Qua kinh nghiệm nƣớc xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc và Ấn Độ, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm vƣợt rào cản thƣơng mại để đẩy mạnh nƣớc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ nhƣ sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong nƣớc xuất khẩu thủy sản của quốc gia theo hƣớng xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế thủy sản có hiệu quả.
Thứ hai, đặt mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản lên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế thủy sản trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản tự nhiên, kết hợp giữa khai thác có hiệu quả và nuôi trồng thủy sản đúng hƣớng.
Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công nghiệp chế biến theo tiêu chuẩn HACCP. Chuyển dịch cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng Mỹ, chuyển từ chế biến sản phẩm sơ chế sang tinh chế, sản phẩm giá trị tăng cao.
Thứ tư, tận dụng lợi thế lực lƣợng kiều bào ở thị trƣờng Mỹ để một mặt vừa quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của quốc gia, mặt khác vừa là nguồn tiêu thụ những sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Thứ năm, các doanh nghiệp nƣớc xuất khẩu thủy sản và Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để đối phó với những rào cản thƣơng mại đồng thời tranh thủ đƣợc những ƣu đãi trong chính sách nhập khẩu của Mỹ.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG RÀO CẢN VÀ NỖ LỰC VƢỢT RÀO CẢN THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TẠI
THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
2.1 Khái quát về hệ thống các rào cản thƣơng mại của Hoa Kỳ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu