2.2 Thực trạng nguồn vốn mạo hiể mở Việt Nam hiện nay
2.2.2 Một số hoạt động đầu tư mạo hiể mở Việt Nam
IDG Ventures Vietnam (IDG)
Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học.
Ngay khi mới thành lập, quỹ IDGVV đã chọn đầu tư đầu tiên vào hai công ty Việt Nam là công ty cổ phần Giải pháp Phần mềm Hoà Bình (PeaceSoft) và công ty phần mềm iSphere, đều là các doanh nghiệp trẻ của Hà Nội. Lý do chọn Peacesoft và iSphere là:
PeaceSoft có một cổng thông tin đa dạng với website www.chodientu.com PeaceSoft sẽ là công ty hàng đầu về phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
Còn iSphere là công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các ứng dụng cho doanh nghiệp và ứng dụng trên nền tảng website.
- Hình thức đầu tư:
Đối với PeaceSoft, nguồn vốn đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm truyền thống của công ty, mở rộng thị trường, và phát triển một dự án về thương mại điện tử có tên gọi chodientu.com.
Số tiền đầu tư được tính theo hình thức góp vốn mua cổ phiếu. Sau 3-5 năm (thời gian dự kiến hoàn vốn), cổ phiếu sẽ được rao bán trên thị trường chứng khoán.
Đối với iSphere, tiền đầu tư của IDG sẽ được sử dụng để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới, các dịch vụ và sản phẩm, đồng thời hỗ trợ và mở rộng thị trường của iSphere ở VN và Hàn Quốc.
Tháng 12-2006, IDG Ventures Viet Nam đầu tư vào Công ty Dream Viet của một doanh nhân trẻ Nguyễn Minh Hiếu. IDG đánh giá trang web www.AHA.vn là “cổng thông tin điện tử hàng đầu cung cấp thông tin trực tuyến và so sánh giá cả các sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng Việt Nam”.
- Lý do chọn đầu tư vào Công ty Dream Viet:
Dream Viet sẽ giải quyết một lĩnh vực còn chưa được chú trọng trong thương mại điện tử tại Việt Nam như: thông tin mua sắm hàng tiêu dùng trực tuyến và so sánh giá trực tuyến. Với tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng hằng năm tại khu vực thành thị lên đến 25%, người tiêu dùng Việt Nam rất cần có thông tin mới nhất và chính xác nhất về những mặt hàng điện tử mới xuất hiện trên thị trường.
AHA.vn đưa ra dịch vụ so sánh giá về sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, qua đó tạo ra sự thay đổi cần thiết đối với thị trường tiêu dùng truyền thống tại Việt Nam vốn rất thiếu thông tin rõ ràng giữa người mua và người bán.
Cổng thông tin này còn giúp cho người tiêu dùng có thêm kiến thức tham khảo trước khi mua sản phẩm, cũng như giúp ích các nhà
cung cấp hàng hóa có được khả năng tiếp cận người tiêu dùng rộng rãi hơn nhiều so với các công cụ truyền thông truyền thống.
Sự ra đời của AHA còn giúp cho người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm và khảo sát thông tin truyền thống và chuyển sang một hình thức mua sắm và khảo sát thông tin hiện đại và tiện ích của thời đại công nghệ mới.
Nguồn thu của trang web www.AHA.vn là từ các thao tác truy cập (click) của người mua hàng tới website của nhà bán lẻ theo hình thức Pay-per-click, tương tự như dịch vụ quảng cáo AdSense của Google. Hiện trung bình có trên 5.000 người (IP)/ngày, mỗi tháng có khoảng 200.000 lượt người truy cập AHA.
Theo bình chọn của mạng http://www.thuonghieuviet.com/, AHA thuộc top 20 website thương mại được người tiêu dùng ưa thích nhất Việt Nam.
Ngày 7/11/2007, Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock), đã công bố tiếp nhận khoản đầu tư từ Quỹ IDG Ventures Vietnam. Lý do chọn đầu tư vào Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock):
Trang web www.vietstock.com.vn của công ty Vietstock chuyên cung cấp các thông tin về tài chính và doanh nghiệp, các bản báo cáo hàng năm, phân tích thị trường và các thông tin chứng khoán, tin kinh tế vĩ mô, vi mô phục vụ cho đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, trang web còn có chuyên mục đào tạo, kiến thức chứng khoán, trao đổi các kinh nghiệm đầu tư chứng khoán và văn bản pháp luật về chứng khoán.
Bên cạnh đó, với việc trở thành nhà cung cấp chính thức phần mềm phân tích MetaStock và dữ liệu thị trường chứng khoán Việt Nam của hãng Equis trong thời gian qua, Vietstock đã khẳng định được tên tuổi
trong giới các nhà đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.
Trang web www.vietstock.com.vn hiện đang xếp hạng 68 trong số 100 trang web có số lượng người truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.
Ngoài đầu tư tài chính, IDG Ventures còn hỗ trợ Vietstock trong công tác quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược phát triển, kỹ thuật công nghệ thông tin.
Ngày 12 tháng 03 năm 2008, Quỹ Đầu tư IDG Ventures Việt Nam chính thức công bố đầu tư vào Công ty Cổ Phần Sản Phẩm Việt – SPV đơn vị chủ quản của Website www.vietnamb2b.com. Lý do chọn đầu tư vào Công ty cổ phần Sản Phẩm Việt – SPV:
www.vietnamb2b.com là sàn thương mại điện tử B2B với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong việc giao thương trong và ngoài nước. Chỉ sau hơn một năm chính thức hoạt động, www.vietnamb2b.com đã có hơn 20.000 doanh nghiệp tham gia làm thành viên. Trong số đó, có hơn 60% doanh nghiệp từ Việt Nam, và số còn lại đến từ hơn 60 nước trên thế giới. Cũng trong thời gian này, www.vietnamb2b.com đã mang lại hơn 40.000 cơ hội giao thương cho các thành viên.
Đặc biệt, SPV có một đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng và quan hệ quốc tế, chuyên tìm kiếm các thông tin mua hàng và những nhà nhập khẩu tiềm năng trên thế giới nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp thành viên, giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Với việc tham gia vào sàn thương mại điện tử này, các doanh nghiệp sẽ gia tăng cơ hội kinh doanh trong thời kỳ hội nhập thế giới hiện nay.
Một đối tác quan trọng khác của SPV là Tổ chức Doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (Asia Company Profile-ACP), tổ chức chuyên xác minh và xác nhận tính pháp lý và hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn cầu khi giao dịch qua hình thức thương mại điện tử. www.vietnamb2b.com là đối tác duy nhất của ACP tại Việt Nam. ACP cũng là đối tác của những website về B2B lớn trên thế giới như www.alibaba.com, www.ec21.com.
Đầu tư vào SPV, Quỹ IDG Ventures Việt Nam tin tưởng sẽ cùng công ty đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam một chọn lựa tốt để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của họ không những ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế thông qua sàn thương mại điện tử B2B của SPV.
Tháng 4-2008, IDG tiếp tục đầu tư vào hocmai.vn. Hocmai.vn là trang web trường học trực tuyến với nhiều chương trình, tài liệu học tập cho cấp bậc phổ thông do đội ngũ giáo viên có kinh nghiêm biên soạn. Theo thỏa thuận, IDG Ventures sẽ đầu tư vào hocmai.vn theo từng giai đoạn cụ thể nhưng không tiết lộ tổng số vốn đầu tư.
Tháng 9 năm 2011, IDG ventures và hai quỹ đầu tư khác rót số tiền 60 triệu USD vào MJ Group, chủ sở hữu nhommua.com và diadiem.vn nhằm mở rộng thị trường mua hàng theo nhóm. Nguồn vốn đầu tư này đến từ 3 quỹ IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và Ru-net Global. Cùng với nguồn vốn đầu tư mới, MJ Group cũng chính thức sát nhập 4 thương hiệu Địa điểm, Nhóm mua, Two và TwoMedia. Với thỏa thuận này, MJ Group chú trọng vào nhu cầu mua hàng theo nhóm và nỗ lực với mục tiêu 1000 nhân viên trong năm tiếp theo [18].
Tính đến tháng 08/2012, IDG đã đầu tư tổng cộng vào hơn 20 công ty của Việt nam. Một số công ty tiêu biểu như công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp), Vatgia, Peacesoft, Vinabook, Tamtay, Vinagame.
Trong số các công ty nhận đầu tư từ IDGVV, có thể nói Vinagame là công ty điển hình cho sự thành công nhờ vốn mạo hiểm. Trong phần tiếp theo, những phân tích về sự hợp tác giữa Vinagame và IDGVV được trình bày, từ đó thể hiện vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ.
Thương vụ đầu tư mạo hiểm IDG Venture Vietnam- Vinagame:
VNG hiện nay là tiền thân của Vinagame được biết đến như một người khổng lồ của thị trường Internet Việt Nam và là một công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực công nghệ. Theo đánh giá của trang Alexa, một trang web cung cấp bảng xếp hạng các trang web khác theo số lượng truy cập, trên thị trường Việt Nam hiện nay sản phẩm Zing.vn của Vinagame được xếp hạn chỉ sau Google và Yahoo [13]. Tổng doanh thu của Vinagame năm 2011 lên tới 1.700 tỷ đồng. Tốc độ phát triển vượt bậc và thành công của Vinagame có đóng góp rất lớn từ ngồn vốn đầu tư mạo hiểm.
Giống như nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm khác, IDG Ventures Vietnam (IDGVV) cũng đánh cược vào khả năng thành công của các hãng công nghệ mới thành lập. Điểm chiến lược kinh doanh hiện nay của IDGVV là dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho quỹ. Trong danh mục đầu tư của IDGVV, mỗi mảng chỉ có 1-2 thương vụ được đánh giá là thành công. Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành là: hạ tầng thương mại điện tử, thông tin truyền thông, kinh doanh công nghệ, truyền thông - giải trí.
Ở hai mảng thông tin – truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang điện tử Baamboo.com,
Cafef.vn…) và PeaceSoft (quản lý các trang thương mại điện tử NganLuong.vn và ChoDienTu.vn) đều đã đạt tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) khá cao, hơn 30%. Trong khi đó, ở mảng truyền thông IDGVV để ý đến VinaGame (tiền thân của Tập đoàn VNG). Giữa năm 2005, IDGVV đã quyết định rót 500.000 USD vào VinaGame, một công ty mới được thành lập tháng 9 năm 2004, với kỳ vọng sẽ lặp lại thành công mà quỹ đầu tư IDG đã làm được tại thị trường Trung Quốc, nơi họ đã thu về 300 triệu USD từ khoản đầu tư ban đầu 2 triệu USD vào hãng công nghệ Tencent.
Lý do trong quyết định đầu tư của IDGVV vào Vinagame là do kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam mang lại tỉ suất lợi nhuận rất cao, có thể đạt 50-70%. Đó là bởi vì thị trường Việt Nam có lợi thế dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ vào khoảng 25. Quan trọng hơn, với dân số gần 90 triệu người cùng tốc độ tăng trưởng nhanh về lượng người sử dụng internet, Việt Nam được xem là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ. Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố, trong giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 12% và đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Một lý do quan trọng khác trong quyết định đầu tư của IDGVV vào Vinagame là mô hình kinh doanh của Vinagame dựa vào Internet nên có khả năng mở rộng cao, chi phí mở rộng không quá lớn. Đối với VinaGame, cho dù chỉ có một hay có đến một triệu người chơi trò chơi trực tuyến thì hạ tầng mạng cần xây dựng cũng không thay đổi quá nhiều.
Ngoài việc nhận được vốn mạo hiểm, Vinagame cũng đã nhận được sự hỗ trợ cần thiết về mặt công nghệ và quản lý từ IDGVV. Bằng chứng là IDGVV đã mời Bryan Pelz, một người chuyên tạo dựng công ty mới dựa trên một ý tưởng rồi trao lại trách nhiệm cho người khác để tiếp tục với những ý tưởng và công ty tiếp theo, từ Mỹ về làm việc với vai trò đồng sáng lập và cố
vấn cho VinaGame. Giám đốc khi đó của Vinagame là Lê Hồng Minh, một chuyên gia tài chính. Sự kết hợp giữa một chuyên gia phát triển doanh nghiệp với Lê Hồng Minh, một cựu chuyên gia tài chính đam mê công nghệ, đã giúp Vinagame có những bước đi đúng đắn và làm nên sự thành công của công ty này.
Sau khi nhận được vốn đầu tư và sự hỗ trợ của IDGVV, Vinagame đã có những hoạt động mở rộng kinh doanh và đạt doanh thu ngoài mong đợi. Điển hình là với sự giúp sức của IDGVV, cuối năm 2005 Vinagame đã gây chấn động khi ký được hợp đồng đầu tiên với KingSoft, một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực game trên thế giới, để có được quyền phát hành game Võ Lâm Truyền Kỳ mà sau đó đã tạo nên cơn sốt với số lượng kỷ lục 20000 người truy cập tại cùng một thời điểm. Tiếp đó, tháng 6/2006 Vinagame đã tiến hành lắp đặt miễn phí phần mềm quản lý Cyber Station Manager cho các quán cafe Internet và bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử với trang web 123Mua.vn [20]. Báo cáo tài chính năm 2006 cho thấy doanh thu của VinaGame đạt 17 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với năm trước. Đến năm 2009, doanh thu đã tăng lên gần 50 triệu USD và công ty này đã chiếm hơn 60% thị trường trò chơi trực tuyến trong nước. Thành lập từ tháng 9 năm 2004 với 5 thành viên ban đầu, đến năm 2010 quy mô nhân sự của Vinagame đã lên tới 1200 người [21,16] .Thông qua trường hợp của Vinagame, có thể nói nguồn vốn mạo hiểm và các giá trị mà quỹ đầu tư mạo hiểm mang lại cho các doanh nghiệp công nghệ có vai trò rất lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này khẳng định sự cần thiết trong việc thúc đẩy thị trường vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam.
Quỹ Mekong Enterprise Fund đã đầu tư vào Lạc Việt trong tháng 10 năm 2003. Doanh thu của Lạc Việt đã tăng 143% trong suốt thời gian quỹ Mekong Enterprise đầu tư vào công ty.
Lạc Việt là một trong số các công ty chuyên về công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng về phần cứng cũng như phần mềm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho một giải pháp trọn gói. Lạc Việt đã xây dựng một số phần mềm ứng dụng hoàn chỉnh, một trong số đó là các sản phẩm hàng đầu trong thị trường Việt Nam. Sức mạnh của Lạc Việt thể hiện qua cam kết của công ty trong việc không ngừng hoàn thiện quy trình, hệ thống quản lý và sự tiên phong của công ty trong việc nhận dạng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Lạc Việt cũng là công ty độc nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này có nhiều thành viên trong đội ngũ quản lý là cổ đông của công ty.
Lạc Việt đặt ra mục tiêu 2012 sẽ đạt 343 tỷ (17 triệu USD) doanh thu, nằm trong top 3 cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, SaaS (dịch vụ hạ tầng phần mềm), Portal (cổng thông tin điện tử), nhà cung cấp nội dung số hàng đầu về từ điển và sách điện tử, trung tâm tri thức Việt Nam và thư viện số.
Quỹ Mekong Enterprise II đã đầu tư vào công ty cổ phần Hàng Gia dụng Quốc tế ICP. ICP là một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng tiêu thụ nhanh tại Việt Nam với một số nhãn hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường như Vegy, OCleen, X-Men, Dr.Men, X-men for boss, Hatrick, Teen-X, L’Ovité, Q-girl, X-series.
Có được thành công này là do cam kết lâu dài của công ty trong việc đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng quốc tế và đầu tư dài hạn cho hoạt động xây dựng thương hiệu. Doanh thu của ICP trong năm 2007 là 20 triệu đô-la Mỹ, tăng 60% so với năm 2006. Việc đầu tư này không chỉ phản ảnh thành công của ICP mà còn giúp cho công ty có thêm nguồn lực
để tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường và đeo đuổi các kế hoạch giúp tăng trưởng bền vững.