Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề ở hà nội (Trang 42 - 44)

1.3 Kinh nghiê ̣m về nâng cao hiê ̣u quả quản lý nhà nƣớc đối với du li ̣ch

1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ta

1.3.2.1 Ninh Bình

Du khách đến Ninh Bình không chỉ biết đến các địa danh du lịch nổi tiếng nhƣ: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm... mà còn biết đến một số làng nghề mỹ nghệ nổi tiếng của Ninh Bình.

Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống cần phải gắn với việc phát triển du lịch, để tạo sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Theo Sở Công thƣơng, toàn tỉnh hiện có 60 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) truyền thống, trong đó có 36 làng nghề đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, trong đó có 16 làng nghề chế biến cói, 5 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, 4 làng nghề thêu ren, 5 làng nghề mây tre đan, 1 làng nghề sản xuất cốt chăn bông, 2 làng nghề bún, 2 làng nghề mộc, 1 nghề làng gốm mỹ nghệ. Hoạt động của các làng nghề này đã tạo việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động vùng nông thôn, đồng thời cũng tạo những nét riêng của các làng nghề để khách du lịch tìm hiểu, khám phá.

Ninh Bình có nhiều làng nghề TTCN truyền thống, song theo đánh giá của Sở Công thƣơng thì phần lớn các làng nghề còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, chƣa bắt kịp với sự phát triển của thị trƣờng, chƣa kết hợp với việc phát huy các giá trị truyền thống để phát triển du lịch ngay tại làng nghề. Điểm yếu để phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Ninh Bình là khâu tiếp thị; hƣớng dẫn viên tại các làng nghề còn thiếu lại yếu. Ở các địa phƣơng chƣa có ban quản lý làng nghề. Để giữ gìn và phát triển các làng nghề cần gắn du lịch thông qua các hình thức xây dựng, tổ chức các tuyến du lịch gắn với làng nghề; phát triển thêm những làng nghề mới có triển vọng trên cơ sở phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng.

Để thực hiện chƣơng trình bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN, trong thời gian tới Phòng quản lý công nghiệp (Sở Công thƣơng) sẽ tổ chức đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phƣơng có nhiều và đa dạng các làng nghề nhƣ: Hà Nội, Hải Dƣơng, Đà Nẵng... Phối kết hợp với ban, ngành, các địa phƣơng tăng cƣờng đào tạo kiến thức marketing, kiến thức về kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; thực hiện áp dụng chính sách ƣu đãi đầu tƣ, hỗ trợ lãi suất, thuế đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn và tìm kiếm thị trƣờng cho sản phẩm làng nghề để nâng cao giá trị sản phẩm và hƣớng đến mục tiêu thu hút khách du lịch tham quan các làng nghề theo các tour du lịch làng nghề.

1.3.2.2. Đồng Nai

Đồng Nai cũng là một địa danh khá nổi tiếng với các làng nghề làm gốm sứ và chế tác đá, hiện đang đƣợc khuyến khích phát triển kết hợp với du lịch làng nghề truyền thống.Tiêu biểu là làng gốm dọc theo bờ sông Đồng Nai đọan qua xã Bửu Hòa, Tân Vạn (Thành phố Biên Hòa) là làng gốm đƣợc hình thành trên 100 năm nay và làng chế tác đá Bửu Long. Đây là hai làng nghề có nhiều tiềm năng kết hợp với Cù lao Ba Xê, Cù Lao cỏ, Cù Lao Hiệp Hòa và các tài nguyên du lịch nhân văn khác nhƣ khu du lịch Bửu Long, Văn Miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh… để phát triển tuyến du lịch sông Đồng Nai.

Du khách đến tham quan tại các cơ sở làng nghề ngoài nhu cầu du lịch, khám phá các uy trình chế biến sản phẩm truyền thống còn có mong muốn mở cửa hàng, đại lý để phân phối và tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu của các làng nghề.

Định hƣớng và quan điểm của tỉnh Đồng Nai về phƣơng thức phát triển cho làng nghề kết hợp với du lịch là phát triển du lịch sinh thái, văn hóa trên cơ sở sự đa dạng của tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Một mặt, thông qua việc đƣa thêm vào các yếu tố nhân văn sẽ góp phần nâng

cao và tạo điều kiện thuận lợi việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa. Hiện nay, trong điều kiện du lịch đƣợc Nhà nƣớc xem là một ngành kinh doanh với mức độ hỗ trợ về mặt ngân sách có hạn, chỉ dừng lại ở việc đầu tƣ các công trình hạ tầng trọng điểm để tạo điều kiện cho việc khuyến khích mời gọi đầu tƣ khai thác thì việc xã hội hóa du lịch để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế tham gia là yếu tố mang tính chiến lƣợc.

Để phát triển du lịch làng nghề, du lịch văn hóa tại tỉnh Đồng Nai, trƣớc mắt sẽ phối hợp cùng với các Sở, ngành, các đơn vị, cơ sở kinh doanh liên quan hình thành và đƣa các làng nghề kết hợp với các điểm du lịch đi vào họat động. Để thuận lợi hơn trong việc hình thành các tour du lịch, ngành du lịch đã chọn ra các làng nghề gốm, gỗ mỹ nghệ, dệt thổ cẩm. Đó là các điểm : Hợp tác xã gốm Thái Dƣơng, Cơ sở du lịch sinh thái làng - vƣờn bƣởi Năm Huệ, cơ sở Thành Nhân, làng dệt thổ cẩm Tân Phú. Trong đó, Cơ sở sinh thái Vƣờn - Làng bƣởi Năm Huệ đã đi vào khai thác, phục vụ du khách, các điểm còn lại ở dạng tiềm năng, chƣa đầu tƣ đúng mức.

Hình thức phát triển làng nghề gắn với du lịch ở tỉnh Đồng Nai vẫn đang rất cần một cách làm chuyên nghiệp hơn. Theo đó, giữa các ngành liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ để xây dựng một quy hoạch cho làng nghề. Không dừng lại ở đó, bản thân ngƣời dân làng nghề phải ý thức hơn nữa về giá trị của việc gắn kết với du lịch để cùng phát triển.Phát triển làng nghề không chỉ đơn giản là phát triển nghề đó mà đồng thời cũng là giữ gìn bản sắc dân tộc Việt, mang lại giá trị kinh tế cao, giải quyết vấn để việc làm cho nhiều lao động và phát triển hơn nữa về ngành du lịch hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề ở hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)