1.4 Các bước tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm
1.4.1 Tìm hiểu về quỹ đầu tư mạo hiểm
Các cơ hội kinh doanh tốt luôn tìm kiếm các nhà đầu tư, có rất nhiều quỹ đầu tư và cá nhân sẵn sàng bỏ vốn ra cho những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư đều như nhau. Các nhà đầu tư thường khác nhau trong cách thực hiện giao dịch (số lần đàm phán, các yêu cầu mang tính kiểm soát, các yêu cầu liên quan đến quản lý) và độ nhạy cảm với rủi ro “risk aversion” (tính trưởng thành của công ty, lĩnh vực hoạt động). Sự khác biệt này được thể hiện rõ khi nhà đầu tư là gia đình hay bạn bè, là chính phủ
hay thành viên sáng lập, là các nhà đầu tư mạo hiểm mới thành lập hay đã dày dạn kinh nghiệm.
Các nhà đầu tư cũng có thể khác biệt tùy thuộc vào mối tương quan cụ thể của các công ty trong danh mục đầu tư của họ, thậm chí tùy thuộc vào mối tương quan với các quỹ đầu tư mạo hiểm khác. Một số quỹ tỏ ra cực kỳ năng động và góp mặt trong tất cả các quyết định hàng ngày của công ty họ quản lý, bao gồm giúp đỡ trong việc thiết lập mạng lưới hoạt động, các quyết định liên quan đến tài chính và doanh số. Một số khác lại tỏ ra rất nới lỏng, hầu như chỉ can thiệp ở mức độ tối thiểu. Nhưng nhìn chung, các quỹ đầu tư thường có khuynh hướng can thiệp sâu hơn vào các dự án.
Việc tìm hiểu xem nhà đầu tư là ai và hồ sơ của họ là cực kỳ quan trọng. Cách tốt nhất để hiểu họ là tìm thông tin ở hiệp hội các nhà đầu tư mạo hiểm (các tổ chức phi lợi nhuận thành lập ra nhằm mục đích hỗ trợ kinh doanh) và từ trang web của nhà đầu tư. Một số địa chỉ tham khảo về nhà đầu tư mạo hiểm được trình bày dưới đây:
http://www.nvca.org/ http://www.endeavor.org
http://www.michiganvca.org/ http://www.vcinstitute.org/ http://www.abcr-venture.com.br
Các tiêu chuẩn nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm
Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường dùng nhiều các tiêu chuẩn khác nhau để quyết định cấp vốn cho doanh nghiệp. Trong đó bốn nhân tố quyết định là khả năng tạo lợi nhuận, quy mô thị trường, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, và đội ngũ nhân sự.
Khả năng tạo lợi nhuận: Một doanh nghiệp với chi phí cao và lợi nhuận
thấp sẽ không được các quỹ đánh giá cao. Các quỹ đầu tư thông thường muốn các mô hình kinh doanh tạo được nhiều lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp có giá sản xuất sản phẩm thấp và có phần trăm giá sản xuất trên giá bán ra nằm ở một con số thì doanh nghiệp đó rất hấp dẫn đối với quỹ đầu tư.
Quy mô thị trường: Quy mô thị trường sẽ tỉ lệ thuận với khả năng tạo lợi
cho doanh nghiệp. Do vậy nếu doanh nghiệp có thị trượng tiêu thụ sản phẩm lớn thì khả năng sinh lời đột biến là cao và sẽ đáp ứng được yêu cầu về khả năng thu hồi vốn và tạo lợi nhuận của các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Giá trị cốt lõi chính là điểm khác biệt
giữa doanh nghiệp được đầu tư và các doanh nghiệp khác. Bí quyết thành công không nhất thiết phải là bằng sáng chế hay các phát minh mới. Ví dụ Startbucks, một công ty sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê lớn trên thế giới, đã từng là một doanh nghiệp được đầu tư trong khi mô hình kinh doanh này có thể bị sao chép dễ dàng. Đã có nhiều doanh nghiệp cố gắng cạnh tranh với Startbucks trong lĩnh vực này nhưng không doanh nghiệp nào thành công trong việc sao chép “văn hóa” của Startbucks. Tất cả những yếu tố như nhân viên, khách hàng của Startbucks, các poster diễn viên và đam mê dành cho chất lượng của từng sản phẩm đã kết hợp lại và tạo nên một rào cản ngăn các doanh nghiệp tương tự tiến vào thị trường ngay cả khi chất lượng cà phê của họ có tốt hơn Starbucks. Các quỹ đầu tư thường đánh giá cao các doanh nghiệp mà giá trị cốt lõi của họ có chiều sâu.
Đội ngũ nhân sự: Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất
lớn đến quyết định đầu tư của các quỹ mạo hiểm bởi chính họ là người trực tiếp phát triển sản phẩm. Đặc biệt quan trọng trong đó là đội ngũ lãnh đạo. Họ không nhất thiết phải có kinh nghiệm nhưng cần phải có một số các phẩm
chất sau đây: a) Có một nền tảng kiến thức tốt, b) từng có kinh nghiệm làm việc tại các công ty trong lĩnh vực liên quan hay đã từng khởi nghiệp, c) có sự xuất chúng thể hiện qua kế hoạch phát triển thực tế và tỉ mỉ, d) có trình đô chuyên môn vượt trội trong một lĩnh vực nhất định, e) Khả năng truyền đạt tầm nhìn và chính sách của doanh nghiệp.