Dabaco dự định tiếp cận Trung Quốc để tìm kiếm nguồn toàn cầu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN vật LIỆU tại CÔNG TY tập đoàn DABACO VIỆT NAM (Trang 78 - 84)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA

3.2 Nguồn toàn cầu:

3.2.1 Dabaco dự định tiếp cận Trung Quốc để tìm kiếm nguồn toàn cầu

3.2.1 Dabaco dự định tiếp cận Trung Quốc để tìm kiếm nguồn toàncầu. cầu.

3.2.1.1 Lý do doanh nghiệp chọn Trung Quốc để tiếp cận

Thứ nhất là giá mua nông sản của phía Trung Quốc cao hơn ở thị trường nội địa. Thứ hai là chất lượng nông sản đòi hỏi không cao hơn các thị trường khác như Âu Mỹ... Yếu tố thứ ba là quốc gia này không đòi hỏi các điều kiện bảo quản hàng sau thu hoạch phải hiện đại, tiên tiến. Cuối cùng là quãng đường di chuyển ngắn giúp nông sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng tươi ngon. Bên cạnh đó Việt Nam có lợi thế là láng giềng nên thuận lợi trong việc giao thương. Các chi phí vận chuyển cũng rẻ hơn nhiều lần so với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Do đó, nếu bỏ lỡ thị trường này doanh nghiệp tin sẽ bỏ lỡ khoản lợi nhuận khổng lồ mà các thị trường khác không thể bù đắp.

Ngoài ra, Trung Quốc là thị trường dễ tính vì không yêu cầu quá cao hay khắt khe về kiểm dịch thực phẩm cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, tư tưởng của người dân cũng như các nhà buôn, nhà kinh doanh thường tập trung vào thị trường Trung Quốc để tiêu thụ

3.2.1.2 Cách tiếp cận

Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Quảng Châu, Thượng Hải

Là một trong những quốc gia với sự phát triển chóng mặt về kinh tế cũng như công nghiệp, có thể nói Trung Quốc là một trong những nơi diễn ra nhiều nhất những triển lãm, hội chợ trên tất cả các ngành hàng công thương nghiệp, dịch vụ,..so với các quốc gia Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Những hội chợ triển lãm trong nước, đặc biệt là những hội chợ quốc tế lớn sẽ cho bạn rất nhiều cơ hội để khám phá chiều sâu của thị trường bạn đang kinh doanh, tìm kiếm đối tác,sản phẩm tốt và tiềm năng, những nhà cung cấp sản phẩm đó đồng thời giới thiệu được sản phẩm, dịch vụ của mình.

Hội chợ Nam Á

Hội chợ Nam Á là Hội chợ thường niên do Bộ thương mại Trung Quốc và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam cùng tổ chức. Đây là cầu nối để Trung Quốc và các nước Nam Á tăng cường, xúc tiến các hoạt động hợp tác thương mại trên quan điểm các bên cùng có lợi. Hội chợ Nam Á lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2013 có 42 quốc gia và khu vực tham gia triển lãm với 2.420 gian hàng, kim ngạch mua bán ước đạt 17,4 tỷ USD. Hội chợ Nam Á lần thứ 2 được tổ chức vào năm 2014 có 46 Quốc gia và khu vực tham gia triển lãm với 3.188 gian hàng, kim ngạch mua bán tại hội chợ ước đạt 21 tỷ USD. Điều này cho thấy Hội chợ Nam Á ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đây cũng là cơ hội để các Quốc gia, khu vực cùng chia sẻ cơ hội, hợp tác đầu tư đồng thời quảng bá tiềm năng, lợi thế của mình đến bạn bè trên thế giới. Hội chợ Nam Á lần thứ 3 năm nay được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16/6. Hội chợ lần này có chủ đề “Thân thiện, chân thành, bao dung cho nhau, hợp tác cùng có lợi”. Với tôn chỉ “Xúc tiến hợp tác và phát triển toàn diện giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và Nam Á”, Hội chợ đã thu hút trên 6.000 gian hàng của gần 60 Quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hội chợ Côn Minh thành lập vào năm 1999 tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Đó là hội chợ tôn vinh hàng nông sản địa phương và khu vực, là nơi giao thương giữa các quốc gia vùng Nam Á, hợp tác quốc tế hàng nông sản.

Đây là hội chợ nhằm quảng bá và tôn vinh hàng nông sản. Hội chợ diễn ra 2 năm một lần, do bộ thương mại Trung Quốc chủ trì và các cơ quan chủ quản của 7 nước Nam Á và 10 nước Asean. Tại đây, các quốc gia có dịp quảng bá cho hàng nông sản và giới thiệu về hoạt động xuất nhập khẩu hàng

nông sản của nước mình. Việt Nam đã từng được mời tham dự hội chợ và có cơ hội giới thiệu hàng nông sản Việt với bạn bè quốc tế.

Hội chợ Côn Minh là hội chợ thường niên thu hút rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến cơ hội tham dự hội chợ này. Bởi đây là một dịp tốt để các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá hình ảnh và sản phẩm của đất nước mình ra thị trường thế giới. Thông qua hội chợ, các mặt hàng nông sản Việt được bạn bè thế giới biết đến, từ đó có cơ hội phát triển rộng rãi hơn.

Hàng năm, nhờ sự xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế, các mặt hàng nông sản Việt dần dần có vị trí đứng trên thị trường quốc tế. Hội chợ Côn Minh diễn ra 2 năm một lần. Việt Nam là đối tác tham gia tích cực và ngày càng mở rộng. Mỗi năm, hàng nông sản Việt tham gia hội chợ lại có sự cải tiến và hiện đại hơn. Sự tham gia đông đảo và tích cực ấy là thành quả đáng ghi nhận của nông sản Việt.

3.2.1.3 Giới thiệu sơ lược về đặc điểm

Cơ hội

a/ Thị trường Trung Quốc - một thị trường khổng lồ mà bất cứ một doanh nghiệp ở một nước nào đó đều muốn xâm nhập và chiếm lĩnh. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, thu nhập dân cư tiếp tục có xu hướng gia tăng, nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống thường ngày của dân cư cũng như các loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất tiêu dùng trong nước cũng như cho sản xuất để xuất khẩu luôn ở mức cao.

Thị trường Trung Quốc rất đa dạng do nhu cầu của các vùng, miền ở Trung Quốc có khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm, đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.

Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thủy hải sản do vùng này không có biển.

Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các quốc gia láng giềng phía Nam như đồ gỗ, thủy hải sản tươi sống, hoa quả nhiệt đới. Các tỉnh phía Nam và giáp biên thường xuyên có nhu cầu về than, khoáng sản.

Thị trường Trung Quốc hiện vẫn là một thị trường đang phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Ở các đô thị, trung tâm kinh tế, hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích đang tiếp tục mở rộng. Ở khu vực nông thôn với hơn 700 triệu người tiêu dùng, việc trao đổi buôn bán chủ yếu vẫn thông qua hệ thống chợ truyền thống và hơn 20.000 cửa hàng “Lợi dân” do Bộ Thương mại Trung Quốc xây dựng và quản lý tại các địa phương từ cấp xã trở lên.

b/ Việt Nam là quốc gia láng giềng, có chung đường biên giới với

Trung Quốc nên có nhiều lợi thế về vị trí địa lý so với nhiều nước khác trong khu vực, nhất là trong quan hệ thương mại biên giới.

Thời gian gần đây, một số tuyến đường giao thông quan trọng, cả đường bộ và đường sắt ở khu vực biên giới 2 nước đã, đang và tiếp tục được cải tạo, xây dựng mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa giữa hai nước.

Hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc có thể tiến hành theo nhiều phương thức như: chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập-tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới 2 nước.

c/ Việt Nam cùng với các nước ASEAN đã, đang và tiếp tục triển khai hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Quốc.

Ngay từ tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc đã ký “Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN” và đặc biệt với việc Khu vực Tự do Thương mại ASEAN – Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2010 – đây sẽ là cơ hội cho nhiều mặt hàng của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang

Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng cao su tự nhiên, cà phê, chè, tiêu, điều, gạo, dây và cáp điện, giày dép, hải sản, dệt may, rau quả, gỗ, nhựa, dầu động - thực vật, sắn lát, tinh bột, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc,.…; ngoài ra còn có các loại tài nguyên, khoáng sản là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất mà Trung Quốc luôn có nhu cầu nhập khẩu.

Cùng với việc Trung Quốc đề xuất lập Quỹ hỗ trợ đầu tư, tín dụng cho các nước ASEAN có trị giá 10 tỷ USD để giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư ASEAN – Trung Quốc và hỗ trợ các quốc gia trong khu vực ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay khó khăn kinh tế trong tương lai, Trung Quốc cũng cam kết dành nguồn vốn cho vay lên đến 15 tỷ USD để cấp các khoản tín dụng lãi suất thấp cho ASEAN nhằm giúp phát triển cơ chế thương mại, cải thiện hệ thống giao thông vận tải và viễn thông.

d/ Với cả Việt Nam và Trung Quốc, qua các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao 2 nước, việc nâng tầm quan hệ 2 nước thành mối quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” là một mục tiêu quan trọng.

Việc thành lập BCĐ quan hệ song phương giữa Chính phủ 2 nước và hoạt động của cơ quan này đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển toàn diện quan hệ song phương, nhất là trong hợp tác kinh tế thương mại nâng lên tầm cao mới.

Các bộ, ngành của 2 nước đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và điều chỉnh, bổ sung nội dung các hiệp định trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại nhằm từng bước tiến tới hoàn thiện hành lang pháp lý cho hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại giữa 2 nước.

Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc nghiên cứu mở 2 hành lang kinh tế và vành đai kinh tế: hành làng Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (phía Việt Nam bao gồm 10 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; với diện tích 58.452 km2 và 16,8 triệu dân;

phía Trung Quốc gồm: Cảng Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Ngọc Lâm của tỉnh Quảng Tây và Trạm Giang, Mạo Danh thuộc tỉnh Quảng Đông, và tỉnh Hải Nam với diện tích 113.876 km2 và 39,8 triệu dân). Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 bên trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại.

Thách thức

a/ Trong quan hệ thương mại giữa 2 nước, thách thức lớn nhất của Việt Nam là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc và tình trạng này tiếp tục có xu hướng gia tăng. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thời gian qua vẫn chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất (hóa chất, sắt thép,.v.v…), máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng công nghiệp. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng chưa có chuyển biến tích cực, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu vẫn chiếm khoảng 55%; nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 15% và nhóm hàng công nghiệp chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, hoạt động thương mại biên giới thiếu tính ổn định và lành mạnh, tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra khá phổ biến trên toàn tuyến biên giới. Nhìn chung, các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ đứng trước khó khăn lớn khi những hàng hóa giá rẻ có nguồn gốc Trung Quốc có thể tràn ngập thị trường nội địa thông qua con đường thương mại biên giới.

b/ Trung Quốc ngày càng bỏ xa Việt Nam về trình độ phát triển. Trung Quốc đang và tiếp tục dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong phân công lao động quốc tế. Điều này thể hiện rõ ở năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc, ở số lượng và chủng loại các sản phẩm hàng hóa công nghệ cao có nguồn gốc Trung Quốc được tiêu thụ trên thị trường thế giới.

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc hợp tác trong khuôn khổ “Hai hành lang - một vành đai kinh tế” nhưng ngoại trừ Trạm Giang và Mạo Danh (thuộc Quảng Đông) là vùng duyên hải khá phát triển của Trung Quốc thì 2

tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc vùng phát triển trung bình kém của Trung Quốc, sự phát triển của họ không cao hơn Việt Nam nhiều.

Việt Nam khó có thể đón nhận vốn đầu tư trực tiếp với kỹ thuật tiên tiến từ các doanh nghiệp ở khu vực này. Ngoài ra, Việt Nam có thể sẽ phải tiếp nhận nguồn hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc qua con đường buôn lậu.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam mở rộng và đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại với Trung Quốc là một tất yếu. Tuy nhiên, điều quan trọng là hợp tác phải mang lại lợi ích cho cả 2 bên, riêng với Việt Nam phải cố gắng để không bị thiệt hại./.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN vật LIỆU tại CÔNG TY tập đoàn DABACO VIỆT NAM (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w