CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA
2.5 Đánh giá chung
Ưu điểm
-Dabaco với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty, cùng với việc công ty rất chú trọng, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm phục vụ mục tiêu lâu dài.
- Bộ phận mua hàng có sự kiểm soát chi phí mua rất tốt giúp duy trì chi chi phí mua trên mỗi đơn vị hàng luôn ở mức thấp và đặc biệt là có xu hướng giảm trong thời gian dài.
- Nhìn chung đội ngũ nhân sự của bộ phận mua hàng hầu hết đều có trình độ đại học trở lên (chiếm 92%), thường xuyên được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, có nên tảng kiến thức chuyên môn cao, có khả năng phân tích, dự báo, đàm phán và thương lượng giúp cho công ty tạo nên một lợi thế cạnh tranh, một vị trí vững chắc trên thị trường mà khó có công ty nào trong ngành sảnh kịp.
- Công ty có chính sách nhân sự tốt, hướng đến con người vì vậy đã duy trì được đội ngũ nhân sự có trình độ và giàu kinh nghiệm.
- Hệ thống quản lý công tác mua hàng được chuẩn hóa thành các quy trình chặt chẽ nhưng dễ dàng áp dụng. Tất cả các quyết định mua hàng, hợp đồng, giá cả,... đều được quy chuẩn hóa và cập nhật đến các lãnh đạo và các bộ phận liên quan một cách nhanh nhất. Hạn chế tối đa những quyết định mang tính cá nhân, gây ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận và doanh nghiệp
- Đã thiết lập được nhiều phương thức mua hàng linh hoạt và hiệu quả từ nhiều nguồn, đảm bảo mua được đầy đủ nguyên vật liệu đạt chất lượng yêu cầu với mức giá tốt nhất.
-Thị trường phủ sóng hết cả nước.Để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn.
- Phát triển được một hệ thống nhà cung ứng dồi dào, mua hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất, thậm chí trong những thời điểm thị trường diễn biến khó khăn nhất.
- Hiện nay bộ phận mua hàng chưa có khả năng tác động đến hình thái chuổi giá trị của nhà cung cấp để tối ưu hóa các hoạt động sản xuất, khuyến khích cải tiến công nghệ, điều phối hoạt động giữa công ty và nhà cung cấp nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành hàng hóa được mua.
- Việc phân chia các đơn hàng chưa hợp lý, vì vậy một số thời điểm đã tạo ra áp lực tăng giá trên thị trường do cầu kéo và do tâm lý đám đông vì Dabaco là doanh nghiệp mua hàng hàng đầu với những hợp đồng lớn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THU MUA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO 3.1 Định hướng công ty DABACO:
3.1.1 Định hướng phát triển Công ty đến 2027:
Với tâm huyết xây dựng công ty ngày càng phát triển, chiếm lĩnh được thị trường thức ăn chăn nuôi không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn Châu Á, lãnh đạo công ty đã đưa ra các chiến lược, định hướng phát triển dài hạn cho công ty như sau:
- Đáp ứng nhu cầu trong nước và định hướng ra xuất khẩu thị trường nước ngoài đảm bảo chất lượng, vệ sinh, mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm. Coi trọng thị trường nội địa khai thác tối đa năng lực nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nước.
- Chú trọng hơn tới khâu thiết kế, mẫu mã, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới trang thiết bị đồng bộ hóa luôn tạo thế chủ động trong kinh doanh. Ưu tiên các dự án mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng công suất, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và các mục tiêu phát triển của ngành.
- Thực hiện đầy đủ mọi quy định về chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp tư nhân. Phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân trong khuôn khổ của nhà nước, là tấm gương sáng cho các thành phần kinh tế khác phấn đấu và noi theo... Từ đó đề ra các biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn và phù hợp nhất.
- Phấn đấu từ nay đến những năm tiếp theo Công ty luôn đạt được danh hiệu đơn vị điển hình, các đoàn thể đạt danh hiệu xuất sắc
- Trong quá trình tiến tới cổ phần hoá thì Công ty cần tích cực và thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Đây là việc hướng cho Công ty làm ăn có hiệu quả thực sự góp phần vào việc phát triển Công ty.
- Đảm bảo đời sống ổn định của người lao động, không ngừng hỗ trợ người lao động trong công việc cũng như đời sống, giúp cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc, công tác.
- Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng quy mô sản xuất và bán hàng của công ty.
- Đưa ra các chiến lược cải tổ và hoàn thiện hệ thống quản lý kể cả quản lý bộ máy, và quản lý hệ thống phân phối, cũng như quản lý chất lượng sản phẩm.
3.2.2 Mục tiêu phát triển:
Công ty cổ phần chăn nuôi DABACO là một công ty có bề dày thành tích nhưngDABACO vẫn luôn cố gắng nỗ lực bảo vệ và phát huy hơn nữa thành quả của mình.
Với tinh thần và sức mạnh của mình, trong thời gian tới công ty đã đặt ra mục tiêu sau:
- Tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng và nhà cung cấp. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu tại khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Tập trung ở những thị trường đông dân cư tiêu thụ một nguồn thực phẩm lớn.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm để nâng cao chất lượng cạnh tranh, tìm kiếm đáp ứng nhu cầu khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật Bản
- Thiết lập thị trường tiêu thụ trong nước bởi đây là thị trường hấp dẫn trong tương lai gần. Tận dụng mọi nguồn lực trong nước để góp phần giảm gí thành bán ra, nâng cao sức cạnh tranh thông qua gia thành.
- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Từ đó nâng cao trực tiếp sức cạnh tranh sản phẩm của công ty.
nghiệp đổi mới của Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Để đáp ứng nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hoá thông tin giao cho; Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu dựa trên cơ sở những số liệu, kết quả đạt được trong thời kỳ gần đây của Công ty :
Phát huy vai trò lãnh đạo của cán bộ, vai trò của công nhân viên nhằm hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra :
Bảng 3.2 Hoàn thành mục tiêu
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2021 Năm 2020 1. Giá trị tổng sản lượng Nghìn đồng 60,323,679 61,233,167 2. Doanh thu Nghìn đồng 412,671,748 385,110,321 3. Lợi nhuận Nghìn đồng 45,024,135 42,785,543 4. Nộp ngân sách Nghìn đồng 1,125,603 1,069,639 5. Thu nhập bình quân (người/tháng) Nghìn đồng 6,250 6,400
Đứng trước những mục tiêu mà Công ty đã đề ra trong thời kỳ mới thì ngay từ bây giờ Công ty phải cần có ngay những kế hoạch và những nhiệm vụ để thực hiện những mục tiêu đó. Trong đó có cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đây là những nhiệm vụ rất quan trọng để hoàn thành tốt các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Cụ thể đó là các nhiệm vụ:
- Đối với nghĩa vụ Nhà nước thì cần hoàn thành tốt nghĩa vụ Nhà nước 100%: nộp bảo hiểm xã hội, bỏ hiểm y tế và các loại thuế theo quy định. Cần liên tục bổ xung các quỹ: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng, quỹ sản xuất... để phục vụ sản xuất, hoạt động của đơn vị.
- Phấn đấu 100% cán bộ công nhân viên có đủ việc làm mới với mức lương năm bình quân năm đạt 7,000,000 đồng/người/tháng đến 8500.000đ/người/tháng từ thời kỳ 2010 - 2015.
- Cần thực hiện tốt chế độ quản lý tài chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Có nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào văn hoá thể dục thể thao, thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. Tổ chức tốt việc thực hiện phong trào tự quản, bảo đảm an ninh trật tự, góp phần bảo vệ an toàn trật tự xã hội.
3.2 Nguồn toàn cầu:
3.2.1 Dabaco dự định tiếp cận Trung Quốc để tìm kiếm nguồn toàncầu. cầu.
3.2.1.1 Lý do doanh nghiệp chọn Trung Quốc để tiếp cận
Thứ nhất là giá mua nông sản của phía Trung Quốc cao hơn ở thị trường nội địa. Thứ hai là chất lượng nông sản đòi hỏi không cao hơn các thị trường khác như Âu Mỹ... Yếu tố thứ ba là quốc gia này không đòi hỏi các điều kiện bảo quản hàng sau thu hoạch phải hiện đại, tiên tiến. Cuối cùng là quãng đường di chuyển ngắn giúp nông sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng tươi ngon. Bên cạnh đó Việt Nam có lợi thế là láng giềng nên thuận lợi trong việc giao thương. Các chi phí vận chuyển cũng rẻ hơn nhiều lần so với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Do đó, nếu bỏ lỡ thị trường này doanh nghiệp tin sẽ bỏ lỡ khoản lợi nhuận khổng lồ mà các thị trường khác không thể bù đắp.
Ngoài ra, Trung Quốc là thị trường dễ tính vì không yêu cầu quá cao hay khắt khe về kiểm dịch thực phẩm cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, tư tưởng của người dân cũng như các nhà buôn, nhà kinh doanh thường tập trung vào thị trường Trung Quốc để tiêu thụ
3.2.1.2 Cách tiếp cận
Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Quảng Châu, Thượng Hải
Là một trong những quốc gia với sự phát triển chóng mặt về kinh tế cũng như công nghiệp, có thể nói Trung Quốc là một trong những nơi diễn ra nhiều nhất những triển lãm, hội chợ trên tất cả các ngành hàng công thương nghiệp, dịch vụ,..so với các quốc gia Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
Những hội chợ triển lãm trong nước, đặc biệt là những hội chợ quốc tế lớn sẽ cho bạn rất nhiều cơ hội để khám phá chiều sâu của thị trường bạn đang kinh doanh, tìm kiếm đối tác,sản phẩm tốt và tiềm năng, những nhà cung cấp sản phẩm đó đồng thời giới thiệu được sản phẩm, dịch vụ của mình.
Hội chợ Nam Á
Hội chợ Nam Á là Hội chợ thường niên do Bộ thương mại Trung Quốc và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam cùng tổ chức. Đây là cầu nối để Trung Quốc và các nước Nam Á tăng cường, xúc tiến các hoạt động hợp tác thương mại trên quan điểm các bên cùng có lợi. Hội chợ Nam Á lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2013 có 42 quốc gia và khu vực tham gia triển lãm với 2.420 gian hàng, kim ngạch mua bán ước đạt 17,4 tỷ USD. Hội chợ Nam Á lần thứ 2 được tổ chức vào năm 2014 có 46 Quốc gia và khu vực tham gia triển lãm với 3.188 gian hàng, kim ngạch mua bán tại hội chợ ước đạt 21 tỷ USD. Điều này cho thấy Hội chợ Nam Á ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đây cũng là cơ hội để các Quốc gia, khu vực cùng chia sẻ cơ hội, hợp tác đầu tư đồng thời quảng bá tiềm năng, lợi thế của mình đến bạn bè trên thế giới. Hội chợ Nam Á lần thứ 3 năm nay được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16/6. Hội chợ lần này có chủ đề “Thân thiện, chân thành, bao dung cho nhau, hợp tác cùng có lợi”. Với tôn chỉ “Xúc tiến hợp tác và phát triển toàn diện giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và Nam Á”, Hội chợ đã thu hút trên 6.000 gian hàng của gần 60 Quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hội chợ Côn Minh thành lập vào năm 1999 tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Đó là hội chợ tôn vinh hàng nông sản địa phương và khu vực, là nơi giao thương giữa các quốc gia vùng Nam Á, hợp tác quốc tế hàng nông sản.
Đây là hội chợ nhằm quảng bá và tôn vinh hàng nông sản. Hội chợ diễn ra 2 năm một lần, do bộ thương mại Trung Quốc chủ trì và các cơ quan chủ quản của 7 nước Nam Á và 10 nước Asean. Tại đây, các quốc gia có dịp quảng bá cho hàng nông sản và giới thiệu về hoạt động xuất nhập khẩu hàng
nông sản của nước mình. Việt Nam đã từng được mời tham dự hội chợ và có cơ hội giới thiệu hàng nông sản Việt với bạn bè quốc tế.
Hội chợ Côn Minh là hội chợ thường niên thu hút rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến cơ hội tham dự hội chợ này. Bởi đây là một dịp tốt để các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá hình ảnh và sản phẩm của đất nước mình ra thị trường thế giới. Thông qua hội chợ, các mặt hàng nông sản Việt được bạn bè thế giới biết đến, từ đó có cơ hội phát triển rộng rãi hơn.
Hàng năm, nhờ sự xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế, các mặt hàng nông sản Việt dần dần có vị trí đứng trên thị trường quốc tế. Hội chợ Côn Minh diễn ra 2 năm một lần. Việt Nam là đối tác tham gia tích cực và ngày càng mở rộng. Mỗi năm, hàng nông sản Việt tham gia hội chợ lại có sự cải tiến và hiện đại hơn. Sự tham gia đông đảo và tích cực ấy là thành quả đáng ghi nhận của nông sản Việt.
3.2.1.3 Giới thiệu sơ lược về đặc điểm
Cơ hội
a/ Thị trường Trung Quốc - một thị trường khổng lồ mà bất cứ một doanh nghiệp ở một nước nào đó đều muốn xâm nhập và chiếm lĩnh. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, thu nhập dân cư tiếp tục có xu hướng gia tăng, nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống thường ngày của dân cư cũng như các loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất tiêu dùng trong nước cũng như cho sản xuất để xuất khẩu luôn ở mức cao.
Thị trường Trung Quốc rất đa dạng do nhu cầu của các vùng, miền ở Trung Quốc có khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm, đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.
Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thủy hải sản do vùng này không có biển.
Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các quốc gia láng giềng phía Nam như đồ gỗ, thủy hải sản tươi sống, hoa quả nhiệt đới. Các tỉnh phía Nam và giáp biên thường xuyên có nhu cầu về than, khoáng sản.
Thị trường Trung Quốc hiện vẫn là một thị trường đang phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Ở các đô thị, trung tâm kinh tế, hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích đang tiếp tục mở rộng. Ở khu vực nông thôn với hơn 700 triệu người tiêu dùng, việc trao đổi buôn bán chủ yếu vẫn thông qua hệ thống chợ truyền thống và hơn 20.000 cửa hàng “Lợi dân” do Bộ Thương mại Trung Quốc xây dựng và quản lý tại các địa phương từ cấp xã trở lên.
b/ Việt Nam là quốc gia láng giềng, có chung đường biên giới với
Trung Quốc nên có nhiều lợi thế về vị trí địa lý so với nhiều nước khác trong khu vực, nhất là trong quan hệ thương mại biên giới.
Thời gian gần đây, một số tuyến đường giao thông quan trọng, cả đường bộ và đường sắt ở khu vực biên giới 2 nước đã, đang và tiếp tục được cải tạo,