2.2 Thực trạng các rào cản thƣơng mại đối với hàng thuỷ sản Việt Nam nhập
2.2.2 Giai đoạn từ năm 2008 tới nay
2.2.2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
(i) Về giá trị xuất khẩu
Năm 2008, thủy sản xuất khẩu của cả nƣớc tăng 20% về giá trị nhƣng đây là một năm thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Do cuộc khủng hoảng
tài chính diễn ra vào giữa năm 2008 và trở nên căng thẳng hơn vào năm 2009 đã làm cho nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ nói chung và nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam nói riêng sụt giảm cả về giá trị và khối lƣợng so với các năm trƣớc. Năm 2008, thị trƣờng Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 3 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam với trị giá khoảng 744 triệu USD, tỷ trọng giảm từ 20,4% xuống 16,5% do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm.
Năm 2009 vẫn tiếp tục là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Do khủng hoảng tài chính làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trƣờng chính và nguồn nguyên liệu trong nƣớc sụt giảm mạnh nên xuất khẩu thủy sản cả nƣớc đạt tăng trƣởng âm so với cùng kỳ (đạt trên 4,2 tỷ USD, giảm khoảng 6,6% so với cùng kỳ). Trong năm 2009, Hoa Kỳ là thị trƣờng tiêu thụ thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam sau thị trƣờng EU và Nhật Bản, chiếm 16,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với giá trị nhập khẩu đạt 713,3 triệu USD, giảm 4,2% so với năm 2008.
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Hình 2.1: Thị trƣờng chính nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2009
Năm 2010, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã phục hồi và thiết lập đƣợc kỷ lục mới, đạt giá trị trên 5 tỷ USD. Hoa Kỳ đã trở thành thị trƣờng nhập khẩu lớn nhất về giá trị với 971 triệu USD, chiếm khoảng 19,3% tổng
713,383 971,561 1.178,073 1.192,210 0,000 200,000 400,000 600,000 800,000 1.000,000 1.200,000 G iá t rị ( tr iệ u U S D ) 2009 2010 2011 2012 Năm
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng này tăng 30,5% và giá trị xuất khẩu tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Năm 2011, xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng trƣởng tốt, mặc dù các thị trƣờng chính của Việt Nam nhƣ EU, Hoa Kỳ gặp khó khăn do khủng hoảng nợ công, thất nghiệp cao hay thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản. Trong năm này, Hoa Kỳ là thị trƣờng nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với tổng giá trị nhập khẩu là 1.178,420 triệu USD, chiếm 19,3% tổng giá trị nhập khẩu, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Năm 2012, xuất khẩu thủy sản sang các thị trƣờng chính đều tăng trƣởng chậm lại, trong đó thị trƣờng EU sụt giảm liên tục do khủng hoảng nợ công làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu trong Liên minh này. Vì vậy, Hoa Kỳ trở thành thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị nhập khẩu là 1,19 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng giá trị nhập khẩu, tăng 1,2% so với năm 2011.
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Hình 2.2: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trƣờng
Hoa Kỳ giai đoạn 2009 – 2012
(ii) Về cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu
Các sản phẩm chính xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ thời kỳ này vẫn bao gồm các loại sản phẩm quen thuộc nhƣ tôm, cá tra, basa, cá ngừ, cua ghẹ và giáp xác, mực và bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Trong đó, tôm và cá
tra, basa tiếp tục là hai nhóm sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2012, xuất khẩu tôm sang thị trƣờng Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất, 38,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng này, đạt khoảng 455 triệu USD; đứng thứ hai là sản phẩm cá tra, chiếm 30,1%, đạt khoảng 359 triệu USD; Xếp thứ ba là mặt hàng cá ngừ chiếm 20,5%, đạt khoảng 245 triệu USD.
0 100 200 300 400 500 600 G iá t rị ( T ri ệ u U S D ) 2009 2010 2011 2012 Năm Tôm Cá tra Cá ngừ Nhuyễn thể
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP.
Hình 2.3: Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị
trƣờng Hoa Kỳ giai đoạn 2009 - 2012.
- Mặt hàng tôm luôn là mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Trong hai năm 2010 và 2011, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trƣờng này tăng mạnh. Tuy nhiên năm 2012, giá trị xuất khẩu tôm sụt giảm 18,6 % so với năm 2011, nguyên nhân là do nhiều nƣớc xuất khẩu tôm lớn nhƣ Ấn Độ, Ecuado tập trung xuất khẩu sản phẩm vào thị trƣờng Hoa Kỳ do nhu cầu tại thị trƣờng EU sụt giảm bởi ảnh hƣởng của nợ công khiến cho lƣợng cung sản phẩm tôm vào thị trƣờng Hoa Kỳ tăng cao và vƣợt quá lƣợng
cầu, mặt khác cạnh tranh giữa các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam và các nƣớc càng khó khăn.
- Mặt hàng cá: Cá tra, cá ba sa tiếp tục là hai mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trƣờng Hoa Kỳ và có tốc độ tăng trƣởng ổn định qua các năm từ 2009 đến 2012. Năm 2012, xuất khảu cá tra sang Hoa Kỳ đạt 358,8 triệu USD, tăng 8,2% so với năm 2011. Tuy giá trị xuất khẩu năm 2012 tăng trƣởng nhƣng tốc độ tăng trƣởng thấp hơn nhiều so với năm 2011 (năm 2011 tăng trƣởng 88%) nguyên nhân là do hàng dự trữ tại thị trƣờng Hoa Kỳ còn dƣ nhiều trong khi nguồn cung cá da trơn từ các nƣớc trên thế giới vào thị trƣờng này vẫn có xu hƣớng tăng làm cho mức tiêu thụ tại thị trƣờng Hoa Kỳ chậm hơn so với năm 2011.
Ngoài ra, cá ngừ cũng là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Trong nhiều năm trở lại đây, Hoa Kỳ luôn là thị trƣờng lớn nhất của sản phẩm cá ngừ Việt Nam xuất khẩu. Năm 2012, cá ngừ của Việt Nam đứng thứ 3 tại thị trƣờng này sau Thái Lan và Philippin. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồ cá ngừ vây vàng đông lạnh, cá ngừ vằn và cá ngừ đóng hộp.
- Sản phẩm mực và bạch tuộc: Trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012, xuất khẩu sản phẩm mực và bạch tuộc vào thị trƣờng Hoa Kỳ có xu hƣớng sụt giảm. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu trong nƣớc thiếu, cạnh tranh với các nƣớc láng giềng nhƣ Trung Quốc, Thái Lan trong việc nhập khẩu nguyên liệu ngày càng gay gắt; nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trƣờng lớn nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Hoa Kỳ sụt giảm trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm này của Việt Nam cao hơn so với giá xuất khẩu của Trung Quốc. Năm 2012, Hoa Kỳ là nƣớc đứng thứ 6 trong nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam với tổng giá trị nhập khẩu đạt 9,798 triệu USD.
2.2.2.2 Thực trạng các rào cản thương mại với thủy sản Việt Nam
Trong giai đoạn 2008 – 2012, việc vƣợt rào cản thƣơng mại để xuất khẩu và thâm nhập vào thị trƣờng Hoa Kỳ vẫn luôn đƣợc các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam coi trọng và là vấn đề gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Vào tháng 12/2012, Liên minh các ngành công nghiệp về tôm ở vùng Vịnh của Hoa Kỳ (COGSI) đã đê ̣ đơn lên Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ (DOC) đối với tôm nƣớc ấm nhập khẩu từ 7 nƣớc trong đó có Việt Nam, do nghi ngờ ngành tôm của những nƣớc này nhận đƣợc các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ. Đây là lần thứ 2, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam bị kiện bán phá giá, trợ cấp tại thị trƣờng Hoa Kỳ. Phía Việt Nam đã có ý kiến phản đối vụ kiện thông qua việc VASEP đƣa ra thông cáo phản đối việc Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ chấp nhận đơn kiện của COGSI và tiến hành điều tra vụ kiện với những cáo buộc không hợp lý, thiếu cơ sở, gây ảnh hƣởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam, các nhà nhập khẩu và ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ, tác động tiêu cực đến quan hệ thƣơng mại hai nƣớc. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ vẫn tiến hành điều tra chống trợ cấp đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam và ngày 07 tháng 2 năm 2013, Ủy ban Thƣơng mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ra kết luận sơ bộ khẳng định có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ do tôm nhập khẩu từ Việt Nam đƣợc trợ cấp.
Ngày 29/05/2013, Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ khẳng định có trợ cấp đối với tôm nƣớc ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc; không có trợ cấp với tôm nƣớc ấm đông lạnh nhập khẩu từ Equado và Indonesia (dƣới mức tối thiểu). Theo đó, biên độ trợ cấp sơ bộ đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tôm Việt Nam là từ 5,08% đến 6,07%. Theo dự kiến, DOC sẽ đƣa ra quyết định cuối cùng về trợ cấp vào tháng 08/2013. Việc áp mức thuế chống trợ cấp
đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam do mức thuế xuất khẩu tăng cao, giá bán sản phẩm tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bảng 2.5: Biên độ trợ cấp sơ bộ đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu
tôm vào thị trƣờng Hoa Kỳ
Quốc gia Các nhà sản xuất, xuất khẩu Biên độ trợ cấp sơ bộ
Việt Nam
Minh Qui Seafoods Co. Ltd. 5,08% Nha Trang Seaproduct Company 7,05% Các Doanh nghiệp khác 6,07% Ấn Độ
Devi Fisheries Limited 10,41%
Devi Seafoods Ltd. 11,32%
Các Doanh nghiệp Ấn Độ khác 10,87% Malaysia
Asia Aquaculture (M) Sdn. Bhd. 10,80% Kian Huat Aquaculture Sdn. Bhd. 62,74% Các Doanh nghiệp Malaysia khác 62,74%
Thái Lan
Marine Gold Products Limited 1,75% (de minimis) Thai Union Frozen Products Public
Co. Ltd (and its affiliate Thai Union Seafood Co., Ltd)
2,09% Các Doanh nghiệp Thái Lan khác 2,09%
Trung Quốc
Zhanjiang Guolian Aquatic Products Co., Ltd. (Guolian) and its cross- owed affiliates (collectively, the Guolian Companies)
5,76% Các Doanh nghiệp Trung Quốc khác 5,76%
Nguồn: http://www.chongbanphagia.vn
Ngoài ra, ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO nhờ đó mà hệ thống luật pháp của Việt Nam nói chung và hệ thống luật pháp quy định về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, xuất khẩu thủy sản nói riêng đƣợc đảm bảo theo yêu cầu quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chủ động vƣợt qua các rào cản thƣơng mại của Hoa Kỳ bằng cách không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, kiểm soát tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, thực hiện quyền lợi là thành viên của WTO, Việt Nam đã sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam trong thƣơng mại quốc tế. Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nƣớc ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã khiếu nại DOC vi phạm các quy định của WTO trong việc (1) tính toán sử dụng phƣơng pháp quy về 0 (zeroing) khi tính biên độ phá giá; (2) giới hạn số lƣợng bị đơn đƣợc lựa chọn điều tra trong điều tra ban đầu và rà soát hành chính; (3) không lựa chọn phƣơng thức xác định thuế suất áp dụng đối với các bị đơn tự nguyện không đƣợc lựa chọn trong điều tra, rà soát hành chính lần 2 và 3; (4) phƣơng pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin sẵn có bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh đƣợc sự độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với Nhà nƣớc. Do việc tham vấn giữa hai bên không thành công, nên WTO đã tiến hành các bƣớc giải quyết tranh chấp theo Cơ chế giải quyết chanh chấp (DSU) trong khuôn khổ WTO. Kết quả ban hội thẩm WTO kết luận Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các điều khoản của Hiệp định GATT 1994 trong việc sử dụng phƣơng pháp quy về 0 để tính biên độ bán phá giá và phƣơng pháp xác định mức thuế suất toàn quốc gây tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam và đề nghị Hoa Kỳ điều chỉnh cho phù hợp theo quy định. Thắng lợi trong vụ kiện này có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo Hoa Kỳ sẽ không áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan đối với hàng hoá Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam thêm tự tin, chủ
động trong việc ứng phó lại với các rào cản thƣơng mại của Hoa Kỳ và sử dụng các công cụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm hàng thuỷ sản vẫn tiếp tục gây khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ. Số lƣợng các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu bị cảnh báo về chất lƣợng có xu hƣớng tăng. Trong tháng 8/2012 có 25 lô hàng thuỷ sản của Việt Nam bị cảnh báo về chất lƣợng thuỷ sản, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2011. Thủy sản bị cảnh báo tại Hoa Kỳ chủ yếu do không đảm bảo điều kiện vệ sinh, nhiễm tạp chất, tồn dƣ thuốc thú y, nhiễm khuẩn Salmonella,...
Trong thời gian này, Hoa Kỳ tiếp tục có các đợt rà soát hành chính (POR) lần thứ 8 đối với sản phẩm cá tra, cá basa và POR lần thứ 7 đối với sản phẩm tôm. Theo công bố của DOC Hoa Kỳ, mức thuế chống bán phá giá đƣợc áp dụng cho sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu của 12 doanh nghiệp bị đơn vào thị trƣờng Hoa Kỳ sau đợt POR8 là 129USD/kg, tăng cao đáng kể so với mức thuế công bố sơ bộ vào tháng 9/2012. Nguyên nhân chính là do Hoa Kỳ đã lấy Indonexia thay vì Bangladesh làm nƣớc thay thế để tính toán biên độ bán phá giá. Mức thuế chống bán phá giá tăng cao khiến cho các doanh nghiệp nêu trên khó có thể tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa sang thị trƣờng này. Đối với sản phẩm tôm, sau POR7, mức thuế sơ bộ đƣợc công bố áp dụng đối với các bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện tƣơng đối khả quan, 0%. Mặc dù mức thuế toàn quốc đƣợc áp dụng khá cao, 25,76% tuy nhiên kết quả của đợt POR7 nhƣ trên là tín hiệu tốt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trƣờng Hoa Kỳ.
2.2.2.3 Tác động của các rào cản thương mại
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, các rào cản thƣơng mại tại thị trƣờng Hoa Kỳ, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan, đã gây không ít khó
khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Việc phải theo đuổi vụ kiện về chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm do Hoa Kỳ khởi xƣớng đối với 7 nƣớc trong đó có Việt Nam đã gây nhiều khó khăn và cản trở hoạt động xuất khẩu sản phẩm tôm sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Đặc biệt vào tháng 8/2013 vừa qua, DOC đã quyết định áp mức thuế chống trợ cấp (CVD) lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam với mức thuế suất đối với hai bị đơn bắt buộc là Công ty thủy sản Minh Quí và Công ty Thủy sản Nha Trang lần lƣợt là 7,88% và 1,15%; và mức thuế suất toàn quốc cho tất cả công ty khác của Việt Nam XK vào Mỹ là 4,52%. Điều này sẽ gây những thiệt hại và ảnh hƣởng lớn tới các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm sang thị trƣờng Hoa Kỳ và các hộ dân nuôi tôm do các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải cùng một lúc chịu hai loại thuế là thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp cho sản phẩm tôm xuất khẩu.