Tác động của các rào cản trong thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 001 (Trang 27 - 28)

1.1 Một số vần đề lý luận cơ bản liên quan đến rào cản thƣơng mại quốc tế

1.1.4 Tác động của các rào cản trong thương mại quốc tế

Các rào cản thƣơng mại quốc tế không chỉ mang lại những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu hay các nƣớc xuất nhập khẩu mà trên thực tế chúng cũng có nhiều tác động tích cực.

* Tác động tiêu cực: Tác động tiêu cực dễ nhận thấy nhất mà các rào cản thƣơng mại đem lại cho hoạt động xuất nhập khẩu đó là nó gây ra những cản trở, khó khăn khi xuất khẩu một hàng hóa sang nƣớc khác vì vậy làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của 1 nƣớc. Việc vấp phải các rào cản thƣơng mại nhƣ thuế nhập khẩu, các quy định về quy chuẩn kỹ thuật hay bất kỳ một loại rào cản thƣơng mại nào thƣờng tác động trực tiếp tới giá thành sản phẩm nhƣ tăng giá bán (do thuế), tăng chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm (do phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật),… Điều này dẫn tới sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng xuất khẩu giảm; ngƣời tiêu dùng phải tốn nhiều chi phí hơn cho nhu cầu đối với sản phẩm nhập khẩu của mình.

Việc áp dụng các rào cản thƣơng mại, cụ thể là các rào cản phi thuế quan, còn gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu do làm xuất hiện những khó khăn nhất định trong việc đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của các rào cản này trong quá trình sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Mặt khác, khi có các rào cản thƣơng mại, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể mất nhiều thời gian, chi phí đối phó với các rào cản và có thể bị mất thị trƣờng xuất khẩu. Việc áp dụng các rào cản thƣơng mại một cách quá đà còn tạo nên các cuộc chiến thƣơng mại thông qua việc áp dụng các biện pháp trả đũa lẫn nhau, tác động xấu tới quan hệ kinh tế, chính trị giữa các quốc gia.

Ngoài ra, tính bảo hộ hàng hóa nội địa khi áp dụng các rào cản thƣơng mại đã gây trở ngại tới tiến trình tự do hóa thƣơng mại, cản trở quá trình toàn cầu hóa.

* Tác động tích cực: Bên cạnh những tác động tiêu cực, việc áp dụng các rào cản thƣơng mại cũng có không ít những tác động tích cực tới hoạt động xuất nhập khẩu.

Trƣớc hết, việc áp dụng các rào cản thƣơng mại giúp các nƣớc nhập khẩu thực hiện đƣợc mục tiêu bảo hộ một số ngành sản xuất nội địa. Các rào cản về thuế quan góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nƣớc. Trong khi các rào cản phi thuế quan quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, về quản lý đầu mối, quản lý giá,… góp phần làm tăng chất lƣợng, tăng tính cạnh tranh cho các hàng hóa nhập khẩu và giúp các doanh nghiệp xây dựng và phát triển và bảo vệ đƣợc thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng thế giới. Nguyên nhân là vì các nƣớc xuất khẩu buộc phải áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ mới trong sản xuất, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao, đảm bảo các quy định về các vấn đề liên quan tới một sản phẩm xuất khẩu nếu nƣớc đó mong muốn đƣa sản phẩm của mình ra thị trƣờng thế giới.

Thêm vào đó, việc tăng cƣờng áp dụng các tiêu chuẩn về giá trị chất lƣợng trong sản xuất còn góp phần bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Cuối cùng, việc áp dụng các rào cản thƣơng mại còn giúp các quốc gia kiểm soát đƣợc hoạt động xuất nhập khẩu; ngăn chặn các hành vi gian lận thƣơng mại, cạnh tranh không lành mạnh nhằm hƣớng tới mục tiêu tự do hóa thƣơng mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 001 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)