo dịu dàng nhất đã quyến rũ một phụ nữ Do Thái có họ là Héc-xơ1*, còn với bà ấy thì nói chung lại đối xử "lạnh nhạt". Những phụ nữ Do Thái ở Man-se-xtơ thề rằng đây chính là nguyên nhân khiến bà I-ô-ha-na Mốc-ken quá cố đã lao ra ngoài cửa sổ. Dù thế nào thì việc này cũng chứng minh rằng dù Gốt-phrít có ngốc nghếch đến đâu trong những mặt khác chăng nữa thì trong lĩnh vực lợi dụng tính cả tin của xã hội, ông ta không hề bị mất đi tính láu cá của mình. Nhưng nói về tên đại bịp này thế là đủ rồi.

Ngọn gió cách mạng đang thổi ở lục địa châu Âu, dĩ nhiên đã đánh thức tất cả các "vĩ nhân" khỏi giấc ngủ đông của họ599.

Cùng với bức thư nà y cò n có bức t hư nữa đang tới - đó là lá thư đầu gửi Côm-pơ. Tôi đã chối t ừ những mối liên hệ mang tính tổ chức. Tôi cho rằng chúng có thể làm tổn hại t hanh danh của những người bạn Đức. Còn ở đây, sau tất cả những đi ều hèn hạ mà những kẻ ngu ngốc đã gây ra cho tôi, cho phép Kin-ken, Vi-lí ch và nhữn g kẻ bị p bợm khác lợi dụng chúng l àm vũ khí chống lại tôi, tôi đã hoàn toàn ẩn mì nh t rong phòng l àm vi ệc kể từ thời xảy ra vụ án những người cộng sản Khuên6 00. Đối với

1* 1*

Chơi chữ: Herz là họ, "Herz" là "trái tim".

tôi, thời gian là quá đắt, nên không thể dùng nó cho những cố gắng vô ích và những chuyện cãi lộn nhau một cách nhỏ nhen.

Bây giờ tôi xin chuyển sang phần chính. Tác phẩm của tôi "Phê phán khoa kinh tế chính trị" sẽ được xuất bản thành những cuốn riêng (cuốn đầu - sau 8 đến 10 ngày nữa) trong xuất bản phẩm của Phran-txơ Đun-cơ (Nhà xuất bản Bét-xơ) ở Béc-lin. Chỉ có nhờ sự sốt sắng và tài hùng biện phi thường của Lát-xan mới có thể kéo được Đun-cơ vào công việc nà y. Tuy nhiên, anh ta cũng đã dành cho mình một l ối thoát. Việc ký dứt khoát hợp đồng phụ thuộc vào việc bán cuốn đầu tiên.

Toàn bộ tác phẩm kinh tế chính trị học tôi chia làm sáu quyển: tư bản; sở hữu ruộng đất; lao động làm thuê; nhà nước; ngoại thương; thị trường thế giới.

Quyển I - về t ư bản - chia ra thành 4 phần.

Phần thứ nhất: tư bản nói chung - chia thành 3 chương: 1) Hàng hoá; 2) Tiền tệ, hay lưu thông giản đơn; 3) Tư bản. Chương 1 và 2 - gần 10 tờ in - tạo thành nội dung của cuốn xuất bản đầu tiên. Bạn cũng biết rõ những động cơ chính trị thôi thúc tôi đợi cho đến khi tôi đứng được trên một cơ sở vững chắc mới cho xuất bản chương thứ ba, về "Tư bản".

Nội dung của cuốn đang xuất bản như sau:

Chương thứ nhất: Hàng hoá.

A) Về lịch sử của sự phân tích hàng hoá (Uy-li-am Pét-ti người Anh thời Sác-lơ II); Boa-ghin-béc (thời Lu-i XIV); B. Phran-clin (tác phẩm đầu tiên thời trẻ năm 1729)601; phái trọng nông; ngài Giêm-xơ Xtiu-át, A-đam Xmít, Ri-các-đô và Xi-xmôn-đi ).

Chương thứ hai: Tiền tệ, hay lưu thông giản đơn. 1) Thước đo giá trị.

B) Các học thuyết về đơn vị thước đo của tiền tệ (cuối thế kỷ XVII - Lốc-cơ và Lao-xơ, giáo chủ Bớc-cli (1750)602; ngài Giêm-xơ

732 MÁC GỬI I-Ô-XÍP VÂY-ĐƠ-MAI-Ơ, 1 THÁNG HAI 1859 MÁC GỬI PHÉC-ĐI-NĂNG LÁT-XAN, 2 THÁNG HAI 1859 733

366

Xtiu-át, huân tước Ca-xlê-ri; Tô-mát Át-vút; Giôn Grây; những người theo phái Pru-đông).

2) Phương tiện lưu thông.

a) Sự biến đổi hình thái của hàng hoá. b) Lưu thông tiền tệ.

c) Tiền đúc. Ký hiệu giá trị. 3) Tiền tệ.

a) Cất trữ tiền tệ.

b) Phương tiện thanh toán.

c) Tiền tệ thế giới (money of the world).

4) Các kim loại quý.

C) Các học thuyết về phương tiện lưu thông và tiền tệ {hệ thống tiền đúc; "Spectator"603, Mông-te-xki-ơ, Đa-vít Hi-um; ngài Giêm-xơ Xtiu-át; A.Xmít, Gi.B.Xây; uỷ ban về đúc ti ền604, Ri-các-đô, Giêm-xơ Min; huân tước Ô-vơ-xtơn và trường phái của ông; Tô-mát Tu-cơ (Giêm-xơ Uyn-xơn, Giôn Phu-lác-tơn)}.

Đồng thời trong hai chương này còn kịch liệt phê phán chủ nghĩa xã hội kiểu Pru-đông đang thịnh hành ở P háp hiện nay, thứ chủ nghĩa mong muốn giữ lại nền sản xuất tư nhân nhưng tổ chức trao đổi sản phẩm t ư nhân, muốn hàng hoá, mà không muốn

tiền tệ. Chủ nghĩa cộng sản cần phải tránh khỏi trước tiên là "người anh em giả hiệu"1 * nà y. Nhưng không kể vào tất cả mọi mục đích luận chiến như thế nào, chính bạn cũng biết rằng phần phân tích hình thái tiền tệ giản đơn là phần khó nhất, bởi vì là phần trừu tượng nhất, của khoa kinh tế chính trị.

Tôi hy vọng đạt được một t hắng lợi khoa học cho đảng ta.

1* 1*

Kinh thánh. Thông điệp thứ hai gửi dân chúng thành Cô-rin-thơ, chương XI, dòng thơ 26.

Nhưng lúc này đảng cũng phải tự chứng minh rằng đảng đông đảo đến mức nào đó để mua được một số lượng đầy đủ bản in và bằng cách đó làm yên "sự cắn rứt lương tâm" của người xuất bản. Số phận tiếp theo của cả tác phẩm nà y phụ thuộc vào việc bán cuốn đầu tiên. Công việc sẽ ổn thoả, khi tôi ký được hợp đồng

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 29 phần 7 pptx (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)