Quy định về rào cản phi thuế quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 001 (Trang 30 - 35)

1.2 Một số quy định về rào cản thƣơng mại của WTO

1.2.2 Quy định về rào cản phi thuế quan

Trong khuôn khổ của WTO, các quy định liên quan tới rào cản phi thuế quan bao gồm: Quy định về chống bán phá giá; các quy định về trợ cấp và biện pháp đối kháng; quy định về sự bảo vệ khẩn cấp chống hàng nhập khẩu; các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật; quy định về giấy phép nhập khẩu; quy định về định giá hàng hóa của hải quan; các thủ tục giám định hàng hóa trƣớc khi giao hàng; các quy định về xuất xứ; quy định về các biện pháp đầu tƣ. Trong đó, các quy định liên quan tới các rào cản phi thuế quan đối với hàng thủy sản xuất khẩu bao gồm:

(i) Quy định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật: Quy định này đƣợc thể hiện trong Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật (SPS). Trong đó nêu rõ định nghĩa về các biện pháp kiểm dịch động thực vật, bao gồm cả mặt hàng thủy sản, là bất cứ hành động nào để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe động vật hoặc thực vật trong lãnh thổ nƣớc mình khỏi nguy cơ về sự xuất hiện, lan truyền của các loại sâu, bệnh; nguy cơ về các chất không có lợi cho sức khỏe (nhƣ từ chất phụ gia, tạp chất, độc chất) trong các sản phẩm; nguy cơ từ các bệnh do động vật, thực vật hay các sản phẩm của nó mang lại.

Mục tiêu của việc áp dụng các biện pháp SPS là nhằm hƣớng tới bảo vệ sức khỏe con ngƣời, vật nuôi, động, thực vật thông qua việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh.

Để đảm bảo đƣợc các lợi ích mà biện pháp SPS mang lại, ngăn chặn việc lợi dụng các tiêu chuẩn, quy định để lập ra các rào cản phi thuế đi ngƣợc

lại với nguyên tắc của WTO, WTO đã quy định chi tiết về các điều kiện áp dụng biện pháp này.

(ii) Quy định về các rào cản kỹ thuật: đƣợc thể hiện thông qua Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT) của WTO. Rào cản kỹ thuật thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nƣớc áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Mục tiêu của các biện pháp TBT là nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng nhƣ sức khỏe con ngƣời, động thực vật, môi trƣờng, an ninh, cạnh tranh lành mạnh,...

Trong khuôn khổ của WTO, các biện pháp kỹ thuật đƣợc phân biệt thành 03 loại:

- Quy chuẩn kỹ thuật: là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật: là các yêu cầu kỹ thuật đƣợc một tổ chức đƣợc công nhận chấp thuận nhƣng không bắt buộc áp dụng;

- Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nội dung của các biện pháp TBT thƣờng nêu đƣợc các đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và phƣơng pháp sản xuất. Chúng bao gồm các nội dung liên quan tới thuật ngữ chuyên môn, các biểu tƣợng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hàng, phƣơng pháp sản xuất; quy trình, thủ tục đánh giá tính hợp chuẩn của các sản phẩm.

(iii) Quy định về cơ sở miễn trừ đối với sản phẩm nông nghiệp: Hiệp định về nông nghiệp của WTO đƣa ra danh mục hàng hóa các sản phẩm (theo mã HS từ 1 đến 24) mà Chính phủ các nƣớc đƣợc quyền hỗ trợ trong nƣớc với yêu cầu cơ bản là các biện pháp đó không có tác động hoặc tác động rất ít tới thƣơng mại hoặc sản xuất. WTO đã đƣa ra các tiêu chí miễn trừ đối với

các sản phẩm nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu khi các nƣớc áp dụng quy định này.

(iv) Quy định về chống bán phá giá: đƣợc quy định trong Hiệp định về việc thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT) năm 1994 (về chống bán phá giá). Một sản phẩm đƣợc coi là bán phá giá tức là sản phẩm đó đƣợc đƣa vào lƣu thông trên thị trƣờng của nƣớc nhập khẩu với giá thấp hơn giá trị thông thƣờng của của phẩm đó khi so sánh giá bán nói trên với mức giá của một sản phẩm tƣơng tự đƣợc tiêu dùng tại nƣớc xuất khẩu (trong điều kiện thƣơng mại thông thƣờng). Việc một hàng hóa đƣợc bán phá giá sẽ gây ảnh hƣởng tới ngành sản xuất nội địa của nƣớc nhập khẩu. Tuy vậy, nếu việc xác định một hàng hóa có bán phá giá hay không, mức độ bán phá giá thế nào… không đúng sẽ tác động tiêu cực và gây khó khăn cho nƣớc xuất khẩu.

Để đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong thƣơng mại quốc tế, WTO đã đƣa ra các quy định cụ thể về phƣơng pháp, quy trình điều tra chống bán phá giá và các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với sản phẩm bán phá giá.

WTO cũng duy trì Ủy ban về thực hành chống bán phá giá để tham vấn và giải quyết các vụ tranh chấp đúng theo quy định của WTO. Khi không giải quyết đƣợc tại Ủy ban này thì các nƣớc sẽ đƣa ra Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) để xử lý theo các quy trình đã quy định.

(v) Quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa đƣợc quy định trong Hiệp định về quy tắc xuất xứ. Các quy tắc xuất xứ bao gồm các quy định, quy luật về xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Nó có thể ảnh hƣởng tới nhiều mặt khác nhau trong hoạt động thƣơng mại nhƣ xác định mức thuế, quản lý hệ thống hạn ngạch, các loại thế chống bán phá giá….

Việc đƣa ra các quy định về xuất xứ cũng phải đảm bảo các nguyên tắc của WTO, đảm bảo công bằng thƣơng mại, không phân biệt đối xử giữa hàng hóa nội địa và hàng nhập khẩu. WTO đã thành lập và duy trì Ủy ban về Quy tắc xuất xứ để các thành viên có thể tham vấn những vấn đề liên quan.

(vi) Quy định về thủ tục cấp phép nhập khẩu: Cấp phép nhập khẩu là một loại thủ tục hành chính, mà nƣớc xuất khẩu phải nộp đơn xin nhập khẩu hoặc các loại giấy tờ khác (không phải cho mục đích hải quan) cho cơ quan hành chính liên quan của nƣớc nhập khẩu để có đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa vào nƣớc đó. Theo quy định của WTO, các biện pháp cấp phép nhập khẩu đƣợc phép áp dụng nhƣng phải đảm bảo không gây bóp méo thƣơng mại.

Hệ thống cấp phép nhập khẩu phải đảm bảo rõ ràng, dự đoán đƣợc và tuân thủ các quy định của WTO nhƣ: đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà xuất khẩu về thủ tục, quy trình và các loại giấy phép đƣợc cấp; cập nhật thông tin kịp thời khi có điều chỉnh bổ sung; quy định thời hạn cấp giấy phép cho thƣơng nhân…

(vii)Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM): đƣợc áp dụng đối với các sản phẩm phi nông nghiệp và bao gồm 03 loại trợ cấp:

- Trợ cấp bị cấm hoàn toàn (trợ cấp đèn đỏ): là các loại hình trợ cấp tạo ra sự bóp méo lớn nhất đến thƣơng mại quốc tế và gây tổn hại cho các nƣớc thành viên nhƣ trợ cấp xuất khẩu trực tiếp. Các nƣớc áp dụng trợ cấp đèn đỏ có thể bị kiện thẳng ra WTO mà không cần phải điều tra.

- Trợ cấp có thể đối kháng (Trợ cấp đèn xanh): là các loại trợ cấp đƣợc áp dụng một cách riêng biệt, không bị cấm nhƣng vẫn có thể bị kiện nếu có bằng chứng gây tổn hại đến lợi ích của nƣớc thành viên khác.

- Trợ cấp đƣợc phép áp dụng: bao gồm các loại trợ cấp đƣợc áp dụng chung và ba loại trợ cấp mang tính riêng biệt (áp dụng cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, các khu vực địa lý khó khăn, cải tiến trang thiết bị hiện

có nhằm bảo vệ môi trƣờng). Các biện pháp này chỉ đƣợc thực hiện trƣớc ngày 31.12.1999, và đến nay đã bị loại bỏ.

(viii) Hiệp định về các biện pháp tự vệ: Biện pháp tự vệ đƣợc hiểu là biện pháp mà nƣớc nhập khẩu có thể áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu khi đã xác định đƣợc hàng hóa đó khi xuất khẩu vào nƣớc này có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra những tổn hại nghiêm trọng (tức là gây ra hoặc có thể sẽ gây ra sự suy giảm đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa) cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra sản phẩm tƣơng tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.

WTO đã có quy định chi tiết về cách xác định mức độ gây tổn hại đến ngành sản xuất công nghiệp nội địa; thời gian, hình thức áp dụng các biện pháp tự vệ.

(ix) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs): Trong Hiệp định TRIPs có quy định liên quan tới vấn đề chỉ dẫn địa lý. Đây là nội đung để xác định nguồn gốc lãnh thổ, địa phƣơng nơi sản xuất ra những sản phẩm nhất định mà chất lƣợng, uy tín hoặc đặc tính nhất định của sản phẩm do yếu tố xuất xứ quy định. Quy định này nhằm ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng những chỉ dẫn địa lý không đúng với sản phẩm gây tổn hại tới uy tín, chất lƣợng sản phẩm, địa phƣơng sản xuất và lợi ích ngƣời tiêu dùng [1, Tr.17-34].

Nhìn chung, các rào cản phi thuế quan nêu trên đƣợc sử dụng rất phổ biến hiện nay trong quan hệ thƣơng mại thế giới và là các biện pháp có thể đƣợc áp dụng và gây khó khăn đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Trong đó, các rào cản về kỹ thuật, về kiểm dịch động thực vật, chống bán phá giá là những rào cản gây ra nhiều trở ngại nhất bởi chúng thƣờng rất đa dạng, phức tạp và có nhiều biến đổi tùy theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 001 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)