2.2 Thực trạng nguồn vốn mạo hiể mở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Các quỹ cung cấp vốn đầu tư mạo hiể mở Việt Nam
Hiện tại có 4 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm DFJ VinaCapital, IDG Venture Vietnam, Mekong Capital và Dragon Captial [14]. Sau đây là đặc điểm và hoạt động của các quỹ này:
DFJ Vina Capital
Tháng 10/2007, Vina Capital liên doanh với DFJ, Draper Fisher Jurvetson, một công ty vốn mạo hiểm hàng đầu thế giới có trụ sở ở thung lũng Silicon (Mỹ), thành lập quỹ DFJ VinaCapital (vốn ban đầu là 50 triệu USD) chuyên tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và các công ty viễn thông được cổ phần hóa. Đây là quỹ thứ 3 của VinaCapital đang hoạt động tại Việt Nam. Mục tiêu của quỹ DFJ VinaCapital là các công ty viễn thông nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa như VinaPhone, MobiPhone, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ thông tin như FPT, Internet và kết nối không dây, sản xuất và gia công phần mềm, truyền thông kỹ thuật số, hạ tầng mạng.
Dragon Capital
Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập quỹ Vietnam Dragon Fund (VFD) vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tư ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF được huy động vốn từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ở thị trường chứng khoán NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tương tự như VEIL (Vietnam Enterprise Investment Ltd.) là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính - ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. Hiện nay, đến tháng 7-2012, tài sản ròng của quỹ đạt hơn 70 triệu USD.
Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở Việt Nam. Đây là công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ở lại, và đã thành công.
Mekong Capital
Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, Mekong Enterprise Fund ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô
vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
MEF không quan tâm đến những công ty có quy mô lớn và thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Với tốc độ đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 13 – 14 triệu USD.
IDG Ventures Vietnam (IDG):
IDG Ventures Vietnam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao được thành lập vào tháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên đầu tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành công nghệ cao tại Việt Nam.
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, IDG đã có một quỹ đầu tư mạo hiểm mang tên “IDG Venture Vietnam”. Quỹ này có số vốn ban đầu là 100 triệu USD và đầu tư chủ yếu vào các công ty tư nhân thuộc lĩnh vực viễn thông, truyền thông và công nghệ. Trong năm 2011, IDG tiếp tục mở quỹ đầu tư mạo hiểm thứ hai với số vốn ban đầu 150 triệu USD và sẽ tập trung vào các công ty mới hoạt động được một hoặc hai năm và có tiềm năng phát triển trong tương lai, nhưng đang gặp khó khăn về vốn.
Năm 2012, IDG đã thành lập quỹ mạo hiểm thứ ba, với số vốn là 250 triệu USD. Quỹ này đầu tư vào các công ty đã hoạt động được từ hai năm trở lên và phải có những sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu. Bên cạnh đó, quỹ thứ ba này được sử dụng để đầu tư sang các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, bán lẻ...
Theo IDG Ventures, yếu tố chính để họ quyết định đầu tư vào các công ty được lựa chọn là yếu tố con người, lãnh đạo. Trung bình một tháng IDG nhận được hơn 100 dự án mời gọi đầu tư của các công ty Việt Nam. Lĩnh vực mà IDG quan tâm nhất vẫn là công nghệ cao và truyền thông.