Nghiên cứu và dự báo:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN vật LIỆU tại CÔNG TY tập đoàn DABACO VIỆT NAM (Trang 44 - 60)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA

2.3 Thực trạng công tác quản trị thu mua tại

2.3.1 Nghiên cứu và dự báo:

2.3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô: a. Môi trường vĩ mô:

Hoạt động thu mua giống như bất kỳ một hình thức kinh doanh nào khác chịu sự tác động của nhiều nhân tố; đặc biệt là những nhân tố khách quan như kinh tế, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, điều kiện tự nhiên, ,dân số:

Yếu tố kinh tế:

Các nhân tố kinh tế của ảnh hưởng mạnh đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp. Các nhân tố kinh tế bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất trên thị trường vốn,...Khi tốcđộ phát triển kinh tếcao thunhập của người dân tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của họ khi nhu cầu về hàng hóa thiết yếu và hàng hóa cao cấp tăng lên. Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá trị đồng nội tệ giảm thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước sẽ tăng lên ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài do giá sản phẩm do giá sản phẩm sẽ giảm tương đối so với giá sản phẩm ở nước ngoài. Yếu tố lãi vay cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn thì sẽ thuận lợi

hơn trong cạnh tranh vì có năng lực tài chính mạnh hơn, không bị phụ thuộc vào ngân hàng

Yếu tố luật pháp, chính trị:

Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Sự ổn định về chính trị- pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý ổn định giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong cạnh tranh đặc biệt trong thời đại mở của hội nhập. Môi trường chính trị pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ đảm bảo các quyết định quản trị đạt được tỷ lệ thành công cao. Thiếu môi trường pháp lý đầy đủ sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, phi lý, nảy sinh tiêu cực trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không duy trì được tính ổn định lâu dài.

Yếu tố văn hóa xã hội:

Nhân tố văn hoá bao gồm: thói quen tiêu dùng, ngôn ngữ phong tục tập quán hay chuẩn mực đạo đức xã hội, cơ cấu dân số, phân hoá giàu nghèo.Các nhân tố này bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hình thức, mẫu mã cũng như đặc tính, lợi ích của sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng. Các nhân tố này ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng thay đổi được quy trình sản xuất, công nghệ. Phong tục tập quán cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có những bước đi thích hợp khi xâm nhập thị trường mới. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp muốn xâm nhập hay chính đối thủ sẵn có của thị trường

Yếu tố khoa học công nghệ:

Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì khoa học

công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sức cạnh tranh của hàng hoá

thông qua chất lượng, chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ hiện

đại không có nghĩa là nó sẽ có lợi thế lâu dài trong cạnh tranh bởi chỉ một thời gian

ngắn sau dây chuyền công nghệ đó có thể đã lạc hậu, đặc biệt trong các ngành về công

nghệ thông tin. Do đó thời gian khấu hao máy móc phải được rút ngắn, doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ cho phù hợp.Sự phát triển của khoa học công nghệ còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội có các công nghệ, kỹ thuật mới. Qua đó có thể trang bị, trang bị lại các cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh.

Yếu tố điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình thấp ѵà khá bằng phẳng.Đồng bằng rộng lớn. diện tích khoảng 4 triệu ha.

+ Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn ѵà đất mặn.Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước.

+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

+ Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa ѵà thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ ѵà nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.

+ Rừng ngập mặn có diện tích lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.

+ Biển ѵà hải đảo có nguồn hải sản phong phú. biển ấm. ngư trường rộng. nhiều đảo thuận lợi đánh bắt thuỷ sản.

+ Khoáng sản: đá vôi, than bùn,… cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

Yếu tố dân số:

Trong nông nghiệp Việt Nam, chăn nuôi có vị trí quan trọng. Việt Nam hiện có 11 triệu hộ nông dân, trong đó, trên 8 triệu hộ làm chăn

nuôi và hơn 50% số sản phẩm chăn nuôi là theo quy mô nông hộ. Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Chăn nuôi được đánh giá là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất. Cho đến nay, sức cạnh tranh của ngành Chăn nuôi Việt Nam vẫn còn yếu và không bền vững bởi quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, quy trình sản xuất còn đơn sơ, chưa được đầu tư khoa học công nghệ cũng như vấn đề vệ sinh môi trường chuồng trại dẫn đến những nguy cơ các loại vật nuôi dễ bị dịch bệnh, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành so với sản phẩm của các nước trong CPTPP, ASEAN.

Việc mở cửa thị trường dịch vụ sẽ là cơ hội cho các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm và danh tiếng lâu năm, có ưu thế về cung cấp dịch vụ trên thế giới đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Vì thế, để có thể vượt qua thách thức, đón nhận những cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh tốt, ngành Chăn nuôi Việt Nam phải tự đổi mới, chú trọng đầu tư khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn theo những quy chuẩn cao và khắt khe mà thị trường thế giới đòi hỏi. Một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đối với ngành Chăn nuôi là thị trường thức ăn và thuốc bảo vệ động vật. Bởi lẽ, các sản phẩm chăn nuôi sau khi được chế biến và xuất khẩu đi các nước trong thị trường CPTPP, ASEAN, đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc rõ ràng về nguyên liệu sử dụng trong quá trình chăn nuôi, vì thế các doanh nghiệp phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định chung để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ là lợi thế của Việt Nam bởi trình độ sản xuất các sản phẩm thuốc thú y và thức ăn gia súc của Việt Nam hiện đang được đánh giá tốt. Điều này không chỉ hỗ trợ cho ngành Chăn nuôi phát triển mà còn là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu chăn nuôi cho các nước.

b. Môi trường vi mô:

Phát triển chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam hiện 40 nay. Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục vụ cho bà con chăn nuôi nên việc chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị phần còn nhiều khó khăn. Dabaco là một trong những công ty còn rất non trẻ. Thị trường của Dabaco trải dài khắp cả nước. Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Dabaco vẫn còn yếu kém rất nhiều so với khả năng cạnh tranh của công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi khác. Theo đánh giá của các chuyên gia đây là các đối thủ cạnh tranh khá mạnh không chỉ của Dabaco mà của rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khác của Việt Nam.Đối thủ cạnh tranh chính chiếm một lượng thị phần lớn không chỉ trên thị trường Việt Namđang kinh doanh nói riêng bao gồm: CP VN, Proconco, Newhope, Cargill.

Nhà cung cấp

1. Nhà cung cấp công ty Vina Đại Việt

Công ty TNHH XNK ViNa Đại Việt thành lập năm 2011 là nhà nhập khẩu trực tiếp các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc.

Hiện công ty chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chuyên dùng trong ngành thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng kinh tế chung, chúng tôi đã và đang cung cấp các sản phẩm theo tiêu chuẩn tốt nhất với giá cả cạnh tranh.

2.3.1 0 Công ty TNHH XNK ViNa Đại Việt

2. Nhà cung cấp công ty TNHH Bảo Nam

Công Ty TNHH Bảo Nam (viết tắt là: BANACO) được thành lập vào tháng 03/2009, chuyên kinh doanh các mặt hàng nông sản, nguyên phụ liệu thức ăn chăn nuôi, hóa chất công nghiệp,..

Phụ gia thức ăn chăn nuôi: DCP - Dicalcium Phosphate CAHPO4.H2O, MCP - Monocalcium Phosphate, Bột đá, MDCP - Monodicalcium Phosphate, Hoá chất công nghiệp...

Sản phẩm nông sản: Gạo, bắp hạt, mì lát, đậu nành, cafe hạt.... Với nhiều năm hoạt động trong ngành, nắm bắt, hiểu rõ nhu cầu của thị trường, chúng tôi cam kết:

Chỉ mang đến khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt nhất cùng giá thành cạnh tranh nhất

Công suất sản xuất luôn ổn định, đáp ứng được cả những đơn hàng lớn

Dây truyền khép kín hiện đại với nguyên liệu đầu vào tươi sạch BANACO - Người bạn đồng hành cùng bà con nông, ngư dân và doanh nghiệp.

2.3.1 0 Công Ty TNHH Bảo Nam

Hiện nay cả nước ta có tất cả 248 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy vậy số lượng các doanh nghiệp có thương hiệu nhiều tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp có tên tuổi của nước ngoài. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước nói chung và công ty DABACO nói riêng đang chịu rất nhiều áp lực lớn. Qua khảo sát đánh giá của các chuyên gia trong ban quản lý tại công ty Cổ phần thức

ăn chăn nuôi DABACO cho thấy công ty đang chịu ba áp lực lớn nhất từ phía các nhà cung cấp:

Thứ nhất, nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất.

Nguồn nguyên liệu đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. Nếu nguồn nguyên liệu đầu vào tốt thì sẽ giúp cho chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu đầu vào cần được đảm bảo đủ và duy trì ổn định cho hoạt động sản xuất sẽ giúp cho việc ổn đinh của sản phẩm đầu ra không bị đứt quãng và thiếu nguyên liệu để sản xuất. Tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi DABACO hiện nay vẫn đang chịu áp lực từ phía nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. Dưới đây là nhu cầu nguyên liệu của công ty trong giai đoạn (2018-2021).

Bảng 2.7: Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào của công ty DABACO

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2021

Nguyên Nguyên Nguyên

NCC liệu Tỷ liệu Tỷ liệu Tỷ

đầu vào lệ (%) đầu vào lệ (%) đầu vào lệ (%)

(tấn) (tấn) (tấn) Banaco – Công ty TNHH Bảo Nam 2.720 35 2.800 28 2.660 28 TNHH NXK VI NA Đại Việt 5.100 65 7.200 72 6.840 72 Cộng 7.829 100 10.000 100 9.500 100

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Dabaco chủ yếu là các đối tác trong nước: Banaco – Công ty TNHH Bảo Nam, TNHH NXK VI NA Đại Việt. Trong đó, TNHH NXK VI NA Đại Việt là nhà cung cấp chính, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào Dabaco. Trong giai đoạn từ 2018- 2021, tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ TNHH NXK VI NA Đại Việt chiếm một tỷ lệ lớn từ 65- 72%. Sau TNHH NXK VI NA Đại Việt thì TNHH NXK VI NA Đại Việt cũng là nước cung cấp một tỷ lệ nguồn nguyên liệu đầu vào khá lớn cho công ty Dabaco và tỷ lệ này chiếm từ 28-35% qua các năm.

Do nhu cầu về nguyên liệu đầu vào tăng qua các năm nhưng nguồn nguyên liệu nước ngoài bị ảnh hưởng do dịch nên ko thể đáp ứng nhu cầu kịp thời của công ty Dabaco . Điều này gây sức ép cho công ty trong vấn đề nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát nhanh như hiện nay làm cho tỷ giá ngoại tệ có những thay đổi nhất định, nếu không tính toán hợp lý chi phí của việc nhập nguyên liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản phẩm của công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới chính sách giá của sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh cho nguồn sản phẩm của công ty.

Thứ hai, áp lực cạnh tranh từ phía nhà cung cấp dây chuyền cho quá trình sản xuất sản phẩm

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do vậy mục tiêu mà công ty hướng tới là đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hiện tại, để làm tốt điều này công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại cho quá trình sản xuất sản phẩm của công ty. Do điều kiện khoa học công nghệ của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên công ty cổ phẩn thức ăn chăn nuôi Dabaco phải nhập khẩu máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất từ:Công ty TNHH Điện Tử Tự Động Thuận Phát. Họ đều là các nhà độc quyền về máy móc thiết bị nên công ty thường xuyên chịu sức ép lớn về giá cả làm ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí đầu vào và giá thành của sản phẩm. Điều này sẽ đẩy giá bán

của sản phẩm lên cao, làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty còn rất nhiều hạn chế. Đây là một trong những áp lực lớn cho công ty hiện nay.

Khách hàng

Do hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi nên sản phẩm của Dabaco khá đa dạng. Đối tượng khách hàng của công ty cũng tương đối nhiều trải đều khắp cả nước Các đối tượng khách hàng chính của công ty bao gồm: các trang trại chăn nuôi, các đại lý cấp một và các cửa hàng bán lẻ sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho khu vực. Khi làm việc với những đối tượng khách hàng này công ty đã có rất nhiều chính sách ưu đãi, tuy vậy công ty vẫn chịu áp lực lớn từ phía khách hàng của mình. Đó chính là việc bán chịu cho các đối tượng khách hàng này. Bảng dưới đây mô tả tình hình số nợ phải thu từ khách hàng của Dabaco trong thời gian qua.

Bảng 2.9: Tình hình số nợ phải thu của DaBaCo trong giai đoạn (2018 -2021)

Đơn vị: Tỷ đồng Đối tượng khách hàng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2021 Doanh thu Số nợ Tỷ ệ % Doanh thu Số nợ Tỷ ệ ( % ) Doanh thu Số nợ Tỷ l ệ ( % ) Đại lý cấp 1 48 13.0 2 7 56.3 21.9 3 9 57.6 24.2 4 2 Cửa hàng 18 3.1 1 7 22.8 2.5 1 1 21.6 3.7 1 7 bán lẻ Trang trại 54 18.9 3 5 54.9 24.7 4 5 64.8 26.6 4 1 Tổng 120 34.9 2 9134.0 49.2 3 6 144.0 54.4 3 7

Nguồn: Phòng kinh doanh

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy tình hình công nợ tại công ty liên tục tăng qua các năm qua. Nếu như năm 2018 số vốn bị chiếm dụng là 29% trên tổng doanh thu thì năm 2019 tổng số vốn bị chiếm dụng trên tổng doanh thu của công ty lên đến 36% và năm 2021 tổng số vốn bị chiếm dụng là 37%. Số vốn bị chiếm dụng trên tổng doanh thu tăng cao cho thấy tình trạng quản lý các khoản phải thu của công ty còn hạn chế. Trong đó, trang trại là khách hàng có số nợ chiếm cao nhất trên tổng số nợ của công ty. Các đối tác của công ty thường tận dụng mối quan hệ làm ăn lâu năm cùng với sự tin tưởng của ban lãnh đạo công ty và những khó khăn của chăn nuôi hiện nay để chiếm dụng nguồn vốn của công ty. Theo đánh giá của các chuyên gia thì tỷ lệ vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN vật LIỆU tại CÔNG TY tập đoàn DABACO VIỆT NAM (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w