Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề ở hà nội (Trang 75 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

3.3 Đánh giá chung

3.3.2 Những hạn chế

3.2.2.1 Những hạn chế trong bộ máy quản lý nhà nước du li ̣ch làng nghề trên đi ̣a bàn Hà Nội

Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du li ̣ch làng nghề còn chồng chéo . Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ chƣa tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công nghiệp nông thôn giữa Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhƣ giữa Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thƣơng) với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các địa phƣơng.

3.3.2.2 Những hạn chế trong công tác quy hoạch , xây dựng và ban hành văn bản chính sách về quản lý nhà nước du lịch làng nghề trên địa bàn Hà Nội

Công tác quản lý nhà nƣớc về làng nghề và du lịch làng nghề còn chồng chéo, các chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch làng nghề còn bất cập, chƣa hoàn chỉnh, chƣa đi sâu và tác động mạnh mẽ đến các cơ sở sản xuất trong làng nghề, chỉ tập trung vào các nghĩa vụ của làng nghề, của các cơ sở sản xuất trong làng nghề mà chƣa chú trọng nhiều đến các quyền lợi. Cụ thể:

Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ chƣa tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công nghiệp nông thôn giữa Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhƣ giữa Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thƣơng) với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các địa phƣơng.

Các Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có nhiều điểm còn thiếu và bất cập nhƣ: Hƣớng dẫn nội dung khuyến công, phát triển nghề,

làng nghề còn chung chung, chƣa xác định rõ, cụ thể các nội dung, hình thức thực hiện; chƣa hƣớng dẫn rõ và thiếu các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn cứ thiết kế, lập dự toán kinh phí cho các dự án khuyến công, phát triển du lịch làng nghề; một số mức chi cụ thể đang áp dụng thấp không phù hợp nên việc lập, thẩm định, phê duyệt các đề án còn chậm, triển khai một số hoạt động phát triển du lịch làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó vẫn còn thiếu một số chính sách nhƣ: Dự báo năng lực và nhu cầu thị trƣờng, chính sách bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, tổ chức phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất, chính sách đầu tƣ cho phát triển du lịch văn hóa làng nghề truyền thống… Cho dù các chính sách này không mang tính bắt buộc nhƣng cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển làng nghề, đặc biệt là du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố.

Những hạn chế của các cơ chế chính sách sau khi ban hành phần nào đã đƣợc thể hiện qua việc triển khai chậm trễ và kết quả đạt thấp ở các khâu: Phát triển làng nghề và du lịch làng nghề không theo định hƣớng, ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng, khó khăn trong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất lâu dài, chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, miễn giảm thuế, cho vay lãi suất ƣu đãi…

3.3.2.3 Những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiê ̣n các chính sách , quy hoạch, kế hoạch, quy đi ̣nh về quản lý du lịch làng nghề ở Hà Nội

Hàng năm kinh phí ngân sách Nhà nƣớc (cả Trung ƣơng và địa phƣơng) dành cho công tác khuyến công, phát triển du lịch làng nghề còn quá ít, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế; chƣa xây dựng và ban hành đƣợc bộ tiêu chuẩn quy định về mức hỗ trợ kinh phí khuyến công từ ngân sách địa phƣơng để thực hiện các đề án trên địa bàn và cũng chƣa ban hành đƣợc văn bản hƣớng dẫn quy trình thống nhất về quản lý, đánh giá các dự án khuyến công.

Để phát triển làng nghề gắn với du lịch thực sự phát huy tác dụng thì điều cần thiết nên có các gói kích cầu cho các hộ sản xuất kinh doanh làng nghề để họ có thể tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi. Tuy nhiên, mặc dù đã có những thông tin về gói lãi suất 4% mà Chính phủ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh nhƣng trong hệ thống Liên minh hợp tác xã (HTX) Việt Nam và hộ gia đình nhƣng chƣa đƣợc tiếp cận với gói hỗ trợ này. Hầu hết các nghệ nhân, các hộ sản xuất đều tự tìm cách xoay xở để sản xuất cũng nhƣ quảng bá sản phẩm. Trong khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, bản thân mỗi doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn lớn. Thực tế, gói kích cầu 4% mà Nhà nƣớc đƣa ra năm 2009 hầu nhƣ đều không đến tay các hộ kinh doanh ở làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng. Chỉ có một vài hộ đƣợc vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ gói kích cầu này, nhƣng cũng một, hai tháng lại bị thu hồi vì không chứng minh đƣợc cụ thể những hóa đơn, chứng từ mà Ngân hàng yêu cầu. Vậy, vấn đề ở đây chính là những thủ tục hành chính rƣờm rà đã cản trở rất lớn đến sự tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của các hộ dân.

Bên cạnh đó, các giải pháp thu gom và xử lý ô nhiễm tại các làng nghề chƣa đƣợc thực hiện triệt để, việc quy hoạch nơi xử lý rác thải còn thiếu tính đồng bộ khiến một vài nơi, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng vẫn tái diễn, ảnh hƣởng không nhỏ đến cảnh quan du lịch của làng nghề. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chƣa chuyên nghiệp, hiệu quả do sự phối hợp chƣa đồng bộ ở các cấp, ngành và doanh nghiệp, kinh phí còn hạn hẹp để tổ chức những sự kiện quảng cáo mang tính chuyện nghiệp cả trong và ngoài nƣớc, công tác tuyên truyền vận động ngƣời dân tham gia xây dựng môi trƣờng du lịch chƣa đƣợc quan tâm làm tốt.

3.3.2.4 Những hạn chế trong công tác kiểm tra , đánh giá hoạt động quả n lý nhà nước về du li ̣ch làng nghề ở Hà Nội

Công tác kiểm tra , đánh giá vẫn còn chƣa sát sao , đôi khi còn tồn ta ̣i nhƣ̃ng cuô ̣c giám sát dàn trải , tốn kém kinh phí mà không mang la ̣i hiê ̣u quả . Trong khi đó, bô ̣ máy quản lý lại chƣa thƣờng xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ta ̣i các làng nghề nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong khu vực kinh doanh.

CHƢƠNG 4

ĐI ̣NH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch làng nghề ở hà nội (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)