1.2. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.3. Rủi ro trong Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Khi tham gia bảo hiểm, ngƣời tham gia bảo hiểm đã thực hiện chuyển giao rủi ro của đối tƣợng bảo hiểm sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với hầu hết mọi ngƣời khi nói đến rủi ro thƣờng nghĩ đến những hậu quả không có lợi hoặc không phải là kết quả mà chúng ta mong đợi. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là sự không chắc chắn về hậu quả trong tƣơng lai, gây tổn thất cho doanh nghiệp bảo hiểm. Mức độ và tính chất rủi ro khác nhau sẽ gây ra những hậu quả khác nhau cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ truyền thống của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trên thực tế, nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô đối với ngƣời thứ ba và bảo hiểm vật chất xe ô tô thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, số tiền bồi thƣờng
tổn thất của bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền bồi thƣờng mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả trong quá trình hoạt động. Các loại rủi ro trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới có thể gặp phải:
Thứ nhất, hành vi gian lận khi khai báo không chính xác thông tin, thuật ngữ thông tin bất cân xứng giữa ngƣời mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Ngƣời mua bảo hiểm luôn có xu hƣớng cung cấp thông tín theo hƣớng có lợi cho mình, với mức phí bảo hiểm thấp nhƣng khi có sự cố thì lại đƣợc hƣởng mức chi trả cao. Ví dụ điển hình về cung cấp thông tin không chính xác nhƣ: khai sai về tình trạng của phƣơng tiện, ngƣời điều khiển phƣơng tiện. Nguyên tắc bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm luôn từ chối bồi thƣờng nếu xe chở quá tải trọng cho phép. Điều này dẫn đến hệ lụy là khách hàng đối phó bằng cách cho lái xe luôn cầm theo 02 phiếu vận chuyển, một để trình công an, bảo hiểm khi có kiểm tra, tai nạn và một trình cho nơi giao hàng.
Thứ hai, khai tăng giá trị bồi thƣờng. Hành vi trục lợi này rất phổ biến và mang tính cơ hội nhằm làm tăng thêm phần đƣợc bồi thƣờng từ doanh nghiệp bảo hiểm cho các phƣơng tiện gặp rủi ro. Hành vi gian lận này còn phát sinh trong việc khai vƣợt mức độ thƣơng tật, đối với các chấn thƣơng liên quan đến tai nạn giao thông.
Thứ ba, dàn dựng tại nạn giả và hiện trƣờng giả. Đây là hành vi trục lợi bảo hiểm có tổ chức của ngƣời mua bảo hiểm. Đối với hành động gian lận này có thể coi là lừa đảo có tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ tư, gian lận trong nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là hành vi cấu kết giữa nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm với ngƣời mua bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khoảng hơn 30% số lƣợng các vụ gian lận bảo hiểm có sự hợp tác của nhân viên bảo hiểm, chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân: Do mối quan hệ lâu dài giữa hai bên, nhân viên bảo hiểm không muốn mất khách hàng lớn, do đó, buộc phải thực hiện theo mong muốn của khách hàng; hoặc nhân viên bảo hiểm có thể bị hấp dẫn bởi các cám dỗ vật chất đã liên kết với khách hàng nhằm trục lợi bảo hiểm. Các loại rủi ro này có thể xuất hiện tại tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh bảo hiểm: khai thác, giám định, bồi thƣờng