CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực QTRR Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
4.3.2. Kiến nghị với Nhà nước
Để giúp các DNBH nói chung và VNI – Chi nhánh Hà Nội nói riêng nâng cao kết quả, hiệu quả công tác kinh doanh và quản trị rủi ro tại chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần xem xét, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tốt hơn nữa. Cụ thể:
- Thực hiện tốt công tác quản lý, tạo lập môi trƣờng pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ƣu đãi (chính sách thuế, chính sách đầu tƣ... và cải cách thủ tục hành chính) để ngành bảo hiểm có đƣợc những bƣớc phát triển ổn định và đúng hƣớng; tạo lập và duy trì một môi trƣờng kinh doanh an toàn, ổn định, bình đẳng và thuận lợi, trƣớc hết ở việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trƣờng.
- Đổi mới phƣơng thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm bằng cách giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua các hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của các doanh nghiệp, kiểm tra và xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính và can thiệp sâu vào các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đổi mới phƣơng thức quản lý tiến dần tới các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế.
- Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, từng bƣớc phải mở cửa thị trƣờng theo các hiệp định và cam kết quốc tế, ngành bảo hiểm đang đứng trƣớc thách thức và vận hội mới, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nƣớc phải có những cải cách phù hợp theo hƣớng đơn giản, nhanh gọn nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc hiệu quả quản lý. Do vậy, việc đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực bảo hiểm là rất cấp thiết.
- Nhà nƣớc cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trƣờng phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Cần có biện pháp kinh tế buộc các doanh nghiệp chấp hành đúng pháp lệnh kế toán nhằm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc né tránh rủi ro và hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm.
Kết luận chương 4
Để thực hiện một cách có hiệu quả việc quản trị rủi ro đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội thì không thể chỉ thực hiện một giải pháp cụ thể mà phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cần có sự vào cuộc của cả Công ty bảo hiểm Hàng Không, Hiệp hội bảo hiểm cũng nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan. Chƣơng 4 đã nêu rất nhiều giải pháp để cải thiện phƣơng thức quản trị rủi ro tại Công ty bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội trong đó có nhiều giải pháp cần có sự chủ động của Chi nhánh nhƣ xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng, nâng cao trình độ nhân lực cán bộ, chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan...
KẾT LUẬN
Xã hội càng phát triển, ngƣời dân càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm. Khi phƣơng tiện giao thông vận tải tăng lên, cơ sở vật chất hạ tầng giao thông không đáp ứng đƣợc nhu cầu thì việc mọi ngƣời tìm đến bảo hiểm nhƣ một biện pháp tự bảo vệ tài sản của mình ngày càng lớn, do vậy ngành kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới ngày càng có nhiều cơ hội phát triển. Công ty Cổ phần bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội với 8 năm phát triển đã rút ra đƣợc nhiều bài quý giá trong việc quản trị rủi ro bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nguyên nhân và giải pháp hạn chế rủi ro luôn là đề tài vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài. Đặc biệt trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhƣ hiện nay thì vấn đề này càng đƣợc quan tâm.
Thông qua việc phân tích đánh giá rủi ro và tìm ra nguyên nhân rủi ro trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội, phân tích thực trạng hạn chế rủi ro trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Từ đó, đƣa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro một cách hiệu quả hơn tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các thầy cô, ban lãnh đạo Chi nhánh cũng nhƣ các bạn đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn về mặt kiến thức.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không – Chi nhánh Hà Nội, 2008-2014. Báo cáo tài chính các năm 2008-2014. Hà Nội.
2. Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không – Chi nhánh Hà Nội, 2008-2014. Báo cáo thường niên năm 2008; 2009; 2010; 2011, 2012,2013,2014. Hà Nội.
3. Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không – Chi nhánh Hà Nội, 2008-2014. Báo cáo về tổn thất và bổi thường tại Chi nhánh Hà Nội các năm trong khoảng từ năm 2008 đến năm 2014. Hà Nội.
4. Phạm Thị Định và Nguyễn Văn Định, 2008. Kinh tế Bảo hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân;
5. Nguyễn Văn Định, 2010. Quản trị kinh doanh Bảo hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân;
6. Quốc hội, 2000. Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hà Nội.
7. Quốc hội, 2010. Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Hà Nội.
Phụ lục
PHIẾU ĐIỀU TRA
VNI – Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh lớn mạnh hàng đầu của VNI. Với tiêu chí “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”, VNI – Chi nhánh Hà Nội đang từng bƣớc đổi mới giúp việc phục vụ khách hàng ngày càng hiệu quả.
Để giúp công ty có thể đƣa ra các chiến lƣợc tốt nhất cho khách hàng và nhân viên, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu và lấy ý kiến nhận xét từ phía nhân viên. Tất cả các ý kiến của Bạn đều có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi vì vậy rất mong nhận đƣợc sự cộng tác nhiệt tình của Bạn.
1.Theo anh/chị công tác quản trị rủi ro tại VNI Chi nhánh Hà Nội đã đƣợc thực hiện tốt hay chƣa?
Tốt
Tƣơng đối tốt Chƣa tốt
Trƣờng hợp lựa chọn đáp án “tƣơng đối tốt” hoặc “chƣa tốt”, đề nghị anh/chị nói rõ thêm những vấn đề còn hạn chế, chƣa tốt tại Chi nhánh
………. ……… ………….
2. Theo anh/chị cơ sở dữ liệu về khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại VNI Chi nhánh Hà Nội đã đầy đủ chƣa?
Đã đầy đủ
Đã có những chƣa hoàn toàn đầy đủ Chƣa có
3. Theo anh/chị việc kiểm soát nội dung khai báo về chiếc xe đƣợc mua bảo hiểm tại VNI Chi nhánh Hà Nội đã đảm bảo tính chính xác hay chƣa?
Rất chính xác
Tƣơng đối chính xác Chƣa thật sự chính xác Rất thiếu chính xác
4. Theo anh/chị nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bồi thƣờng ngày càng tăng tại VNI Chi nhánh Hà Nội
Do cơ sở hạ tầng không đáp ứng đƣợc số lƣợng xe lƣu thông Do sự bất cẩn của khách hàng
Do khách hàng có ý đồ trục lợi bảo hiểm Nguyên nhân khác: ……….
5. Trong quá trình khai thác bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội những trƣờng hợp chủ yếu nào về trục lợi bảo hiểm nào của khách hàng mà Chi nhánh đã phát hiện đƣợc?
Sự gian lận của khách hàng khi khai báo thông tin ban đầu Khách hàng khai tăng giá trị đƣợc bồi thƣơng
Khách hàng dàn dựng tai nạn và hiện trƣờng giả để trục lợi Nhân viên và khách hàng cấu kết trục lợi
6. Theo anh/chị những khó khăn chính mà Chi nhánh gặp phải khi đối mặt với tình trạng trục lợi bảo hiểm là gì?
Đội ngũ cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm
Chủng loại xe ngày càng đa dạng, giá bán không có sự thống nhất
Các phƣơng tiện trang thiết bị còn thiếu, chƣa có nhiều sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin.
7. Theo anh/chị có để tăng cƣờng quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới có cần thiết đề nghị khách hàng mua bảo hiểm bổ sung thêm thông tin khai báo khi yêu cầu bảo hiểm hay không?
Có Không
Trƣờng hợp lựa chọn câu trả lời là “có”, anh/chị hãy cho biết thông tin cần bổ sung đánh giá là thông tin nào? (có thể lựa chọn nhiều đáp án)
Thông tin về quãng đƣờng xe đã chạy Thông tin về đăng kiểm xe cơ giới
Thông tin về tình hình tai nạn của xe trong vòng 3 năm trở lại đây Thông tin về ngƣời sử dụng xe trong trƣờng hợp chủ xe không trực tiếp sử dụng