Dân số (năm 2010) là 1.008.337 người. Năm 2016 là 1.054.500 người, trong đó nam khoảng 508.405 người đạt 49,39%, dân số nữ khoảng 521.007 người đạt 50,61%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11%. Dự kiến năm 2020, dân số Vĩnh Phúcước tính đạt 1.245.000 người. Mức độ tăng dân số tự nhiên thời kỳ 2011- 2015 là 1,32 %/năm và dự báo thời kỳ 2016-2020 là 1,2%/năm. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động hiện nay chiếm khoảng 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 8,2%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 86,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,2%.
Đơnvị tính: Nghìn người Bảng 3.1: Nguồn lao động Vĩnh Phúc từ 2001 - 2016 TT Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2016 1 Dân số trung bình 939.900 974.954 1.008.337 1.054.500 - Thành thị 121.894 166.726 231.380 245.800 - Nông thôn 818.006 808.228 776.957 808.700 2 Nguồn lao động 597.020 635.497 694.930 689.400 Tỷ lệ so với dân số (%) 63,0 65,0 68,91 65.40%
Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn
Từ Bảng 3.1 cho thấy: Nguồn lao động là 689.400 người, chiếm 65,4% dân số, và ổn định qua các năm. Theo báo cáo thống kê lao động 2016 của Sở LĐ TB&XH tỉnh, trong số nguồn lao động Vĩnh Phúc 2016, số người trong độ tuổi lao động có 657.540 người, chiếm 95,4% so với nguồn lao động; số người ngoài tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 31.860 người chiếm 4.6%; số người dưới độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 1.100 người. Dân số trong độ tuổi lao động trong khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao. Đây là thành phần lao động có trình độ, chuyên môn thấp, chưa được qua đào tạo, nhiều lao động còn chưa học hết THPT. Trong khi đó, để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa –
0 200 400 600 800 1000 1200 2001 2005 2010 2016
Biểu đồ 2: Quy mô dân số và lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Giai đoạn 2001 - 2016
hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng trên địa bàn tỉnh, trình độ ít nhất phải đạt THPT hoặc phải có bằng nghề phù hợp như hàn, tiện, điện … Vấn đề giải quyết việc làm cho đối tượng này luôn được tỉnh quan tâm và ưu tiên hàng đầu.
Hàng năm, Vĩnh Phúc có số người bước vào độ tuổi lao động khá lớn, bình quân khoảng 14.000 người. Cùng với số người hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, số học sinh tốt nghiệp các trường và số lao động thất nghiệp thì mỗi năm cần tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 20.000 người.
Như vậy, nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc rất dồi dào, lực lượng lao động của tỉnh thuộc loại trẻ, cụ thể: nhóm tuổi từ 15-19 tuổi chiếm 9,88% ; nhóm tuổi từ 20-39 tuổi là chủ yếu chiếm 36,99% ; nhóm tuổi từ 40-49 tuổi chiếm 13,64% và có xu hướng tăng dần, lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 50-59 tuổi chiếm 10,06%. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay tỉnh có khoảng 300.000 lao động thiếu việc làm, thất nghiệp, trong đó khoảng 10.700 người tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có việc làm không ổn định và không có việc làm. Yêu cầu giải quyết việc làm cho ngày càng tăng và chịu ảnh hưởng của thị trường lao động về chất lượng, giá cả nhân lực. Vì vậy, xuất khẩu lao động, bên một khía cạnh nào đó cũng có thể coi là một giải pháp để giải quyết việc làm hiệu quả.