Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư mạo hiểm giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở việt nam (Trang 47 - 56)

2.1.1 Thực trạng phát triển công nghệ cao ở Việt Nam

Năm 2007, Việt Nam có khoảng 300.000 doanh nghiệp, trong đó có trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp gần 30% vào GDP mỗi năm, cung cấp trên 30% tổng sản lượng công nghiệp và tạo ra khoảng 40% lao động việc làm. Theo số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 23 tháng 8 năm 2011 cả nước đã có 602.171 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2011, cả nước có thêm 52.500 doanh nghiệp được thành lập với số vốn đăng ký ước đạt trên 318.540 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn bằng 97,5% và số vốn bằng 36,7% so với cùng kỳ năm 2010. Có thể nói, những năm vừa qua ngành công nghệ cao ở Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá với những khu công nghiệp công nghệ cao ra đời ở TP HCM hay Hà Nội thu hút được rất nhiều tập đoàn công nghệ cao.

Tính đến nay khu Công Nghệ Cao TP HCM đã cấp giấy phép cho 27 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.403 triệu USD, bao gồm 14 dự án FDI (với 1.287 tỷ USD) và 13 dự án đầu tư trong nước (tương đương 116 triệu USD). Các dự án trong nước thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin của các tập đoàn lớn như VTC, FPT... Các dự án đầu tư nước

ngoài (FDI) thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, linh kiện điện tử, công nghệ sinh học với một số thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Jabil của Hoa Kỳ; Sonion (Đan Mạch); Nidec (Nhật Bản)… Đến sớm và có nhiều dự án nhất phải kể đến các nhà đầu tư Nhật. Nhiều tập đoàn lớn như Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Nidec… đã sớm xây dựng nhà máy ở Việt Nam trong nhiều năm qua và giờ đây tiếp tục rót thêm nhiều vốn mở rộng đầu tư với quy mô lớn hơn. Điển hình là Tập đoàn Canon, sau khi đưa vào 100 triệu USD cho dự án sản xuất máy in tại khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội, Canon tiếp tục rót thêm cả trăm triệu USD xây dựng các nhà máy mới ở Bắc Ninh, đưa VN trở thành trung tâm sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới, sản lượng 700.000 sản phẩm/tháng, bằng khoảng 80% tổng lượng máy in laser mà Canon đang sản xuất mỗi năm và đáp ứng khoảng 35% cho thị trường xuất khẩu. Đến sớm hơn Canon còn có tập đoàn Nidec. Mới đây, Nidec đã đưa vào hoạt động 2 nhà máy mới ở Khu công nghệ cao TPHCM, sau khi đã rót gần 100 triệu USD tại các nhà máy ở khu chế xuất Tân Thuận hơn 10 năm qua.

Nối tiếp các nhà đầu tư Nhật là các dự án đến từ Hoa Kỳ. Sự kiện tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới Intel (Mỹ) cho khởi công xây dựng nhà máy tại khu công nghệ cao TPHCM với số vốn 1 tỷ USD đã phần nào khẳng định vị thế mới của Việt Nam như một điểm đến cho các nhà đầu tư hoạt động công nghệ cao. Theo các chuyên gia, sự có mặt của Intel được xem như là sự xác nhận tích cực đối với môi trường đầu tư. Do đó, chỉ sau hai tháng Intel cho khởi công nhà máy, tập đoàn điện tử hàng đầu Mỹ – Jabil - cũng nối gót đầu tư vào khu công nghệ cao TPHCM với vốn lên đến 100 triệu USD.

Nhiều nhà đầu tư từ Đài Loan giờ đây xem Việt Nam như là một điểm đến an toàn, có chi phí lao động thấp, với kế hoạch rót hàng tỷ USD để sản xuất. Cụ thể, Foxconn – “đại gia” gia công các sản phẩm điện tử lớn nhất thế

giới như máy nghe nhạc Ipod, điện thoại di động Nokia, máy tính xách tay, máy ảnh Sony… dự kiến đầu tư dự án 5 tỷ USD ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động và có giá trị xuất khẩu 3,5 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Kế hoạch đầu tư này của Foxconn nhằm phân tán rủi ro vì hiện tập đoàn này đã đầu tư một nguồn vốn rất lớn ở Trung Quốc. Trong khi đó, Tập đoàn TECO xúc tiến liên doanh với SaigonTel đầu tư 1 tỷ đôla Mỹ xây dựng trung tâm phần mềm ở khu đô thị Thủ Thiêm. Trung tâm này sẽ được đầu tư theo mô hình trung tâm phần mềm NanKang ở Đài Bắc, dự kiến thu hút khoảng 100 công ty tin học, máy tính đang hoạt động tại trung tâm NanKang (Đài Bắc) vào Việt Nam hoạt động.

Bảng 2.1 trình bày các ngành có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2008. Trong đó các ngành như bưu chính viễn thông, các hoạt động liên quan đến máy tính có tố độ tăng trưởng doanh nghiệp trên 150% một năm phần nào phản ánh sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghệ cao trong giai đoạn này.

Bảng 0.1: Những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất về số lượng các doanh nghiệp

Tên ngành Tốc độ phát triển bình

quân hàng năm (%)

E40 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 192,6

I64 Bưu chính, viễn thông 170,1

L73 Các hoạt động liên quan đến máy tính 151,0

J67 Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tài

chính tiền tệ 150,9

D37 Tái chế 146,0

L72 Cho thuê MMTB (không người điều

khiển) 142,9

L71 Các hoạt động liên quan đến bất động sản 141,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình 0.1: Chi ngân sách cho khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2012

(Nguồn: Chinhphu.vn)

Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu. Chính phủ đã ưu tiên phát triển khoa học công nghệ với việc dành 2% tổng chi ngân sách các năm cho lĩnh vực này. Chi ngân sách cho lĩnh vực khoa học công nghệ được tăng đều theo mỗi năm (thể hiện trên hình vẽ 2.1 trong đó năm 2012 chính phủ chi xấp xỉ 13.000 tỉ đồng cho phát triển khoa học công nghệ. Trong những năm qua, nhà nước đã và đang kiên trì thực hiện xây dựng các khu công nghệ cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp mới ra đời đã có những yếu tố công nghệ cao đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, vi điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác và tự động hoá, vật liệu mới… cùng với nhiều dự án công nghệ cao đang

được triển khai tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.

2.1.2 Nhu cầu vốn mạo hiểm của các doanh nghiệp công nghệ cao

Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh cùng với yêu cầu đặt ra của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (2005-2015) và xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra trên thế giới đã tạo ra một áp lực về vốn. Vấn đề tìm kiếm các nguồn vốn được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Hiện nay ở nước ta, để có được vốn nhằm thực hiện các dự án cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chủ yếu vay từ các nguồn vốn truyền thống (ngân hàng, thị trường chứng khoán). Tuy nhiên quá trình tiếp cận các nguồn vốn này gặp rất nhiều trở ngại. Cụ thể là:

Kênh huy động từ Ngân hàng

Ở Việt Nam nguồn vốn cung ứng chủ yếu cho các doanh nghiệp là từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trên thực tế, quan hệ tín dụng giữa hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp còn rất nhiều trở ngại. Trong khi các ngân hàng thiếu các dự án có hiệu quả để cho vay, thì nhiều doanh nghiệp than phiền thiếu vốn.

Nhiều ngân hàng thương mại vốn thừa nhưng không cho vay được do khó tìm được doanh nghiệp tốt, dự án khả thi. Ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn rất nhỏ so với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các số liệu điều tra cho thấy nhu cầu vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp loại này mới chỉ được đáp ứng khoảng 1/3. Theo tính toán từ các cuộc điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa vả nhỏ năm 2005-2006 thì tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân được các ngân hàng cho vay vốn chỉ chiếm 62,5% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa khối tư nhân được điều tra còn 100% các doanh nghiệp nhà nước

điều tra có quy mô vốn lớn đều được vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó, quy mô các khoản vay, mức vay bình quân cho một doanh nghiệp nhà nước trong diện điều tra lớn hơn gần 10 lần mức vay bình quân của doanh nghiệp tư nhân.

Đặc biệt hiện nay khi sự khan hiếm tiền đồng đang trở nên căng thẳng, các ngân hàng rất khắt khe cho vay đối với những khách hàng mới, thì việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng trở nên khó hơn bao giờ hết.

Có tới 40% doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ phải đối mặt là lãi suất và các loại phí đi vay quá cao, đồng thời, khó đáp ứng điều kiện cho vay của các nhà đầu tư hay bên cung ứng vốn. Theo tạp chí thị trường tài chính tiền tệ (VNBA), nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, tăng trưởng tín dụng toàn ngành cuối năm 2011 chỉ đạt 12%, còn trong những tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh tế giảm mạnh, đến 23/3/2012 giảm khoảng 2% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng đến 29/2/2012 là 3,42% [3]. Sự bất cập giữa nguồn cung và cầu này là do các nguyên nhân sau:

 Doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của ngân hàng: Khi vay nợ để tài trợ trong cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp mới khởi sự hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao vì trong giai đoạn này tài sản của doanh nghiệp có rất ít chưa đủ để đáp ứng điều kiện. Nếu ngân hàng cho doanh nghiệp vay mà không đặt nặng đến tài sản thế chấp thì doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng một lãi suất rất cao, điều này là đương nhiên vì rủi ro của việc thu hồi nợ không được rất cao và rủi ro này sẽ được tính vào lãi suất cho vay của ngân hàng.

 Chức năng chính của ngân hàng chính là cho vay chứ không phải là đầu tư. Ngân hàng thực sự chỉ “giữ hộ” tiền. Trong khi chờ đợi khách

hàng đến rút tiền về, họ đem đồng tiền ấy cho vay kiếm lời. Chính vì vậy, ngân hàng luôn rất “bảo thủ” và hết sức thận trọng trong việc chọn đối tác để cho vay vì sợ mất vốn.

 Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và cân đối nguồn vốn cho vay. Trong khi nguồn vốn huy động được của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn dưới hình thức tiết kiệm truyền thống (chiếm 70% tổng nguồn vốn), nguồn vốn dài hạn chỉ chiếm 30%, thì dư nợ cho vay trung - dài hạn lại chiếm đến 45% tổng dư nợ cho vay. Trước áp lực của nền kinh tế, việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn được coi là một giải pháp tình thế. Tuy nhiên, nếu sự mất cân đối này kéo dài sẽ có thể dẫn đến nguy cơ mất khả thanh toán nên nguồn vốn cho vay của ngân hàng đang bị giới hạn.

 Các ngân hàng hiện nay khá thận trọng với các khoản vay trên 5 tỷ đồng. Các khoản vay hiện nay dành cho các DNVVN thường nằm trong khoảng từ 1 đến 2 tỷ đồng, thật sự không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho cho các DNVVN có tốc độ tăng trưởng cao muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Hầu hết các nguồn tài trợ từ ngân hàng thương mại là các khoản vay ngắn hạn. Tình hình này dẫn đến thực trạng đa số các doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều sự lựa chọn trong việc tăng cường nguồn lực tài chính của mình. Các doanh nghiệp thường phải vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, mua máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng. Điều này không những gia tăng áp lực trả nợ vay và mức độ rủi ro không trả được nợ khi doanh thu giảm đột ngột mà còn hạn chế khả năng phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp trước những vận hội mới. Và đặc biệt vấn đề chênh lệch kỳ hạn này là một trong những nhân tố

chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong những năm cuối thập niên 90 ở các nước như Thái Lan, Hàn Quốc..

Với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp không thể không nghĩ đến một chiến lược tiếp cận các nguồn vốn dài hạn.

Kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán.

Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán (TTCK) đã được nhiều tờ báo có uy tín trong và ngoài nước đánh giá là một trong sự kiện nổi bật nhất.

Cùng với sự phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng, TTCK đã bước đầu tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thu hút được đông đảo nhà đầu tư tham gia cũng như sự quan tâm chú ý của công chúng.

Trong những năm qua, TTCK Việt Nam đã phát triển nhanh. Cuối năm 2005, mới chỉ có 41 công ty được niêm yết với tổng giá trị thị trường dưới 1 tỷ USD, khoảng 1,2% GDP. Kết thúc năm 2007, tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt trên 43% GDP, vượt xa so với mục tiêu 35% GDP vào 2010. Số lượng các công ty niêm yết trên cả hai sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 253 công ty.

Trong những năm tiếp theo, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển mạnh. Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường còn thể hiện ở con số hơn 1 triệu tài khoản giao dịch tính đến cuối năm 2010 [17] tăng 1,2 lần so với năm 2009 và 3 lần so với năm 2007, trong đó có 15.787 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, tăng 2 lần so với số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài năm 2007.

Tuy trong năm 2011 và năm 2012, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước như tỷ lệ lạm phát cao và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có dấu

hiệu chững lại và suy giảm. Tuy nhiên, đây vẫn là một kênh huy động vốn tốt cho các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2011 đã có 699 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng vốn hóa thị trường lên tới 534 ngàn tỷ VND. Bảng 2.1 và 2.2 nêu chi tiết đặc điểm thị trường chứng khoán Việt nam.

Bảng 0.2: Đặc điểm sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

HOSE 2010 2011 % Tăng/Giảm

Số lượng công ty niêm yết 280 306 9,28%

Số lượng cổ phiếu niêm yết (tỷ) 15.49 18.88 22,48%

Vốn hóa thị trường (nghìn tỷ) 591.345 453.784 -23,26%

(Bản tin nhà đầu tư tháng 1/2012 – Sacombank)

Bảng 0.3: Đặc điểm sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HNX 2010 2011 % Tăng/Giảm

Số lượng công ty niêm yết 366 393 7,37%

Số lượng cổ phiếu niêm yết (tỷ) 6.2 7.49 28%

Vốn hóa thị trường (nghìn tỷ) 127.549 81.889 -35,8%

(Bản tin nhà đầu tư tháng 1/2012 – Sacombank)

Tuy nhiên, đa số đa số doanh nghiệp công nghệ cao mới ở Việt Nam hiện nay đều có quy mô nhỏ hơn quy mô tối thiểu để một công ty có thể thực hiện việc chào bán cổ phần ra công chúng. Theo Luật chứng khoán năm 2007, điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm:

 Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

 Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vốn đầu tư mạo hiểm giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở việt nam (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)