3.4 Một số kiến nghị nhằm đối phó với các rào cản thƣơng mại đối với hàng
3.4.1. Giải pháp về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động trang bị những kiến thức thông tin về thị trƣờng và luật pháp Hoa Kỳ nhƣ ƣu đãi thuế quan, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm quota, các quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng các quy định và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về chất lƣợng, kích cỡ, đóng gói, nhãn
Các doanh nghiệp cần nắm rõ tầm quan trọng của việc vƣợt qua các rào cản thƣơng mại đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng cho các sản phẩm, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và Hoa Kỳ để đáp ứng tốt yêu cầu của thị trƣờng này.
Ngoài ra, để công ty thuỷ sản của Việt Nam chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình và có đƣợc chỗ đứng vững vàng trên thị trƣờng Hoa Kỳ, họ cần cân nhắc các cách để đảm bảo chất lƣợng cao cho các sản phẩm của họ xuất sang thị trƣờng này. Để đạt đƣợc mục tiêu này, các doanh nghiệp cần phải tiến hành các chƣơng trình phòng ngừa nguy cơ lây nhiếm các hoá chất độc hại đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu; Lấy chứng nhận sản phẩm không có tạp chất, hoác chất và các vi sinh gây hại cho tất cả các sản phẩm xuất khẩu; Chú trọng không buôn bán hoặc sử dụng các hoá chất độc hại trong chế biến thuỷ hải sản; Tăng cƣờng đầu tƣ các thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm bằng việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và các tiêu chuẩn HACCP; Thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các nhà cung cấp thuỷ hải sản và các công ty chế biến và chủ động tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với ngƣ dân vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững.
Thứ hai, các doanh nghiệp phải chủ động vƣợt qua các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại bằng cách (1) Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài nhằm tranh thủ đƣợc nguồn vốn, dây chuyền sản xuất hiện đại và các ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đồng thời mở rộng và tăng cƣờng liên kết giữa các doanh nghiệp; (2) Các doanh nghiệp chế biến và các hộ gia đình, các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản cần hợp tác chặt chẽ và
doanh nghiệp nuôi trồng cần bám sát số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại sản phẩm, trong khi các doanh nghiệp chế biến hiểu rõ các tiêu chuẩn của thị trƣờng nhập khẩu cần hƣớng dẫn bà con nuôi trồng phù hợp, nhằm đáp ứng đƣợc một cách tốt nhất nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trƣờng, nuôi trồng và chế biến theo nhu cầu của thị trƣờng, tránh trƣờng hợp sản phẩm nuôi trồng của bà con nông dân không đáp ứng đƣợc nhu cầu dẫn tới ế, thừa gây thiệt hại cho bà con, gây tâm lý chán nản hoang mang và không đủ khả năng nuôi trồng cho mùa vụ sau; từ đó các doanh nghiệp chế biến lại gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào sản xuất. (3) Cần đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của doanh nghiệp; tăng khả năng nhanh nhạy phù hợp với điều kiện thị trƣờng luôn biến động. (4) Tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại; Đầu tƣ, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trƣờng. (5) Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ và môi trƣờng; Phát triển và mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá của doanh nghiệp tại thị trƣờng nƣớc ngoài; Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp... nhằm thoả mãn ở mức cao nhất những nhu cầu cơ bản của nền kinh tế, của thị trƣờng, vƣợt rào cản thành công và trở thành ngành hàng có sức mạnh cạnh tranh.
Thứ ba, ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ vốn khó tính và coi trọng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có thƣơng hiệu nổi tiếng. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng này các doanh nghiệp cần tăng cƣờng đầu tƣ cho việc xây dựng thƣơng hiệu hàng thủy sản, coi trọng đăng kí thƣơng hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với ngƣời sản xuất nguyên liệu đăng kí xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trƣờng.
Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên tham dự hội chợ trong nƣớc và ngoài nƣớc, các hội trợ, triển lãm chuyên đề, tổng hợp và ngoại giao để tiếp cận, có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu thị trƣờng Hoa Kỳ và thị trƣờng nƣớc ngoài khác.
Phối hợp với các tổ chức hội nghề nghiệp, các hợp tác xã, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất,... tổ chức các đợt xúc tiến mở kênh phân phối trong nƣớc bằng hình thức hợp tác các doanh nghiệp sở tại có năng lực và thị phần sẵn làm nhà phân phối, đại lý, tạo vệ tinh, từng bƣớc hình thành hệ thống tiêu thụ ổn định; thực hiện chiến lƣợc đa hạng hóa thị trƣờng và sản phẩm, đặc biệt cần quan tâm khai thác và phát triển thị trƣờng nổi địa. Bằng việc áp dụng các biện pháp này, các nhà xuất khẩu và chế biến thủy hải sản có khả năng hạn chế rủi ro thiếu nguyên liệu, và đối phó một cách hiệu quả với các hàng rào đƣợc dựng lên để ngăn cản dòng sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam vào các thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng khó tính Hoa Kỳ.