2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam Khái quát về NHĐT&PTVN:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Invesment and Development of Viet Nam. Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ hội sở chính: Tòa tháp BIDV Tower, 194 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Email: bidv@hn.vnn.vn
NHĐT&PTVN thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Ngày 24/06/1981 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây Dựng Việt Nam Ngày 14/11/1990 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên gọi tắt là BIDV.
NHĐT&PTVN là một trong các ngân hàng có mạng lưới hoạt động lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, được chia thành hai khối:
- Khối kinh doanh: hoạt động trong các lĩnh vực
Ngân hàng thương mại: BIDV có 114 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm
giao dịch, hơn 800 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên phạm vi toàn lãnh thổ. Trong đó, có hai đơn vị chuyên biệt là Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán Nam Kì Khởi Nghĩa và Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý uỷ thác giải ngân vốn ODA (Sở giao dịch 3)
Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV gọi tắt là BSC
Bảo hiểm: Công ty bảo hiểm BIDV (BIC) gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh.
Đầu tư – Tài chính: Công ty cho thuê tài chính I, II. Công ty đầu tư tài chính (BFC), Công ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lượng, các liên doanh: Công ty quản lý đầu tư BVIM, Ngân hàng liên doanh VID Public (VID Public Bank). Ngân hàng liên doanh Việt – Lào (LVB), Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB), Công ty liên doanh tháp BIDV.
- Khối sự nghiệp: Trung tâm đào tạo BTC và Trung tâm công nghệ thông
tin BITC.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Thăng Long Thăng Long
Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long là một trong số 114 chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Tiền thân của chi nhánh là một phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng kiến thiết trung ương theo quyết định số 103/TC-QĐ-NH ngày 03 tháng 4 năm 1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long. Phòng có trụ sở tại xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội. Theo quyết định số
75/NH-QĐ ngày 17 tháng 7 năm 1981 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phòng mang tên “Chi nhánh ngân hàng đầu tư xây dựng cầu Thăng Long”, được giao nhiệm vụ quản lý cấp phát các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện thanh toán và tiến hành cho vay, quản lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Để phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, năm 1991 theo quyết định số 38 NH/QD ngày 02 tháng 4 năm 1991 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đường cao tốc Thăng long thuộc xã Cổ nhuế - Từ liêm – Hà nội. Đến năm 1994, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 38 NH/QĐ - NH ngày 10 tháng 11 năm 1994 điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long, cho phép chi nhánh được chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Đây là bước ngoặt trong quá trình tồn tại và phát triển của Chi nhánh.
Để nâng cao năng lực canh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang đến gần, hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt nam cần phải nhanh chóng thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long nói riêng cũng đang trong quá trình hiện đại hóa ngân hàng. Quá trình này đòi hỏi Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long phải sắp xếp cơ cấu tổ chức cho phù hợp.
Đến đầu năm 2009 Trụ sở BIDV Thăng Long đã được di chuyển ra địa điểm mới khang trang và thuận tiện hơn tại số 8 Phạm Hùng - Cầu giấy - Hà nội. Việc chuyển trụ sở này sẽ tạo đà cho BIDV Thăng Long mở rộng nền khách hàng cả về dân cư và tổ chức.
Hiện nay BIDV đã chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới TA2 đây là một mô hình hiện đại, tiên tiến với mục tiêu xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam á.
Tuy nhiên mô hình TA2 mới chỉ được áp dụng về mặt lý luận trên thực tế thì mô hình trên chưa thực sự được vận hành một cách hiệu quả, việc vận dụng còn chồng chéo chưa thống nhất, còn sự đan xen giữa mô hình cũ và mới.
Mô hình cũ việc quản lý vốn của Trung Ương chỉ được thực hiện theo tháng hoặc quý sau khi nhận báo cáo tổng hợp số liệu về nguồn và các chỉ tiêu khác từ các chi nhánh đưa lên và theo cơ chế vay và cho vay để điều chuyển vốn nội bộ, hiện nay vốn của các chi nhánh được quản lý một cách thống nhất tại hội sở chính thông qua cơ chế mua bán vốn, hàng ngày hội sở chính đều nắm bắt được tổng nguồn vốn của từng chi nhánh từ đó chủ động điều chuyển vốn trong hệ thống tạo ra sự lưu thông vốn một cách hiệu quả nhất.
Theo mô hình TA2 các phòng quan hệ khách hàng có chức năng huy động vốn và chịu trách nhiệm về kết quả huy động vốn. Bộ phận giao dịch khách hàng tức bộ phận tác nghiệp chỉ có trách nhiệm cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, trách nhiệm của bộ phận này là đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro chịu trách nhiệm giám sát và xử lý mọi rủi ro đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động của ngân hàng. Theo mô hình này hoạt động của ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả và an toàn.
Mô hình cũ Mô hình TA2 9 Phòng GD Các Phòng DVKH BAN GIẤM ĐỐC Khối
Tín Dụng Khối DVKH Khối QLNB Khối Trực Thuộc
Phòng Tín Dụng Phòng Thẩm Định Phòng QLTD Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ Phòng Thanh toán Quốc Tế Phòng KTNB Phòng Điện Toán Phòng TC-KT TC-HC KH-NV BAN GIÁM ĐỐC
Khối QHKH Khối QLRR Khối Tác nghiệp Khối QLNB Khối trực thuộc
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của BIDV Thăng Long
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009-2010-2011 BIDV Thăng Long)[6]