Đối với cơ quan quản lý ngàn hở Trung ương và địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề ở hà nội (Trang 93 - 118)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.3 Một số kiến nghi ̣

4.3.2 Đối với cơ quan quản lý ngàn hở Trung ương và địa phương

4.3.2.1 Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp lồng ghép nội dung phát triển du lịch làng nghề Hà Nội với việc thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế ngoại thành, hiện đại hóa nông thôn và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng và đăng ký thực hiện các kế hoạch chƣơng trình, đề án về phát triển nguyên liệu phục vụ sản xuất làng nghề hàng năm.

4.3.2.2 Tổng cục du lịch

Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của Hà Nội trong chiến lƣợc phát triển du lịch trên cả nƣớc, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ƣu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lƣợc phát triển sản phẩm, cũng nhƣ hỗ trợ về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.

Cần quan tâm, tạo điều kiện về các mối quan hệ với tổ chức du lịch quốc tế, hỗ trợ cung cấp thông tin trên các phƣơng tiện thông tin để giúp các làng nghề quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch đặc sắc.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp với Bộ Công thƣơng, các địa phƣơng có làng nghề xây dựng dự án phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có giá trị của làng nghề trong dự án phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; đào tạo kỹ năng dịch vụ du lịch cho ngƣời dân làng nghề, đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.

4.3.2.3 Bộ Khoa học và Công nghệ

Cần đề xuất các chính sách về khoa học - công nghệ để hỗ trợ nghề và làng nghề phát triển, xây dựng và thực hiện các kế hoạch chƣơng trình, đề án

hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội hàng năm về ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, vật liệu mới trong sản xuất; bố trí thực hiện các đề tài, dự án khoa học, công nghệ cho các cơ sở sản xuất làng nghề, phát triển thƣơng hiệu làng nghề, từ đó tạo điều kiện cho du lịch làng nghề phát triển.

4.3.2.4. Các Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cần phối hợp để hỗ trợ vốn đầu tƣ cho phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch; khắc phục ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Có chƣơng trình quảng bá sản phẩm, hỗ trợ kinh phí cho làng nghề, các loại hình sản xuất trong làng nghề đăng kí tham gia hội trợ triển lãm, tổ chức các tuyến du lịch làng nghề. Có chƣơng trình hợp tác quốc tế về nguyên liệu cho làng nghề.

Trong đó, Bộ Công thƣơng giao nhiệm vụ cho Sở Công thƣơng chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề; đề xuất các cơ chế chính sách, xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề Hà Nội; chủ trì thực hiện các dự án cụ thể về phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, khôi phục bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một đồng thời phát triển làng nghề mới.

Bên cạnh đó, Bộ Công thƣơng cũng cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề; thực hiện công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động, nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Đặc biệt, cần phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội triển khai đào tạo nghề truyền thống và nghề du lịch cho lao động nông thôn.

4.3.2.5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cần cân đối nguồn vốn và phân bổ vốn cho dự án phát triển làng nghề kết hợp du lịch và dự án phục bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nƣớc. Phát triển du lịch làng nghề là con đƣờng hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động du lịch làng nghề ở nƣớc ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục: Sản phầm làng nghề tuy nhiều, phong phú nhƣng ít sản phẩm có thƣơng hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế; các địa phƣơng chƣa có chủ trƣơng, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển du lịch làng nghề; công tác quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo; ngƣời dân chƣa có kỹ năng khai thác giá trị du lịch làng nghề; cơ sở hạ tầng cũng nhƣ nguồn nhân lực du lịch tại các làng nghề còn thiếu và yếu; môi trƣờng nhiều làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng…

Từ thực trạng đó , để phát triển du lịch gắn với làng nghề nông thôn trong thời gian tới cần có sự quản lý của nhà nƣớc , sƣ̣ phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Du lịch, cùng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể nhƣ: Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở hạ tầng tại các làng nghề; chú trọng quảng bá các sản phẩm thủ công truyền thống; nâng cao khả năng làm du lịch của ngƣời dân và nhà quản lý; tập trung phát triển những sản phẩm chủ lực, mang thƣơng hiệu quốc gia…

Trên cơ sở xác định mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, luận văn đã cơ bản hoàn thành những vấn đề sau:

Trên phƣơng diện lý luận, luận văn đã hệ thống hóa đƣợc các lý thuyết về quản lý nhà nƣớc, làng nghề, du lịch làng nghề, quản lý nhà nƣớc với du lịch làng nghề, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề trong và

ngoài nƣớc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Hà Nội để tạo cơ sở lý luận cho các phân tích nghiên cứu tiếp theo.

Trên phƣơng diện thực tiễn, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch làng nghề ở nhiều khía cạnh nhƣ : Tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách , kế hoạch, quy hoạch quản lý nhà nƣớc về du lịch làng nghề ; thực trạng xây dựng quy hoạch và đầu tƣ; quản lý các tour du lịch; bồi dƣỡng và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch ; quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cũng nhƣ việc đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nƣớc về du li ̣ch làng nghề. Cuối cùng, trên cơ sở các vấn đề cần giải quyết đã nêu, luận văn đề xuất các giải pháp và nêu kiến nghị đối với chính phủ, các bộ, ban ngành và chính quyền địa phƣơng các làng nghề trên địa bàn Hà Nội.

Từ những nghiên cứu trên, có thể nói, luận văn đã cơ bản giải quyết đƣợc các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian và trình độ và những khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin, tƣ liệu nên luận văn có thể chƣa phân tích đƣợc một cách toàn diện vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu của bản thân, vẫn cần có sự quan tâm nghiên cứu của các độc giả để làm sáng tỏ hơn vấn đề quản lý phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong tƣơng lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, 2002. Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 – 2010. Hà Nội.

2. Bộ Công thƣơng, 2008. Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập. Tạp chí công nghiệp, số tháng 12.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Quyết định số 2636/QĐ- BNN-CB ngày 31/10/2011 phê duyệt chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề. Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Kỷ yếu hội thảo phát triển làng nghề gắn với du lịch. Nam Định.

5. Hoàng Văn Châu, 2007. Làng nghề du lịch Việt Nam. Hà Nội: NXB Thống kê.

6. Đặng Kim Chi, 2005. Làng nghề Việt Nam và môi trường. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.

7. Đặng Kim Chi, 2007. Xử lý nƣớc thải tại làng nghề. Du lịch Việt Nam, số 3, tr 22.

8. Chính phủ, 2006. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Hà Nội.

9. Đỗ Quang Dũng, 2004. Phát triển làng nghề trong quá trình CNH – HĐH nông thôn ở Hà Tây. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.

10. Lƣu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2008. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Thu Ha ̣nh , 2006. Tổ chức khai thác không gian kiến trúc cảnh quan các khu di tích li ̣ch sử văn hóa thuộc T .P Hà Nội và phụ cận nhằm

phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch Thủ đô . Đề tài Khoa ho ̣c cấp Bô ̣.

12. Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, 2012. Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về thông qua Quy hoạch phát triển Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.

13. Mai Thế Hởn, 1998. Phát triển một số làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia

14. Nguyễn Thị Huệ, 2012. Phát triển du lịch làng nghề của tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ. Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Huệ, 2012. Phát triển du lịch làng nghề của tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ. Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

16. Nguyễn Thanh Huyền, 2012, Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Thanh Huyền, 2012. Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Bạch Quốc Khang và cộng sự, 2005. Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

19. Nguyễn Thị Loan, 2012. Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

20. Ngô Trà Mai, 2008. Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây. Luận án TS. Đại học Khoa học Tự nhiên.

21. Đỗ Thị Nhài , 2008. Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiê ̣p du li ̣ch trên đi ̣a bàn Hà Nội . Luận văn thạc sỹ Du lịch học . trƣờng Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn.

22. Trần Thị Minh Nguyệt, 2008. Quản lý nhà nước với phát triển nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.

23. Dƣơng Bá Phƣợng, 2001. Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. 24. Quốc hội, 2005. Luật Bảo vệ môi trường. Hà Nội.

25. Quốc hội, 2005. Luật Du lịch. Hà Nội.

26. Sở Công thƣơng Hà Nội, 2010. Kỷ yếu hội thảo Làng nghề Hà Nội - Tiềm năng phát triển và du lịch.Hà Nội.

27. Sở Du lịch Hà Tây, 2003. Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây. Hà Tây.

28. Phạm Côn Sơn, 2004. Làng nghề truyền thống Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hoá dân tộc.

29. Phạm Quốc Sử, 2007. Phát triển du lịch làng nghề (nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Hà Tây). Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

30. Lê Minh Tân, 2006. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của Sở Du lịch Quảng Ninh đối với hoạt động kinh doanh lữ hành. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

31. Trịnh Đăng Thanh, 2004. Một số suy nghĩ về công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngành du lịch. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 98.

32. Thành uỷ Hà Nội, 2005. Đề án số 34 ĐA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy Hà Nội khôi phục, phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010. Hà Nội.

33. Võ Thị Thắng, 2001. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc để du lịch Việt Nam phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 7, trang 66.

34. Lê Uyên Thảo và cộng sự, 2012. Giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Đà Nẵng và các vùng lân cận. Báo cáo nghiên cứu khoa học. Đại học Đà Nẵng.

35. Thủ tƣớng Chính phủ, 2000. Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Hà Nội.

36. Thủ tƣớng chính phủ, 2012. Quyết định số 1081/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.

37. Vũ Thị Thúy, 2010. Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

38. Tỉnh uỷ Hà Tây, 2007. Nghị quyết số 26 NQ/TU ngày 29/6/2007 của Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh tế làng nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Hà Tây.

39. Tổng cục Du lịch, 2006. Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến 2015. Hà Nội.

40. Tổng cục Du lịch, 2010. Kỷ yếu hội thảo phát huy giá trị di sản văn hoá và làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch. Hà Nội.

41. Phan Văn Tú, 2010, Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại Học Đà Nẵng.

42. Đào Duy Tuấn, 2007. Khai thác các làng nghề vùng Kinh Bắc cho phát triển du lịch. Du lịch Việt Nam, số 3, trang 42.

43. UBND TP Hà Nội, 2012, Chương trình số 154/UBND-CT về việc phát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012-2015. Hà Nội.

44. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2009. Quyết định số 85/2009/QĐ- UBND ngày 02/7/2009 ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Hà Nội.

45. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2012. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến 2020, định hướng 2030.

Hà Nội.

46. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2009. Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội. Hà Nội.

47. Trần Quốc Vƣợng và Đỗ Thị Hảo, 2000. Làng nghề phố nghề Thăng Long Hà Nội. Hà Nội: NXB Bộ Văn hoá thông tin.

48. Bùi Văn Vƣợng, 1998, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ

STT TÊN VĂN BẢN NỘI DUNG

1

Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 04/07/2011 của UBND Thành Phố Hà Nội

Về việc triển khai : “Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 ” giai đoạn 2011-2015.

2 Quyết định số 14/QĐ –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề ở hà nội (Trang 93 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)